Việt Nam không cần phải diễn trò để làm vừa lòng bọn đạo đức giả

Ai chỉ trích Việt Nam bỏ phiếu trắng trong nghị quyết Liên Hợp Quốc hãy nhớ những điều này.

1. Hãy nhớ lần quân tình nguyện Việt Nam tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam. Phần lớn các quốc gia trên thế giới chỉ trích chúng ta. Sau khi tội ác Khmer Đỏ được phanh phui, hầu hết các quốc gia im lặng. Họ tập trung vào công trạng xét xử Khmer Đỏ, không thèm quan tâm đến hàng ngàn người Việt Nam và hàng triệu người Campuchia bị thảm sát.

2. Nghị quyết nào lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979? Hay nghị quyết chỉ dành cho nước lớn và đàn áp nước nhỏ?

Video: Quan điểm chính thức của Việt Nam về vấn đề xung đột Nga – Ukraina.

>> Toàn văn tuyên bố của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraina

3. Hãy nhớ rằng trong 30 năm qua, đã có 29 lần Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ phiếu lên án Hoa Kỳ cấm vận Cuba. Trong 29 lần đó, lần nào số phiếu lên án Hoa Kỳ cũng áp đảo và vượt trội, trong đó lần gần nhất có tới 184 phiếu thuận, 3 phiếu trắng (1 phiếu của Ukraina), 2 phiếu chống (Hoa Kỳ, Israel). Nghị quyết lên án Hoa Kỳ cấm vận Cuba là một trong những nghị quyết được ủng hộ mạnh nhất lịch sử Liên Hợp Quốc, nhưng vẫn chẳng giải quyết được điều gì cả. Người anh em của chúng ta vẫn bị cấm vận.

4. Ukraina đã từng bỏ phiếu chống việc “lên án chủ nghĩa phát xít” trong một nghị quyết tại Liên Hợp Quốc vào năm 2014. Nên nhớ là chỉ có 3 quốc gia bỏ phiếu chống đó là Hoa Kỳ, Canada và Ukraina. Có 50 quốc gia, trong đó phần lớn là châu Âu bỏ phiếu trắng với cam kết “chúng tôi lên án chủ nghĩa phát xít, nhưng không muốn bày tỏ điều đó tại đây” và gần 120 quốc gia bỏ phiếu đồng ý.

>> Những chính sách sặc mùi phát-xít của nhà nước Ukraina sau Maidan 2014

5. Nếu các anh chị lo cho Việt Nam rằng sau này Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào đó đánh Việt Nam thì sẽ không có ai ủng hộ. Đừng quên rằng lịch sử của chúng ta đã phải trải qua như thế nào. Nếu các lá phiếu có tác dụng thì Hoa Kỳ đã không ở lại Việt Nam lâu đến như thế, nếu các lá phiếu có tác dụng thì Cuba đã không bị cấm vận, người Palestine đã không bị mất đất, tội ác diệt chủng Khmer Đỏ đã không được che giấu suốt bao nhiêu năm…

6. Tại sao cứ phải lo xa cho một trường hợp Trung Quốc đánh Việt Nam? Tại sao không phải là Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn? Tại sao không phải là hai quốc gia sẽ sống chung hòa bình từ những bài học trong quá khứ? Miệng bô bô bỏ phiếu để đề phòng Trung Quốc đánh Việt Nam thì khác gì mời gọi là “đánh Việt Nam đi”, công khai chống một quốc gia như vậy thì chẳng khác gì đẩy hai quốc gia đến mồi lửa chiến tranh.

7. Tại sao lúc Việt Nam ủng hộ Cuba, Palestine… các anh chị không lên bài, đăng trạng thái ủng hộ lá phiếu của nước nhà đi? Hay tính mạng, công lý của người Cuba, Palestine với các anh các chị không bằng tính mạng người Ukraina? Hãy thôi cái trò đạo đức giả đó lại. Tự nhiên quan tâm đến chính trị thế? Hay vì mưu đồ gì đó?

8. Một lá phiếu được đặt lên bàn cân Liên Hợp Quốc mang sức nặng to lớn của một dân tộc. Lá phiếu đó thể hiện đường lối ngoại giao từ lịch sử đến hiện tại. Lá phiếu đó được bỏ phiếu phải vì lợi ích của người Việt Nam trước tiên hơn là chỉ vì muốn đẹp lòng một vị đại biện nào đó. Nếu vị đại biện đó chân thành, bà đã không nhận lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt – một tờ báo chống phá Việt Nam và không nói với giọng điệu bề trên “Việt Nam là nước nhỏ”.

>> Gửi bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam

Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm.

Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Theo TRANG QUÂN SỰ VIỆT NAM

Tags: , ,