ASEAN có khả năng đối phó với sự thay đổi trật tự thế giới?

Tương lai của ASEAN và chủ nghĩa đa phương do ASEAN lãnh đạo trong thời đại đa tầng sẽ phức tạp, lộn xộn và không chắc chắn trong kỷ nguyên lưỡng cực, hệ thống đa cực lỗi thời và “khoảnh khắc đơn cực”. Biện pháp tiếp cận chiến lược đối với chủ nghĩa đa phương phải bắt đầu bằng cách nhận dạng những hạn chế của cấu trúc hiện tại do ASEAN lãnh đạo.

Kể từ cuối cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và thường được gọi là quyền bá chủ tự do do Mỹ thống trị, đang thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ đơn giản là sự trở lại của các địa chính trị đa cực có từ thời trước chiến tranh như nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách tuyên bố.

Tại châu Á, người ta thường nghe câu nói: “Quá khứ của châu Âu có thể là tương lai của châu Á”. Quan điểm này là sai lầm. Thế giới đa cực trước chiến tranh phần lớn bao gồm các quốc gia, đế quốc và thuộc địa. Ngày nay, những nhà đạo diễn chính không chỉ là những cường quốc, hoặc các quốc gia bình thường mà còn là các thể chế quốc tế và khu vực, các tập đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội, các nhóm tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia.

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đã trở nên phong phú và đa chiều, bao gồm thương mại, tài chính, các mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, châu Âu chỉ có một hệ thống Hòa hợp Quyền lực châu Âu và giữa thời kỳ chiến tranh là Liên đoàn các Quốc gia châu Âu nhưng tồn tại rất ngắn ngủi.

Trật tự thế giới mới nổi có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn là một “thế giới đa tầng”. Đặc trưng của thế giới đa tầng là sự vắng mặt của một bá chủ toàn cầu và sự phát triển của các nhà đạo diễn chính. Đây là sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu và khu vực rất phức tạp, bao gồm không chỉ thương mại mà còn có các mối liên kết kinh tế và sinh thái cũng như những thách thức xuyên quốc gia. Cấu trúc quản lý có nhiều cấp độ, bao gồm các yếu tố toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Mỗi liên kết đều có quan hệ với các mạng lưới và thể chế chính thức cũng như không chính thức. Điều quan trọng là thế giới đa tầng có nhiều tính hiện đại, đó là một thế giới của sự đa dạng văn hóa, tư tưởng và chính trị, trong đó có những con đường thay thế cho sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng.

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông khó có thể đảo ngược sự suy giảm trật tự quốc tế tự do do Mỹ đứng đầu cũng như không thể ngăn cản toàn cầu hóa. Trung Quốc và Ấn Độ có thể thúc đẩy toàn cầu hóa mà không tự động chấp nhận các giá trị tự do liên kết với nó. Toàn cầu hóa mới sẽ là phi tự do về mặt chính trị nhưng tôn trọng chủ quyền quốc gia hơn.

Tương lai của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chủ nghĩa đa phương do ASEAN lãnh đạo trong thời đại đa tầng sẽ phức tạp, lộn xộn và không chắc chắn trong kỷ nguyên lưỡng cực, hệ thống đa cực lỗi thời và “khoảnh khắc đơn cực”. Biện pháp tiếp cận chiến lược đối với chủ nghĩa đa phương phải bắt đầu bằng cách nhận dạng những hạn chế của cấu trúc hiện tại do ASEAN lãnh đạo, vốn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn cả bên trong lẫn bên ngoài.

Bên ngoài, những thách thức chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi của các cường quốc. Một thế giới đa tầng không cho phép quyền bá chủ toàn cầu bởi bất cứ quyền lực đơn lẻ nào. Nhưng quyền bá chủ khu vực là gì? Có người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đa cực toàn cầu và đơn cực trong khu vực. Song, nỗ lực của Trung Quốc để phát triển phạm vi ảnh hưởng giống như trong Học thuyết Monroe khó có khả năng thành công vì những hạn chế sức mạnh vật chất của nước này cũng như sự phản đối từ các cường quốc khác trong khu vực.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại về cách tiếp cận “chia để trị” của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu ASEAN. Điều rõ ràng ở đây là việc Trung Quốc không còn hài lòng với chủ nghĩa đa phương do ASEAN lãnh đạo.

Một thách thức bên ngoài đối với cấu trúc do ASEAN lãnh đạo là thái độ và chính sách của Mỹ dưới sự điều hành của ông Trump. Chính quyền Trump khó có khả năng thể hiện sự quan tâm và ủng hộ ASEAN như dưới thời Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Nếu cách tiếp cận của Mỹ làm suy yếu quan hệ đồng minh của nước này trong khu vực, đặc biệt là đồng minh Mỹ-Nhật, ASEAN có thể mất đi một vùng đệm địa chính trị lớn đối với chính sách ngoại giao đa phương của họ.

Cấu trúc do ASEAN lãnh đạo cũng phải đối mặt với những thách thức lớn trong nội bộ. Không thể có vai trò trung tâm ASEAN mà không có sự đoàn kết nội khối. Campuchia, quốc gia Đông Nam Á cuối cùng gia nhập ASEAN, sẽ không quan tâm nhiều đến các ý tưởng và chuẩn mực của ASEAN. Việc ASEAN mở rộng là quá tải, quá sức và thiếu nhân lực cả về số lượng lẫn tính chuyên nghiệp trong Ban thư ký ASEAN, đó là chưa kể một khoảng cách lớn giữa mở rộng tầm nhìn và năng lực của ASEAN. Do những lý do khác nhau, chính trị nội bộ ở các nước Philippines, Indonesia và Malaysia đã làm giảm các cam kết của họ đối với ASEAN. Nếu ASEAN và các nước thành viên phải thích ứng với chiến lược ngoại giao trong bối cảnh của một thế giới đa tầng, họ cần phải nắm lấy một cách tiếp cận chiến lược và có chọn lọc hơn đối với chủ nghĩa đa phương.

ASEAN cần phát triển các liên minh không chính thức mới trong số các thành viên của mình, bao gồm phương pháp tiếp cận “ASEAN Trừ X”, để theo đuổi các sáng kiến kinh tế và an ninh. Tổ chức này cần có được các nguồn lực và phát triển năng lực của mình bằng cách thúc đẩy các quan hệ đối tác với các cơ quan quốc tế khác, trong đó có các tổ chức khu vực như Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm đối phó với những thách thức xuyên quốc gia.

Cuối cùng, trong khi ASEAN hoàn toàn không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, họ cần phải xem xét lại vai trò của mình trong một khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng hơn, đặc biệt là chính sách can dự ASEAN của tất cả các cường quốc. ASEAN cũng có thể tăng cường quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và EU để tạo ra một số không gian chiến lược giữa ASEAN với Bắc Kinh và Washington. Do đó, đã đến lúc ASEAN cần phải thay đổi quan điểm của mình trong một trật tự thế giới đầy phức tạp, nếu không sẽ mất đi vai trò chính trị và kinh tế quan trọng trong khu vực.

Amitav Acharya là Chủ tịch Chương trình Quản trị và Thách thức Xuyên Quốc gia của UNESCO và là Giáo sư Ưu tú về Quan hệ Quốc tế trường Dịch vụ Quốc tế, Đại học American, Washington, DC. Ông là tác giả cuốn The End of American World Order (Polity, 2014). Bài viết được đăng trên East Asia Forum.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG

Tags: ,