Đôi nét về sinh thái học đô thị

Sinh thái học đô thị là một môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ con người với môi trường xung quanh trên địa bàn đô thị. Từ đó, đưa ra các giải pháp quy hoạch đô thị, tổ chức xây dựng và sản xuất đề ra được các biện pháp bảo vệ môi trường sống.

Đôi nét về sinh thái học đô thị

Hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phần sau:

1. Thành phần hữu sinh: Con người và các loài sinh vật trong môi trường đô thị

2. Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí, các yếu tố khác.

3. Thành phần công nghệ: Các nhà máy, rạp hát, cơ quan, xí nghiệp . v.v.

Thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái.

Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là kết quả của họat động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. Môi trường đô thị luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật của động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.

Vùng đô thị (vùng trung tâm): Có mật độ dân cư lớn, làm biến đổi của môi trường sống, có quan hệ trực tiếp với hệ sinh thái chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông dẫn đến hàng loạt những thay đổi lớn về môi trường sống làm cho môi trường sống trở nên quá tải. Các khu vực ao, hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm.

Vùng ngoại thành (ven đô): là vùng đệm tạo nên hệ sinh thái chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo.

Chức năng chính của vùng đệm (ven đô):

1. Chuẩn bị cho dòng năng lượng đi vào hệ sinh thái (nguồn nguyên vật liệu) lương thực, thực phẩm ổn định.

2. Khắc phục năng lượng thừa, dư (nguồn năng lượng bị nhiễm bẩn)

3. Chuẩn bị cho sự phát triển đô thị bằng cách tạo cơ sở.

Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái đô thị bao gồm:

1. Đây là một hệ sinh thái hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn số lượng.

2. Hệ sinh thái đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định tùy thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái.

3. Về cấu trúc: hệ sinh thái đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm, vùng ven nội và vùng ngoại. Sự thay đổi về cơ cấu các vùng này mang dấu ấn thời gian và phản ánh sự phát triển nền kinh tế xã hội qua từng thời kỳ.

4. Bậc dinh dưỡng cuối cùng của hệ sinh thái đô thị là con người. Con người là thành phần ưu thế trong hệ sinh thái đô thị. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng thứ cấp cuối cùng. Trong hệ sinh thái đô thị, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu các tác động của yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ. Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho hệ sinh thái. Nhờ có sự tái tạo này mà thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định.

Yếu tố giới hạn trong hệ sinh thái đô thị là tổ hợp tất cả các yếu tố.

S.T

Tags: ,