Câu lạc bộ Bilderberg – bí mật của một ‘nhà nước toàn cầu’ khuynh đảo thế giới

Các cuộc điều tra gần đây làm sáng những bí mật ẩn giấu đằng sau những sự kiện chấn động thế giới trong thế kỷ 20 và 21 như sự sụp đổ Liên Xô, vụ ám sát Tổng thống Mỹ John Kennedy, nhiều cuộc chiến tranh nóng sau Chiến tranh lạnh, những cuộc “cách mạng màu” làm sụp đổ chính thể nhiều quốc gia, quá trình đô la hóa nền kinh tế thế giới và cuộc chiến tranh thế giới phức hợp (World Hybrid War) do tập thể phương Tây đứng đầu là Mỹ chống phá Nga. Trong những sự kiện này đều có bàn tay khuynh đảo của một tổ chức toàn cầu mang tên Câu lạc bộ Bilderberg.

Câu lạc bộ Bilderberg – bí mật của một ‘nhà nước toàn cầu’ khuynh đảo thế giới

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự xuất hiện vũ khí hạt nhân, thế giới bước vào thời đại mới, trong đó phương thức sử dụng sức mạnh quân sự để giành quyền thống trị thế giới thông qua các cuộc chiến tranh quy mô lớn đã không còn thích hợp. Để giành quyền quản trị thế giới có thể sử dụng một loại “vũ khí” rất hiệu nghiệm được gọi là “trí tuệ tập thể” của những người cùng chí hướng, có vị thế và ảnh hưởng rất lớn, nắm trong tay các công cụ tài chính, kinh tế, chính trị, quân sự, lập pháp, khoa học – công nghệ, truyền thông để thao túng cộng đồng quốc tế.

Trong số những “vũ khí” đó có Câu lạc bộ Bilderberg, Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), Ủy ban ba bên (Tripartite Committee), Ủy ban 300 (Committee 300), Câu lạc bộ Rome, Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới… Trong đó, chiếm vị trí trung tâm là Câu lạc bộ Bilderberg có trụ sở tại New York (Mỹ) được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và theo đuổi mục tiêu làm tan rã Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới mà phương Tây gọi là “hiểm họa cộng sản”.

Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ Bilderberg có 3 vòng quyền lực, bao gồm các thành viên tham gia có quyền tiếp cận thông tin ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đóng vai trò then chốt là vòng 1, vòng trong cùng, gồm các thành viên của ủy ban cố vấn gồm 10 người, có chức năng hoạch định chiến lược và xác định nội dung các cuộc họp thường niên của tổ chức này. Vòng 2 gồm ban điều hành với 35 người, có quyền tiếp cận 90% thông tin về nội dung hoạt động của Câu lạc bộ Bilderberg. Vòng 3 là vòng ngoài cùng chiếm khoảng 90% nhân sự, bao gồm các thành viên chỉ được quyền tiếp cận một phần thông tin về mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức.

Trong số các cựu thành viên và thành viên đương nhiệm, có các nhân vật mà tên tuổi từng đi vào lịch sử chính trị thế giới và đóng vai trò quyết định chiến lược hoạt động của Câu lạc bộ Bilderberg. Trước hết phải kể đến Henry Kissinger – cựu Bộ trưởng Ngoại giao (1973 – 1977) và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ (1969 – 1975), Chủ tịch Công ty tư vấn địa-chính trị quốc tế Kissinger Associates Inc; Zbigniew Brzezinski – chuyên gia hàng đầu thế giới về khoa học địa – chính trị và xã hội học, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ (1977 – 1981), mất năm 2017; Alan Greenspan – nhà kinh tế Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (1987 – 2006); Donald Rumsfeld – chính trị gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (1975 – 1977 và 2001 – 2006), mất năm 2021; Paul Wolfowitz – chính trị gia, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (2005 – 2007); David Rockefeller – chủ ngân hàng, tỷ phú Mỹ, mất năm 2017; Edmond de Rothschild – chủ ngân hàng, tỷ phú Pháp, mất năm 1997; Etienne Davignon – chính trị gia, doanh nhân, chủ ngân hàng, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ; Romano Prodi – chính trị gia, Thủ tướng Italia (1996 – 1998 và 2006 – 2008), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (1999 – 2004)…

Câu lạc bộ Bilderberg được thành lập vào năm 1954 tại phiên họp đầu tiên của tổ chức này trong một khách sạn nhỏ có tên là Bilderberg tại thị trấn Oosterbeek, cách thủ đô của Hà Lan 90km. Kể từ đó, Câu lạc bộ Bilderberg tổ chức các cuộc họp định kỳ hằng năm. Theo quy định, không quá 130 người tham dự các cuộc họp thường niên, trong đó 1/3 đến từ Mỹ và Canada và 2/3 đến từ Tây Âu. Tiêu chí khách mời là phải có vốn kiến thức rộng và sâu về nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh, có mối quan hệ cá nhân với những nhà sáng lập Câu lạc bộ Bilderberg, có quyền hạn và ảnh hưởng lớn trong giới tinh hoa chính trị quốc tế, có thể đóng góp ý kiến hữu ích trong các cuộc thảo luận về các vấn đề thời sự trong cục diện chính trị thế giới và trật tự thế giới.

Trong số những khách mời tham dự có nguyên thủ quốc gia và bộ trưởng một số nước; giám đốc các tập đoàn xuyên quốc gia và các công ty hàng đầu thế giới, như Coca-Cola, Microsoft, General Motors, British Oil, Xerox, Motorolla, American Express, các chủ ngân hàng lớn, Tổng Thư ký NATO, người đứng đầu các ban chuyên môn của Liên hợp quốc, Cục Tình báo Trung ương Mỹ, Cục Tình báo Anh, giám đốc các tập đoàn truyền thông lớn, hiệu trưởng một số trường đại học. Như vậy, Câu lạc bộ Bilderberg là một hiệp hội khép kín của giới tinh hoa kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự hàng đầu thế giới.

Các kết luận và quyết định được thông qua tại cuộc họp thường niên của Câu lạc bộ Bilderberg thường được sử dụng làm cơ sở cho các quyết sách của Hội nghị G-7 và các kiến nghị chính sách của Tổng thống Mỹ trình Quốc hội. Nội dung các cuộc họp đầu tiên của Câu lạc bộ Bilderberg được giữ bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thông tin về Câu lạc bộ Bilderberg bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Từ năm 2010, Câu lạc bộ Bilderberg cho ra mắt trang web bằng tiếng Anh giới thiệu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức này. Tỷ phú Mỹ David Rockefeller – một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của Câu lạc bộ Bilderberg, người duy nhất trên thế giới từng trải qua 7 lần ghép tim, 2 lần ghép thận và sống đến 102 tuổi – từng tuyên bố: “chúng tôi rất biết ơn các báo Washington Post và The New York Times, Tạp chí Time và người đứng đầu các cơ quan truyền thông lớn khác tham dự các cuộc họp của Câu lạc bộ Bilderberg và đã rất cẩn trọng khi đưa tin về các hoạt động của chúng tôi trong gần 40 năm qua. Nếu hoạt động của Câu lạc bộ Bilderberg bị rò rỉ ra bên ngoài, việc thực thi các kế hoạch của chúng tôi trên thế giới sẽ bị thất bại. Thế giới ngày nay đang hướng tới mục tiêu thành lập chính phủ toàn cầu. Điều mà chúng tôi theo đuổi trong nhiều thập niên là quyền lực siêu quốc gia của giới tinh hoa chính trị và các chủ ngân hàng trên thế giới sẽ từng bước hạn chế và tiến tới xóa bỏ quyền tự quyết của các dân tộc”.

Mục tiêu chiến lược lâu dài của Câu lạc bộ Bilderberg là xóa bỏ chủ quyền quốc gia để xây dựng nhà nước toàn cầu sử dụng chung đồng tiền duy nhất là đồng USD đóng vai trò là một trong những trụ cột là “trật tự thế giới mới dựa trên luật lệ”. Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ năm 2022 cũng xác định, Mỹ sẽ đóng vai trò lãnh đạo “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Câu lạc bộ Bilderberg trong quá trình xây dựng nhà nước toàn cầu là hình thành thế hệ công dân toàn cầu luôn đề cao các giá trị do bộ máy truyền thông khổng lồ truyền bá và xúc tiến khắp thế giới và thông qua một “nền giáo dục hạnh phúc” mà thực chất là giảm bớt đáng kể chất lượng giáo dục ở hầu hết các quốc gia. Quan điểm của Câu lạc bộ Bilderberg là một khi trình độ nhận thức càng thấp, khả năng chống chịu các nguyên tắc của nhà nước toàn cầu của công dân càng thấp.

Cuộc họp lần thứ 67 gần đây nhất của câu lạc bộ được tổ chức từ ngày 30/5 đến ngày 2/6/2019 tại Montreux (Thụy Sỹ) có sự tham dự của khoảng 130 quan chức đến từ 23 quốc gia. Trong đó có Henry Kissinger, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Berge Brande, Giám đốc điều hành UNESCO Audrey Azoulay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty dược phẩm Novo Nordisk Lund Helge, Tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer; Quốc vương Hà Lan Willem-Alexander, Thủ tướng Estonia Jüri Ratas, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đan Mạch Lars Findsen, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Ursula Leyen, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire, Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney, Thị trưởng Warsaw Rafal Trzaskowski…

Chủ đề chính của cuộc họp là bàn cách đối phó với nguy cơ và thách thức từ Nga và Trung Quốc. Riêng về Nga, Câu lạc bộ Bilderberg chủ trương áp dụng chiến lược “hai mũi giáp công”, bao gồm mũi tấn công từ bên ngoài (ngoại kích) và mũi phá hoại từ bên trong (nội công). Về nội công, Câu lạc bộ Bilderberg chủ trương gây bất ổn định kinh tế – xã hội và chính trị bằng cách gây áp lực lên bộ phận tinh hoa chính trị tham nhũng của Nga để buộc họ phản bội tổ quốc bằng cách thao túng các quyết sách của Tổng thống Vladimir Putin. Theo giới lãnh đạo Mỹ, V. Putin là kẻ phá hoại “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” nên phải loại bỏ. Theo kiến nghị của Câu lạc bộ Bilderberg, Mỹ và NATO bằng mọi cách dồn Nga và “chân tường”, buộc V. Putin phải phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, từ đó cáo buộc “Nga là quốc gia xâm lược” và tập trung thế giới phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh thế giới phức hợp chống phá Nga.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, Câu lạc bộ Bilderberg từng lập nhiều “chiến tích” có ý nghĩa lịch sử. Zbigniew Brzezinski – thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Bilderberg – là người đề xuất sáng kiến chiến lược với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter lôi kéo Liên Xô đưa quân vào Afghanistan bảo vệ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan. Sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, Mỹ tài trợ, trang bị vũ khí và huấn luyện cho lực lượng Hồi giáo thánh chiến Mujahideentiến hành cuộc tranh chống lại quân đội Liên Xô bị họ coi là “những kẻ vô đạo”. Hậu quả là Liên Xô bị sa lầy ở Afghanistan trong 10 năm (1979-1989), đẩy Liên Xô vào khủng hoảng. Đặc biệt, Câu lạc bộ Bilderberg đóng vai trò then chốt trong việc đẩy nhanh quá trình “cải tổ” thông qua các điệp viên ảnh hưởng của Mỹ cài cắm trong ban lãnh đạo của Liên Xô, dẫn tới sụp đổ Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Câu lạc bộ Bilderberg đưa Boris Yeltsin lên cầm quyền ở Nga để tiến hành quá trình tư nhân hóa ồ ạt trong những năm 1990, đẩy Nga lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đứng trước nguy cơ tan rã. Cũng theo sáng kiến của Câu lạc bộ Bilderberg, Mỹ đang chủ trương biến Ukraina thành “Afghanistan thứ hai” đối với Nga bằng cách ủng hộ toàn diện cho các lực lượng tân phát xít trong chính quyền Kiev tiến hành “cuộc chiến tranh tiêu hao” chống Nga đến người Ukraina cuối cùng.

Những ai phản đối chủ trương của Câu lạc bộ Bilderberg xây dựng nhà nước toàn cầu đều chịu số phận cay đắng. Trong số đó phải kể đến Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963 với “tội danh” ký sắc lệnh cho phép Kho bạc Mỹ phát hành đồng tiền quốc gia thay thế USD của Cục Dự trữ Liên bang. Năm 1991, sau khi quyết định thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu bằng đồng euro, bỏ qua USD, Iraq bị gây sức ép bằng cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991) và chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai (năm 2003) với hậu quả là Tổng thống Saddam Hussein bị lãnh án treo cổ. Cũng với chủ trương xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường thế giới bằng đồng dinar vàng mà không dùng USD, Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã bị sát hại dã man trong cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ đứng đầu NATO tiến hành trong năm 2011. Hiện nay, Trung Quốc, Nga, Belarus, Iran, Triều Tiên,… là những quốc gia đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại “nhà nước toàn cầu” hay “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” mà Câu lạc bộ Bilderberg theo đuổi. Trong đó, cuộc chiến tranh thế giới phức hợp xoay quanh cuộc xung đột Nga – Ukraina là tâm điểm của cuộc đấu tranh này.

Theo LÊ THẾ MẪU / HỒ SƠ SỰ KIỆN

Tags: , ,