Cuộc Cải tổ thảm họa ở Liên Xô: Góc nhìn từ cuộc phỏng vấn Gorbachev

Kể từ sau khi Liên bang Xô viết bị tan rã tháng 12/1991, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (KPSS), vị Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của siêu cường từng chiếm tới một phần sáu địa cầu Mikhail Gorbachev vẫn là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất.

Cuộc Cải tổ tai hại ở Liên Xô: Góc nhìn từ cuộc phỏng vấn với Gorbachev

Một gia đình ở Moskvs theo dõi Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đọc diễn văn từ chức trên truyền hình nhà nước vào ngày 25/12/1991, khi mà Liên Xô trên thực tế đã tan rã từ trước đó, do các nước thành viên đã lần lượt tách ra. Ảnh: AP.

Ngày 20/3/2005, đài phát thanh “Hải đăng” – Radio Maiak (Lighthouse) Nga, đã mời Mikhail Gorbachev đến phòng thu trao đổi với thính giả về những vấn đề trong suốt quãng thời gian đó.

Chuyển giao cũ mới – trước sau khi Gorbachev nhảy lên nắm quyền

Chúng tôi muốn trước hết làm rõ cục diện ban đầu của cải tổ, khi đó cái gì cũng đều không đơn giản. Theo tôi biết, về vấn đề ai sẽ thay thế chức Tổng bí thư của Cernenko hiển nhiên không phải đến Hội nghị toàn thể ngày 11 mới bắt đầu, mà là ngày 10 cũng cách đây đúng 20 năm đã bắt đầu rồi. Chúng tôi những người hơi lớn tuổi đều hãy còn nhớ tình cảnh lúc đó: Chúng tôi trước hết nghe ngóng ai là người lãnh đạo Uỷ ban tang lễ lãnh tụ đã tạ thế, sau đó sẽ rõ người này tất sẽ trở thành Tổng bí thư Trung ương. Xin hỏi vấn đề này lúc đó được quyết định như thế nào?

– Gorbachev: Ngày 10/3 Chernenko đột nhiên tạ thế, trước đó ông đã bị bệnh nặng. Khi đó có đến mấy tháng, tôi không thể không điều hành chức quyền ở Hội nghị Bộ chính trị. Đương nhiên, là tuân theo sự uỷ nhiệm của ông, mặc dù lúc đó không đưa ra một quyết nghị nào, còn nhớ hôm đó là thứ bảy, cho nên tôi về nhà tương đối sớm, 7 giờ tôi đã về đến nhà, Viện sĩ Satốpphu đột nhiên gọi điện cho tôi: “Mikhain Gorbachev ơi, Cernenko tạ thế rồi”. Lúc đó là đúng 7 giờ. Sự thực trước đó chúng tôi biết rất rõ bệnh tình của Cernenko, mọi người trong lòng đều biết rõ, kết quả này rất nhanh, sẽ xuất hiện.

Tôi nói với ông ta chuẩn bị báo cáo Bộ chính trị, thông báo mọi người 10 giờ đêm triệu tập Bộ chính trị. Sau đó lại nhờ ông ta giúp, tôi liên hệ với Andrei Andreyevich Gromyko. Sau khi tìm được Gromyko (ông ta đang tiễn đưa người nào đó ở sân bay) tôi làm sự việc phát sinh báo cho ông biết. Ông ấy cũng đã chuẩn bị tốt về tâm lý, bởi vì ông cũng như tôi đều năm vững toàn bộ sự việc. Tôi để nghị ông gặp tôi trước khi Hội nghị Bộ Chính trị đó 20 phút.

Sau khi gặp nhau, tôi nói với Gromyko: “Tổng bí thư ra đi rồi, chúng ta nhất định cần làm tốt công việc tiễn biệt ông. Nhưng, chúng ta còn cần suy nghĩ làm thế nào nhanh nhất thậm chí ngay lập tức giải quyết vấn đề người lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên một lúc sau chúng ta triệu tập Bộ Chính trị và toàn thể Ban chấp hành Trung ương. Nhưng bây giờ tôi muốn nói với Ngài là trong tình hình trước mắt, chúng ta cần liên hợp lực lượng của chúng ta”. Tôi vẫn đều tôn kính Gromyko. Ông là một người tốt – một nhà chính trị và nhà ngoại giao kiệt xuất. Ông trả lời: “Tôi hiểu ý của ngài, đồng ý với ý kiến của ngài”. Cuộc gặp mặt này tuy rất ngắn, nhưng lại sản sinh ảnh hưởng sâu xa.

– Sau đó Bộ chính trị thế nào?

– Sự thực, chúng tôi không hề bàn đến vấn đề ông đề cử tôi hay tôi đề cử ông hay không. Những điều đó đều không quan trọng, mà quan trọng là chúng tôi đều hiểu rất rõ một vấn đề, đó là cần sát cánh cùng nhau. Đó là thời khắc then chốt, nó có ý nghĩa quyết định.

Tất cả các việc ở Bộ chính trị cần làm dã làm xong tất cả, triệu tập toàn thể thành viên của Ban chấp hành Trung ương, làm tốt tất cả các công việc chuẩn bị. Trong Hội nghị Bộ chính trị Gơlysân, Vladimir Vasilyev đột nhiên nói: “Hay là chúng ta đề cử M. Gorbachev làm Chủ tịch Uỷ ban trị thương đi”. Do trước đó trong thời gian Tổng bí thư lâm bệnh, tôi bắt đầu chủ trì công tác thường vụ Bộ Chính trị, hơn nữa lúc đó cũng còn đang quản lý tất cả những công việc này, cho nên tôi liền nói: “Chúng ta hãy trước hết không nên làm như vậy, không nên phá bỏ truyền thống. Tất cả các công việc hôm nay chúng ta làm đều là để tiễn biệt Tổng bí thư. Nếu không ngày mai, hai giờ chiều chúng ta triệu tập Bộ Chính trị, đến lúc đó hãy giải quyết vấn đề Tổng bí thư”. Trên thực tế, tôi không hề biết rõ vì sao Vladimir Vasilyev nói như vậy, hoặc ông ta chỉ là tung ra một quả bóng thám không để thăm dò phản ứng của mọi người như thế nào, cho nên lúc đó tôi lập tức cắt ngang quá trình thảo luận này. Tất cả mọi người đều nói: Hay là để chúng ta vẫn theo cách làm như cũ vậy.

Hai giờ chiều ngày 11 sau khi triệu tập Bộ chính trị, Gromyko trước tiên phát biểu. Tôi không hề nói để ai phát biểu, tôi chỉ là hỏi một câu, do ai phát biểu trước tiên. Tiện đây nói luôn, buổi tối tôi đã nói: “Chúng ta hãy suy nghĩ nhất định cần suy nghĩ cho kỹ. Tôi nghĩ các anh có thể tưởng tượng ra được cục diện trước mắt của chúng ta, có rất nhiều công việc chúng ta cần phải thay đổi một cách rất nghiêm túc. Cho nên, xin hãy suy nghĩ cẩn trọng, người mới lên cần phải được sự ủng hộ của toàn thể các thành viên Bộ Chính trị. Nếu chúng ta không làm được điểm này, thì đối với người mới lên sẽ rất tồi tệ. Cho nên tôi kiến nghị mọi người hiện nay hãy tự giải tán, đêm nay sẽ “thương lượng cẩn thận”.

Có lẽ họ cho rằng tôi muốn để Khơcơxu giám sát họ, đi nghe trộm cuộc nói chuyện của họ. Sự thực tuyệt đối không có, tôi lúc đó là rất chân thành mà nói những lời này, sau khi Hội nghị Bộ Chính trị bắt đầu Gromyko nêu ra kiến nghị, tất cả mọi người đều phát biểu. Tôi cũng yêu cầu tất cả mọi người phát biểu quan điểm của mình. Sau đó chúng tôi đi họp Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương. Đáng cần phải nêu ra là, trước khi phát ngôn của Gromyko ở Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần này (hơn nữa là lấy danh nghĩa Bộ chính trị phát biểu tôi chưa từng nghe có người nhằm vào tôi để phát ngôn như thế (Ý nói Gromyko phát biểu về việc bầu Gorbachev làm Tổng bí thư là tốt nhất) quá kinh ngạc!

– Sự việc có tính quyết định là phát sinh vào ngày 11/3?

– Đúng vậy

Rất nhiều bạn thính giả của Đài BBC và Đài phát thanh “Hải đăng” gọi điện – Nếu không có Gorbachev thì có cuộc cải tô này hay không?

– Đương nhiên mọi người đều có quyền suy nghĩ, phân tích, bình luận và nói lên quan điểm của mình, nhưng con đường của mình là đi như thế: Khi học lớp 10 trung học tôi mang trong lòng khát vọng cực lớn là vào Đảng, cha tôi (một đảng viên cộng sản kỳ cựu) và me tôi (một chiến sĩ 10 tiền tuyến, đảng viên cộng sản) đều ủng hộ tôi. Khi thi tốt nghiệp lớp 10, chọn đề văn tôi đã chọn đề tự chủ. Tôi đã viết như thế này: “Stalin là chiến đấu cho vinh quang của chúng ta, Stalin là khí phách thanh xuân chúng ta”.

Cũng bắt đầu từ đây sau khi trải qua xây dựng, hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa không tưởng, tôi đã rút ra được kết luận như sau: Chúng ta cần phương án chủ nghĩa dân chủ xã hội. Bởi vì chúng ta vẫn chủ trương kết hợp giữa Chủ nghĩa xã hội với chúng ta thiếu lợi ích và động cơ. Chúng ta vẫn sử dụng phương thức áp chế và giám sát khống chế, nói thô lỗ một chút, là dùng cái gậy để giải quyết vấn đề, nhưng kết quả chứng minh chúng ta không thành công.

Cho nên tôi nghĩ, điều đó đối với tôi là một con đường thênh thang, không có cái gì khác làm cho tôi bừng tỉnh. Trên thực tế, cho đến trước khi triệu tập Hội nghị Bộ chính trị tôi còn không tin sẽ bàn đến tôi. Đúng, thời đại mới của thế hệ mới đã đến rồi. Đó là nguyên nhân chủ yếu, mà không phải theo lời đồn đại vấn đề xuất thân “Cauka và “phi Cauka”.

– Xin hỏi, những tư tưởng này của ngài đã thành thục khi nào? Có phải trước khi ngài đảm nhiệm Tổng bí thư đã có tư tưởng hệ thống sau khi lên nhiệm chức mới bắt đầu có?

– Không còn nghi ngờ Andropov khi còn tại chức đã từng nêu ra chủ đề cải tổ. Cho nên Yuri Vladimirovich Andropov đã tự nắm khâu chỉnh đốn kỷ luật và xây dựng chế độ, hơn nữa đã hình thành cái tập thể mà tôi lãnh đạo lúc đó, một số người cũng rất nhanh gia nhập tập thể này, mọi người cùng nghiên cứu kiến nghị về phương hướng liên quan đến cải tổ. Bởi vì khi đó tất cả các kiến nghị cải tổ đều chỉ là tiến hành trong nội bộ của bộ môn và bộ máy quản lý cá biệt, cho nên từ ý nghĩa này để nói, điều đó không phải là phương án mà sau này chúng tôi ban hành. Cần bổ sung một điểm, tôi rất hiểu những người xung quanh, khi đó hoàn toàn có thể chọn người khác làm Tổng bí thư. Mặc dù Andropov trước đó đã thi hành từng bước đề cao địa vị của tôi. Do mang bệnh nặng, tháng 12-1983 ông trong Hội nghị toàn thể phát ngôn đã tự viết ra: “Tôi còn không thể nhanh chóng trở lại làm việc. Tôi nghĩ, vì lợi ích quốc gia và Đảng, cần phải uỷ thác M. Gorbachev chủ trì công tác của Bộ Chính trị”.

Nhưng mà lời nói của Andropov lúc đó không hề có người chấp hành?

– Đó là Konstantin Ustinovich và trợ thủ của ông ta đã xé bỏ câu nói đó.

Không chỉ là vấn đề không chấp hành, thậm chí căn bản không có thông trị thông báo.

– Có người đã cố ý giấu diếm, mục đích của nó là không cho Ban chấp hành Trung ương biết.

– Không khí lúc đó quả thực như vậy.

– Trước đó không lâu, thủ tướng Côn đột nhiên cho tôi biết, khi thăm Liên Xô năm đó, đã từng tiến hành trao đổi với Andropov. Trong tọa đàm đột nhiên ông ta nói “huyên thuyên” – bởi vì ông biết tình sức khoẻ của Andropov không tốt, liền – “Ai sẽ là người kế thừa ngài?” sau đó ngay lập tức cảm thấy nêu ra vấn đề này là không thích hợp, nhưng Andropov lại phản ứng rất bình tĩnh, lập tức trả lời: “Gorbachev”.

Chúng tôi đều bắt đầu từ không tưởng. Khrushchyov cũng như vậy, Alexei Kosygin cải tổ dưới khuôn khổ cải lương cũng không ngoại lệ. Chúng tôi đương nhiên cũng không khác loại, cũng chỉ là tăng nhanh bước đi của cái đó, nắm vững xây dựng dân chủ hoá, hứa hẹn nhiều dân chủ hơn v.v.. những khẩu hiệu này đều giống nhau. Tất cả những người chúng tôi đều là sản vật của thời đại đó và chế độ đó.

Nhưng chúng tôi nhìn thấy, đẩy nhanh tốc độ đưa ra những quyết ng quả, toàn bộ chế độ đều ở trong đối với xí nghiệp và hợp tác xã và giám sát khống chế không hề đem lại kết quả, toàn bộ chế độ đều ở trong trạng thái đối kháng. Trên thực tế, tình hình chân thực lúc đó là nhân viên công tác nhà nước, nhân viên quản lý không hề tiếp thu dân chủ. Dân chủ không trải qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào sự thực lúc đó đã vô cùng rõ ràng. Bởi vì, họ quen trước hết được ủy nhiệm, sau đó đi quản lý, cứ như thế có cơm ăn.

Công tội đúng sai – quần chúng bình luận đối với cải tổ của Gorbachev

– Thính giả và nhiều người gọi điện đến nêu ra nhiều ý kiến rất nhiệt tình với Ngài, nhưng tóm lại có mấy vấn đề sau: Tại sao không coi trọng cải tổ? Tại sao Gorbachev ở nước Nga không được coi trọng đầy đủ, cải tổ cũng không được coi trọng? Ngày nay “Báo thanh niên Cộng sản Moskva” đã đăng những số liệu mới, tôi không biết có hay không tin vào 1 số liệu này, nhưng là 37% người cho rằng cuộc cải tổ của ngài là có thể khẳng định.

Có một vấn đề như thế này: “Tại sao Ngài cho rằng dư luận xã hội của nước Nga lúc đó còn chưa được chuẩn bị tốt, ngay cả hiện nay cũng còn chưa hoàn toàn làm tốt việc chuẩn bị cho việc đánh giá cuộc cải tổ này?”.

– Trước tiên trả lời một vấn đề mà đã từng nêu ra 10 năm trước đây. “Dư luận xã hội đã từng nêu ra: là có nên hay không bắt đầu cải tổ? Lúc đó người trả lời “nên” chiếm 40%, người trả lời “không nên” chiếm 45%. Còn hiện nay người trả lời “nên” chiêm 46%, người trả lời “không nên” chiếm 36%. Quá trình này hãy còn tiếp tục. Quan trọng là điều đó có ý nghĩa gì? Mỗi khi ông nêu ra một vấn đề cơ bản này, thì sẽ dẫn đến một số chỉ trích. Nhưng thú vị là, người ta lần đầu tiên chỉ ra nguyên nhân thứ yếu trong rất nhiều nguyên nhân từ sự gián đoạn cải tổ (như sai lầm của lãnh đạo…) tức nhà nước, chúng tôi và nhân dân đều còn chưa làm tốt việc chuẩn bị. Nay cho phép chúng tôi đem “hoá đơn” liệt lên những thành tựu đã đạt được ở những năm này: Rút quân khỏi Afghanistan, Sakharov từ nơi lưu đầy trở về quê hương, kết thúc chiến tranh lạnh, xoá bỏ vũ khí hạt nhân bắt dầu, chuyển quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô bị thủ tiêu, người ta được tự do đi lại, đó là trong “hoá đơn” sự thay đổi từ quốc tế đến trong nước, tất cả đều rất rõ ràng.

Mọi người chúng ta đều biết cuộc sống trước đây như thế nào. Hiện nay cũng vẫn còn như thế, có 1/2 số người sống trong nghèo khổ, cho nên họ cho rằng sai lầm ở cải tố. Nếu đem những năm này so sánh với năm 1991 khó khăn nhất của cải tố, đâu chỉ còn 1/3, thậm chí hơn 1/2. Cũng tức là nói, trong những năm tháng khó khăn nhất của thời gian cải tổ đều là tình hình khác. Về sau công kích cải tố: trước hết bạo loạn, còn sau là sự kiện Bécnốpdơ, cải tổ vì thế mà gián đoạn. Có thể bình luận chỉ là nó mang lại cho chung những gì, kết quả chủ yếu nhất mà nó mang lại là: Chúng ta đã đi đến đến bước này, chúng ta không thể quay trở về quá khứ, trở về với chế độ quá khứ, dưới sự khống chế nghiêm ngặt, trở về với thời đại con người trong quá khứ không phải là công dân mà là con rối bằng gỗ.

– Khi đó Ngài nghĩ cứu vãn chế độ trước đây, làm cho nó hiện đại hoá hay là muốn phá hoại nó?

– Nó cần phải được cải tổ. Cải tổ xuất phát từ động cơ phá hoại hay là xuất phát từ động cơ cứu vãn có những điểm khác nhau: Cải tổ là lựa chọn những thứ chính diện đã có. Liên Xô có nhiều thứ có thể lấy được: Hệ thống bảo đảm xã hội, nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh miễn phí,… Lấy đó làm cơ sở để tiến hành đi sâu cải tổ thể chế chính trị và chế độ sở hữu. Nhất định cần thu hút những thứ có ích của quá khứ mà đã được kinh nghiệm của chúng ta chứng minh.

Gorbachev – Tay nhượng quyền

Nhiều người cho rằng, Ngài đã phạm sai lầm trong vấn đề liên Xô giải thể, ít nhất, Ngài chưa nỗ lực hết mình để ngăn chặn nguy cơ tiếp diễn hơn một bước.

– Tôi cần phải nói, cải tổ chính là gián đoạn khi ra đời “Điều ước Liên minh”. Theo quy định của Điều ước, Liên minh sẽ bảo lưu, nhưng xóa bỏ địa vị trung tâm của Liên minh, các nước Cộng hòa tham gia liên minh trở thành quốc gia liên minh có chủ quyền, như thế sẽ ngăn chặn con đường phân liệt, mà chính là điều chúng ta cần. Bởi vì, nhà nước hợp tác hóa rồi, giữa người ta với nhau liên hệ đơn thuần dựa vào quan hệ giữa người với người, bất kể là từ góc độ kinh tế, xã hội hay là từ góc độ khoa học mà xét, đó đều là một đất nước, giữa chúng ta không có quốc giới, chỉ có biên giới hành chính. Đó là xuất phát điểm của chúng tôi. Chúng tôi làm quen cục diện phát triển thuận lợi mãi đến tháng 8 khi công bố Điều ước. Theo kế hoạch, nước Nga và các nước Cộng hòa liên minh sẽ ký kết Điều ước vào ngày 20-8. Khi đó, ngoài mấy nước ven biển Baltic ra thì các nước Cộng hòa khác đều đồng ý ký kết.

– Tôi còn nhớ Ngài và những người tham gia đàm phán khi đi ra khỏi hội trường. Tôi lúc đó còn hỏi Ngài: “Liên minh sẽ tồn tại không? Ngài trả lời: “Liên minh sẽ tồn tại”. Mọi người đều mãn ý khi giải tán.

– Đúng. Những kẻ bạo loạn lại nhìn thấy thời đại của họ cũng lập tức kết thúc rồi. Thực hiện Điều ước Liên minh có nghĩa là tuyển cử mới, điều đó làm cho họ cảm thấy được “không nhìn được ngày quang minh”. Họ chính vì “quang minh” của mình mới hành động, ngoài cái đó ra không có sự lựa chọn nào khác. Nguyên nhân rất đơn giản, nếu họ vì Liên minh mà phấn đấu thì họ không để cho sự kiện Bécnốpdơ phát sinh. Yury Duganov tuân theo sự ủy nhiệm của Khaphulatopbốn chạy khắp nơi khuyên các nghị viện bỏ phiếu tán thành Hiệp nghị Bécnốpdơ, tức là nói, bỏ phiếu tán thành Liên Xô giải thể.

Chiến lược của chúng tôi chủ yếu xuất phát từ hai điểm. Điểm thứ nhất, bảo tồn Nhà nước Liên minh, tiến hành cải tổ, thủ tiêu Trung ương tập quyền, nhưng tiền đề là bảo tồn Liên minh. Trong Điều ước hợp đồng cần ký kết đã viết như vậy. Thứ hai: Trải qua 15 – 20 năm không ngừng nỗ lực, kiến lập thể chế kinh tế thị trường, hơn nữa trong đoạn thời gian này học cho được lợi dụng như thế nào chế độ dân chủ và tự do. Đó là cái gọi “Sự do dự thiếu quyết đoán của Gorbachev”, đó tức là toàn bộ.

Ngay mùa thu sau bạo loạn phát sinh, phương án thứ hai đã chuẩn bị xong. Mọi người lại đạt được sự nhất trí. Yeltsin nói Liên minh sẽ được bảo lưu. Điều đó tức là nói, dưới tình trạng này tranh chấp sâu sắc hơn, bắt đầu nêu ra vấn đề cần Nhà nước Liên minh. Nhất là sau sự kiện Krym (9-8 Gorbachev bị quản thúc ở Viện an dưỡng), chỉ còn lại vấn đề Liên minh, bởi vì mọi người kêu gào đòi độc lập. Mà tôi vẫn một mực kiên trì: Nếu các anh phản đối Nhà nước Liên minh, tôi sẽ ly khai các anh, các anh tự giải quyết vấn đề, tự phụ trách trước nhân dân. Cho nên, các anh tự đánh giá – là ai làm quốc gia sụp đổ.

Hiện nay tôi muốn hỏi thính giả đáng tôn kính một vấn đề: Khi đó các anh ở đâu? Vì sao không có một người đứng ra? Giới tri thức lặng im, Xô viết tối cao tán đồng, quân đội không có động tĩnh. Không có một người nào đứng ra! Cho nên tôi nghĩ, vốn chỉ có một cá nhân tôi cần có Nhà nước liên minh, thế thì mọi người, các anh tại sao đem tội lỗi đều quy tất cả cho tôi?

– Thính giả từ Azerbaijan gọi điện: Giả dụ Liên Xô không giải thể, Ngài rất có khả năng vẫn là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi muốn biết là: Nếu biết hiện nay (2005) Liên Xô vẫn còn, nó sẽ như thế nào? Thế giới xung quanh sẽ như thế nào?

– Nếu cải tổ có thể tiếp tục, nếu kế hoạch chống khủng hoảng được thực thi. Điều ước Liên minh mới và căn cứ Điều ước Liên minh tiến hành bầu cử được thực hiện, nếu chúng ta có thể tiến hành cải tổ Đảng vào tháng 11, bởi vì lúc đó trong nước đã thành lập mấy đảng phái, tháng 7-1991 đã thông qua Cương lĩnh Đảng dân chủ xã hội, vậy khẳng định sẽ có một trang lịch sử khác.

Chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên, tích lũy kinh nghiệm, kiến lập hạ tầng cơ sở thị trường, mà đó chính là trong khuôn khổ phương án dân chủ xã hội cần có. Điều đó có nghĩa chúng ta vừa có thể nắm chắc xã hội công bằng và những thứ có liên quan đến Chủ nghĩa xã hội, vừa có thể nắm chắc các thứ có liên quan đến Chủ nghĩa tư bản, như khuyến khích lao động… Trong Liên minh ít nhất có 10 nước hoặc 12 nước Cộng hòa liên minh, trong đó Azerbaijan cũng ủng hộ việc này, nhưng các nước ven biển Baltic là phản đối. Nhưng, họ cũng như các nước Cộng hòa khác cũng tán đồng kế hoạch chống khủng hoảng, họ nói: “Chúng tôi không thể ký kết, nhưng chúng tôi sẽ chấp hành”.

Không có cách nào – đối mặt với NATO mở rộng về phía Đông

– Một thính giả gọi điện: Nhân dân Nga chúng ta rất giàu lòng đồng cảm, cũng dễ tin người khác, toàn thế giới đều biết điểm này. Xin – Khi Hiệp ước Warszawa bắt đầu giải thể, bức tường Berlin bị phá đổ, Ngài làm thế nào tin vào lời nói của các người lãnh đạo phương Tây, tin tưởng NATO sẽ không vượt quá giới hạn của mình, sẽ không tiếp tục lấn tới? Tôi đề nghị Ngài tố cáo ra Toà án quốc tế, kiện họ đã lừa gạt ngài. Chúng tôi ngay cả một tờ văn kiện đều không có, họ đã lừa gạt chúng ta.

– Vấn đề của ông tôi đã hiểu, đương nhiên, trả lời của tôi hoàn toàn ở dạng khác. Bởi vì trả lời những vấn đề này vừa cần phải hiểu tình hình lúc đó và các tri thức có liên quan, thậm chí còn đòi hỏi tự thân tham gia. Từ ý nghĩa này mà nói thì tôi chính là người thích hợp.

Trước tiên, khi tiến trình ở Trung Đông bắt đầu, tiến hành bầu cử tự do, tổ chức chính phủ mới, đó là quyền của người ta tiến hành. Người Đức bắt đầu hành động rồi. Nếu tháng 6/1989 khi tôi hội đàm với thủ tướng Côn về đến thế kỷ sau giải quyết vấn đề nước Đức, thì mùa thu đã xuất hiện sự tiến triển to lớn. Người Đức đổ xuống đường, họ nói: Chúng tôi phản đối bất cứ Điều ước tiền tệ nào, chúng tôi phản đối bất cứ Liên minh nào, chúng tôi tán thành hoàn toàn thống nhất. Khi đó, các việc cần làm thì các nhà chính trị đều đã làm.

Hãy xem lại bản Điều ước này, Điều thứ hai và điều thứ năm trong đó có nói, rằng giữa quân đội của chúng ta đóng quân ở đó và lực lượng quốc phòng liên bang không có xung đột. Điều đó có nghĩa trong 4 năm, vũ khí hạt nhân lẫn vũ khí hóa học hoàn toàn không “khai triển” tại khu vực này. Tất cả những điều trên người Đức hoàn toàn tán đồng và xác thực. Có người nói, tại sao không viết ra bằng giấy trắng mực đen, khi giải quyết vấn đề nước Đức, NATO không thể mở rộng về phía Đông? Hãy tưởng tượng, khi đó vừa có khối Warszawa, lại vừa có khối NATO, mà chúng ta lại run rẩy đi yêu cầu ký kết văn kiện “NATO không thể tiến công Warszawa”! phạm phải sự ngu ngốc không thể tưởng tượng nổi. Điều đó sẽ như thế nào? Nếu là họ tiến công Warszawa, đó là chiến tranh.

Reagan đã từng nói: “Cần tín nhiệm nhưng cần kiểm nghiệm”.

– Nếu là tất cả đều đã hoàn thành, tất cả những ghi chép đều đã thực hiện, thì kiểm nghiệm làm cái gì? Những ghi chép khác là không thể có. Chúng tôi vốn cho rằng không nên xóa bỏ Liên Xô.

Xem xét thời thế – Gorbachev đánh giá thời cục

Một thính giả nói: Tôi ở Moskva, đã nghỉ hưu 23 năm rồi. Tôi muốn hỏi một vấn đề là: Tại sao chúng ta năm này sang năm khác ngày càng nghèo? Tại sao ngày càng nghèo? Trước kia mỗi tháng được lĩnh 126 rúp dựa vào đó tôi có thể sống – mua vật dụng quần áo, giày dép, còn có được ít tiền để dành: Thế hiện nay đều thay đổi thành cái gì?

– Mọi ngày các anh đều muốn tôi phụ trách tất cả những sự việc phát sinh từ năm 1991 đến nay, tồn khoản của chúng ta toàn bộ hóa thành số không, đem một đất nước mở cửa mà còn chưa chuẩn bị tốt đi tiến hành cạnh tranh, kết quả kinh tế sụp đổ. Điều đó sớm đã trở thành trang lịch sử khác rồi. Vậy tại sao ngài không ủng hộ tôi, mà là ủng hộ Yeltsin, tại sao trong bầu cử lại ủng hộ người khác? Mà tôi hiện nay lại cần thay họ chịu trách nhiệm!

Giả dụ cải tổ tiếp tục, tất cả điều đó không thể phát sinh. Sau khi cải tổ bắt đầu, chúng tôi đã sửa đổi Luật nghỉ hưu, về việc này đã chi tiêu 45 tỷ, tăng thêm tiền nghỉ hưu. Cho nên lúc đó tất cả đều được người ta lý giải, chúng tôi hướng về nhu cầu mà đẩy tới. Tôi rất hiểu các nhân viên nghỉ hưu các anh, từ năm tháng nhá nhem lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn này. Nhưng trước mắt chúng ta cần không phải là quay trở lại con đường cũ, đi khống chế hoặc mệnh lệnh cái gì, mà là cần đi con đường phát triển kinh tế, tăng thu nhập và tăng tiền hưu trí. Điều đó ở đất nước chúng ta là hoàn toàn có khả năng. Đất nước ta về các mặt đều có tài nguyên phong phú, nhưng cần thực sự đi tiến hành quản lý, mà không phải một phong trào này tiếp đến một phong trào khác đi phân chia tài sản của quốc gia.

– Một thính giả tên là Nikolai, lưu học sinh ở bang Missouri gọi điện: Gần đây rất nhiều hãng truyền thông, đặc biệt là truyền thông phương Tây bàn luận nước Nga có khả năng quay về chế độ chuyên chế. Tôi chỉ muốn biết Ngài nghĩ thế nào về vấn đề này.

Về vấn đề này gần đây tôi đã nhiều lần trình bày quan điểm của mình. Sau khi Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) bầu ra chính phủ khóa mới và Putin trúng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, chính phủ hành động như thế nào khiến nhiều người lo lắng. Bởi vì sau khi trúng cử Tổng thống, chúng ta nghe phát biểu của Putin trên Hội nghị liên bang hướng ra toàn quốc và toàn thế giới, nghe xong mọi người chúng ta đều mãn ý tiếp thu cương lĩnh.

Nó không những có nghĩa là tiền lương, tiền hưu trí, tiền trợ cấp sinh viên đều tăng lên. Nó có nghĩa là hiện đại hóa công nghiệp gia công, hơn nữa dựa vào công nghệ mới phát triển xã hội hậu công nghiệp hóa. Đặc biệt quan trọng là, điều đó còn có nghĩa ra sức nâng đỡ thương nghiệp vừa và nhỏ, nên chúng ta có thể vỗ tay hoan nghênh. Chống tham nhũng, chống nghèo đói – tất cả đều được ưu tiên trước nhất.

– Còn có xã hội công dân cũng như vậy?

– Đó là đương nhiên, cách đây không Điều luật số 122 triển khai thật không may mắn. (Nga thực hiện tiền tệ hoa lợi xã hội – ND) Trong đó nêu ra vấn đề tiền tệ hóa. Chúng tôi nhận “chính phủ và những người đặt ra luật pháp đều không chịu trách nhiệm, hệ quả khiến 5 triệu người lâm vào cảnh cầu bơ cầu bất. Họ căn bản đã quên mất quân nhân xuất ngũ, quên mất quân đội. Cần phải biết, quân đội cần phải được đãi ngộ ưu đãi. Bản chất căn bản không như vậy. Cho nên tôi cho rằng đây là một con đường sai lầm. Cần thay đổi phương châm chính trị, vì lợi ích quốc gia, cũng vì để có thể giải quyết vấn đề bức thiết và khó khăn này. Người ta nhẫn nại đã đạt tới giới hạn cực điểm, phát ngôn của những người cao tuổi đã chứng tỏ điểm này.

Trong lĩnh vực chính trị và lĩnh vực tự do chính trị, Ngài đánh giá thời cục như thế nào?

– Tôi cho rằng, trong đời sống hiện thực đang tồn tại hiện tượng chà đạp đối với truyền thông đại chúng. Bất kể trong nước hay ngoài nước, chúng ta rất ít có thể thông qua kênh Nhà nước mà có được tin tức chân thực về tình hình đời sống. Điều đó tất cả đều làm người đời này không chịu đựng nổi.

Nhưng tôi kiên trì cho rằng, cần ủng hộ Putin. Tôi cho rằng vấn đề không ở chỗ Putin hiện nay. Khi phát ngôn, ông ta cũng nói đến tất cả những điều mà hôm nay chúng ta đang bàn luận, là những người xung quanh ông ta gây tác dụng trở ngại. Tôi đã từng thể nghiệm của bản thân, hiểu những người xung quanh có ý nghĩa gì. Những người này vì tiền tài mà tranh giành. khi họ đang nắm quyền thì sáng tạo tương lai cho mình. Cần phải suy nghĩ là tương lai của đất nước, cho nên cần ủng hộ Tổng thống. Ngày hôm qua tôi đã nói: Chúng ta cần bảo vệ ông ta không bị ảnh hưởng của những người này. Nhưng bản thân ông ta cần phải kiên trì lập trường. Chính phủ đã cố gắng hết sức, thì chúng ta cần chờ đợi. Nói thế nào nhỉ, chờ đợi chính phủ có thể thành công trong hành động và chuyển biến tốt hơn.

Nhưng tôi nghĩ, chúng ta đi theo hướng bị sự uy hiếp của chế độ chuyên chế thực tế là không tồn tại. Tôi cho rằng, chẳng ai bắt nước Nga quay lại quá khứ.

Không thể chuyển biến xấu đi – Gorbachev suy nghĩ lại về vấn đề Liên Xô giải thể

– Tôi không thể không quay trở lại đề tài Liên Xô sụp đổ, tất cả mọi người – giới truyền thông và đại chúng, đều giữ thái độ im lặng. Nhưng Ngài khác với chúng tôi là: trong tay ngài có quyền lực. Tôi còn nhớ Ngài đã nói, Ngài không muốn sử dụng vũ lực làm cho những người huỷ hoại Liên Xô phải đổ máu, thế nhưng sau khi Liên Xô giải thể, chúng ta lại đổ biết bao máu!

– Đúng vậy. Nhưng…

Tại sao Ngài không sử dụng vũ lực? Đây không phải là vấn đề của tôi. Đó là vấn đề mà rất nhiều thính giả nêu ra.

– Đối với tôi thì đây không phải là vấn đề mới. Đương nhiên lúc đó tôi cũng nghĩ đến vấn đề này. Sau khi công bố kết quả Hội nghị Ma-men ở Bécnốpdơ, tôi đã từng nói, 3 người không thể “che kín” một đất nước như thế này, đây là công việc của nhân dân, là công việc của Xô viết tối cao, họ ở đó có Điều ước mới, họ cần phải tiến hành nghiên cứu sau đó mới đem suy nghĩ của mình hội báo với nhân dân. Thế nhưng họ chạy khắp nơi, du thuyết, nhất là ở Nga, Yeltsin đứng ở đó kêu gào trước nhân dân: Thông qua đi! Bỏ phiếu đi! Liên Xô giải thể rồi! Kết quả nước Nga rơi vào cảnh rối loạn.

Thậm chí các nghị sĩ cũng bị làm cho hồ đồ rồi. Nghe nói, có 100 tỷ rúp đã chảy sang các nước cộng hòa, mà hiện nay chỉ cần chúng ta giữ lại khoản tiền này cho mình vứt bỏ gánh nặng tư tưởng, nước Nga nhất định sẽ tiến lên. Các anh còn cần phải nhớ, lúc đó có người từng tuyên bố, trải qua 3 – 4 năm sau nước Nga sẽ lên hàng các nước phồn vinh, người ta cũng hy vọng như vậy. Nhân dân chúng ta rất nhẹ dạ cả tin. Tôi đã nói, đó là thật mạo hiểm, điều đó đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, lý đó còn nêu ra 7 điểm yêu cầu.

Tôi đã tự ngẫm nghĩ một vấn đề: Trong quá trình này thi hành hành động quân sự có được không hoặc có hợp lý không? Hãy thiết tưởng một chút: Nhân dân bầu ra Xô viết tối cao, mà Xô viết tối cao bỏ phiếu tán thành Hiệp nghị Bécnốpdơ, tán thành giải thể Liên Xô, mà tôi lại để lực lượng vũ trang can thiệp vào quá trình này. Như thế sẽ có vấn đề: Tôi là ra thế nào, vì vị trí của mình mà chuẩn bị sẽ đặt đất nước vào sự phân liệt, xung đột, thậm chí là sự uy hiếp của chiến tranh, đổ máu? Cần phải biết ở đây là một quốc gia tràn ngập vũ khí so với bất kỳ nước nào khác. Đất nước sẽ phát sinh cái gì? Thế giới sẽ phát sinh cái gì?

Cho nên tôi nghĩ, hành động của tôi lúc đó đã cố gắng hết sức, với tư cách một người, tôi đã biểu hiện ra tinh thần trách nhiệm và sự thận trọng lớn nhất.

– Một thính giả ở Moskva gọi điện nói: Cảm ơn ngài đã đề xướng tiến hành cải tổ và hơn nữa đã thực thi cải tổ trong một thời gian. Tôi là đại biểu giới Khoa học – kỹ thuật, nhưng vấn đề của tôi càng có ý nghĩa. Thời gian 1985 – 1986, Ngài thậm chí là biểu tượng cho giai tầng mà tôi làm đại diện, nhưng thời gian 1989 – 1990, tâm tư của người ta đột nhiên phát sinh thay đổi. Ngài và Bộ Chính trị nhận định như thế nào sự thay đổi tâm tư này, và làm thế nào để ảnh hưởng và giải thích lập trường của mình không được lòng người.

– Ngài đã nêu ra một vấn đề căn bản nhất. Tôi đã nói, chúng ta đã phạm rất nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thứ nhất, cải tổ Đảng tiến hành chậm, Đảng từ người đề xướng cải tổ trước tiên biến thành người cản trở. Hơn nữa ê-kíp mà tôi tự lập ra thì sau năm 1989 đã bị phân liệt. Một khi thực hiện bầu cử tự do, thì những tên quan liêu không dễ gì đạt quan chức (vì giành được quan chức), họ tất phải giành được sự tín nhiệm của người ta. Cho nên họ không thể đứng vững qua sự khảo nghiệm của bầu cử tự do.

Cải tổ của Liên Xô tiến hành chậm. Những người theo chủ nghĩa phân ly thao túng, lợi dụng điều kiện dân chủ và tính công khai để đẩy mạnh âm mưu của chúng, càng diễn biến quyết liệt. Chúng tôi lúc đó mới bắt đầu hành động, cuối cùng chúng tôi cho ra đời Điều ước Liên minh mới, nhưng lại bỏ lỡ các cơ hội.

Tôi còn muốn nói là, khi chúng tôi chi 6 tỷ rúp nâng lương giáo sư đồng thời nâng lương của bác sĩ – đại thế cũng bằng con số đó, thậm chí còn nhiều hơn, nhưng lúc đó chúng tôi lại phạm phải sai lầm lớn. Đã thực hiện Luật nghỉ hưu mới, luật mới này đòi hỏi ngân sách nhà nước chi khoản 45 tỷ rúp, mà tất cả những điều đó đều yêu cầu tích lũy thị trường hàng hóa phải đạt tới mức độ cần thiết thì mới có thể thực hiện được. Sự thực, ngay cả không tăng tiền đều có thể mua được hàng hóa. Khi đó thâm hụt ngân sách đã cao đến 50-60 tỷ rúp thì ngay có cây kiếm thần cũng nguy hiểm, thế nhưng chúng tôi vẫn tăng lương, kết quả thâm hụt lên đến 100 tỷ rúp. Tình hình lúc đó là như vậy.

Chúng tôi muốn thông qua phát triển công nghiệp để giải quyết vấn đề: Vấn đề giải quyết bằng cách in tiền thì rất đơn giản, nhưng chúng ta không biết sản xuất hàng hóa. Kết quả, người ta xem chúng tôi làm những việc đó không ra sao, như Ngài đã phê phán gay gắt. Đúng vậy, điểm này chúng tôi quả thực đã nhìn thấy. Hơn nữa, Bộ Chính trị cũng bắt đầu tranh luận kịch liệt: Một bên là Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương phụ trách chính, một bên là người phụ trách công tác chính phủ.

Một thính giả của Đài BBC nêu vấn đề như sau: Quan hệ giữa nước Nga và phương Tây có phần xấu đi. Ngài có đồng ý hay không đối với nhận xét này? Nếu Ngài chấp chính thì quan hệ sẽ như thế nào, tốt hơn hay xấu hơn? Ngài nghĩ sao?

– Đừng nghĩ đến sự so sánh này, hơn nữa so sánh cũng không có ích gì. Ở đây có một tiền đề: Đó đã là vận mệnh của một quốc gia khác, ngày nay nước Nga không phải là Liên Xô, nó cần phải có chính sách đối ngoại của mình.

Tôi nghĩ, chính sách đối ngoại của nước Nga suy cho cùng là đã đại diện cho lợi ích dân tộc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng lợi ích dân tộc của mình có thể được tôn trọng. Phương Tây tác động rất lớn, tuy nhiên vẫn không mang một sự tôn trọng cần có, ngược lại họ muốn chèn ép nước Nga. Chúng có khi cũng nóng vội, có thể quên mất chiến lược, nhưng phương Tây cũng cần suy nghĩ, nước Nga xử thế cần tôn trọng đối phương, cần nghiêm túc và cẩn trọng.

Theo QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN 

Tags: ,