‘Chính phủ kiến tạo’ là gì?

“Chính phủ kiến tạo”, có thể hiểu nội hàm ở đây là bằng việc ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng bộ máy nhân lực, phương cách quản lý thích hợp để kiến tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển.

‘Chính phủ kiến tạo’ là gì?

Còn nhớ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 26/7/2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước, đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là: “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.

Trước đây, chúng ta đã từng xây dựng chính phủ kháng chiến, kiến quốc thì ngày nay, việc nhấn mạnh phương châm này mục đích để xây dựng một Chính phủ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ phát triển mới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Bởi vậy, Chính phủ kiến tạo không phải là điều mới mẻ mà thực chất đó là cách dùng từ ngữ trong bối cảnh mới, việc xây dựng Chính phủ kiến tạo cũng là để phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay. Về nội hàm thì thực chất nó được xuất phát từ bản chất của nhà nước công nông, được Bác Hồ đặt ra ngay từ khi khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nếu nhìn ra thế giới, đây cũng không phải là thuật ngữ mới, ở nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Phần Lan, Singapore… Chính phủ các nước này cũng đều đưa thuyết kiến tạo vào các trong các chương trình quản lý của mình. Ví dụ, ở Nhật Bản, từ năm 1927 người ta đã áp dụng thuyết kiến tạo trong lĩnh vực giáo dục, còn ở Mỹ thuyết kiến tạo được công nhận là tiêu chuẩn quốc gia và được đưa vào sử dụng trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục…

Nói như vậy để thấy rằng, thuyết kiến tạo không phải là điều mới nhưng với Việt Nam ở giai đoạn này đang rất phù hợp để thực hiện, bởi chúng ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, việc áp dụng những công nghệ, khoa học kỹ thuật, quản trị vừa theo chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Theo GS. TS. Vũ Minh Giang, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “… Kiến tạo là hành động tạo ra những cơ hội, bớt đi những cản trở cho sự phát triển” và “Chính phủ là phải hành động chứ không thể ngồi trên dân rồi tọa hưởng, tham nhũng, đục khoét. Vừa không tạo những cơ hội mới, mà lại tạo ra rất nhiều những cản trở cho sự phát triển. Nhũng nhiễu là cản trở phát triển, nó là phản kiến tạo; đục khoét, vơ vét, tham nhũng rõ ràng là làm suy kiệt nguồn lực quốc gia, mà quan trọng nhất là làm phương hại đến lòng tin của dân, thì Chính phủ cũng suy yếu đi từng ngày. Ở đây, là phải hành động đúng, hành động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, thì sự kiến tạo đó, hành động đó mới hợp lòng dân

Phát biểu tại nhiều diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo HPA.GOV.VN

Những người phụ nữ Liên Xô diễu hành trên đường phố tại một sự kiện ở thủ đô Moscow.

 

Chân dung một cô gái dân tộc thiểu số Liên Xô.

 

Người đẹp trong nhà máy.

 

Vẻ đẹp khỏe khoắn của một cô gái chèo thuyền.

 

Nét thanh lịch của các phụ nữ công sở Liên Xô.

 

Chân dung một nữ công nhân duyên dáng.

 

Thiếu nữ Liên Xô trên bãi biển.

 

Vẻ đẹp gợi cảm của những người đẹp áo tắm.

 

Hai cô gái ở nông trang viên.

 

Các thí sinh trong một cuộc thi sắc đẹp ở Liên Xô.

 

Xem clip: Quốc ca Liên bang Xô Viết.

 

Tags: , ,