Bốn lần trỗi dậy của Trung Quốc: Những bài học lịch sử đau đớn và sự lột xác ngoạn mục

Bằng cách học tập phương Tây, Trung Quốc ngày hôm nay đang trải qua một cuộc trỗi dậy hoàn toàn khác biệt so với trước đây.

Bốn lần trỗi dậy của Trung Quốc: Những bài học lịch sử đau đớn và sự lột xác ngoạn mục

Những bình luận của ông Wang Gungwu, Giáo sư Đại học tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Chủ tịch của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak). Ông cũng là Giáo sư Danh dự tại Đại học Quốc gia Australia.

Lần thứ 4 trỗi dậy

Sau nhiều biến cố lịch sử lớn, nhiều người hoài nghi rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể lớn mạnh trở lại được nữa. Tuy nhiên, cuộc cải cách của ông Đặng Tiểu Bình từ sau năm 1978 và việc mở cửa cho Trung Quốc tới thị trường mở đã thay đổi điều đó.

Hai mươi năm sau, Trung Quốc đã khiến cả thế giới kinh ngạc với sự trỗi dậy bất ngờ. Nếu xét về mặt lịch sử, đây là lần thứ 4 Trung Quốc vực dậy sau một thời kì dài suy sụp.

Lần đầu tiên là hơn 2.200 năm trước khi nhà Tần và nhà Hán thống nhất đất nước sau 500 năm chiến tranh giữa các quốc gia.

Lần thứ 2 là cuộc thống nhất dưới triều đại nhà Tùy và nhà Đường sau 400 năm đất nước bị chia rẽ.

Trung Quốc lâm vào cảnh khó khăn nhất trong lịch sử khi bị nước ngoài đô hộ. Cuộc trỗi dậy lần thứ 3 là khi nhà Minh đánh đuổi được người Mông Cổ.

Người Mãn Châu đã xây dựng đất nước dựa trên những thứ có sẵn và xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh hơn. Nhà Thanh sau đó đã củng cố di sản của đời trước và do đó không được coi là một cuộc trỗi dậy mới.

Điểm mấu chốt ở đây là, ở mỗi trường hợp, cuộc trỗi dậy đều tới sau một thời kì dài chia rẽ, hỗn loạn và chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể hồi phục từ thất bại và mạnh mẽ hơn sau mỗi bước ngoặt của lịch sử.

Những thách thức lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỉ 19 đến từ cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu. Tới năm 1900, hệ thống phong kiến Trung Quốc sụp đổ và tạo điều kiện cho nước này học tập những công nghệ khoa học mới từ phương Tây.

Suốt thế kỉ 20, giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc là hồi phục đất nước bằng cách đạt được sức mạnh và sự giàu có như phương Tây đã làm. Mỹ và Nhật Bản là những “tấm gương” phát triển vượt bậc của thế giới vào thời kì này.

Một cuộc trỗi dậy khác biệt

Lần trỗi dậy lần thứ 4 của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với 3 lần đầu.

Trong lần đầu tiên, Trung Quốc muốn xây dựng sức mạnh từ ngay trong đất nước. Dù không gặp phải nhiều trở ngại trong 3 thế kỉ liên tiếp, nhưng cuối cùng người Hán đã bị khuất phục bởi một loạt những cuộc xâm lược từ phương bắc, đông bắc và tây bắc.

Cuối cùng, cú sốc từ các cuộc xâm lược qua đi và các bài học thu được đã đặt nền móng cho sự trỗi dậy lần thứ hai của Trung Quốc. Vào thời điểm này, văn hóa của người Hán phong phú hơn nhiều nhờ vào những quan điểm Phật giáo thu nhận từ Ấn Độ và Trung Á.

Dưới thời nhà Minh, Nho giáo đã cản trở việc học hỏi từ văn hóa phương Tây sau thế kỉ 16. Vì lí do đó, nhà Minh và nhà Thanh đã phải trả giá đắt. Khi bị đánh bại vào thế kỉ 20, thế hệ mới của Trung Quốc phải đối mặt với sự thật rằng họ có thể đánh mất nền văn hóa của mình – mà vốn trước đó họ cho rằng là điều không thể.

Vì lí dó đó, người Trung Quốc đã học mọi thứ có thể từ thế giới hiện đại. Họ học cách tin vào sự phát triển và kết hợp kiến thức tân tiến với những gì tinh túy nhất của văn hóa truyền thống.

Bằng cách học hỏi từ phương Tây, Trung Quốc ngày nay đang trải qua cuộc trỗi dậy hoàn toàn khác biệt sau một thời kì trượt dài trong thất bại.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tags: