Âm nhạc trong triết lý truyền thống Trung Hoa

Đối với người Trung Hoa thời xưa, âm nhạc, học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành có mối quan hệ liên đới với nhau. Cách chữa bệnh qua âm nhạc cũng là một phần của Y học cổ truyền Trung Hoa (Trung Y).

Âm nhạc trong triết lý truyền thống Trung Quốc

Cổ nhân Trung Hoa cho rằng tinh hoa của âm nhạc nằm ở Đạo – sự thay đổi của Âm và Dương, sự điều hòa của lực sống, cũng như thanh âm và nhạc điệu của vũ trụ.

Tương sinh, tương khắc

Theo đó, một sự kết hợp đúng đắn giữa nhịp điệu, âm sắc, năng lượng và các nhân tố khác phản ánh Đạo của Âm Dương. Cổ nhân Trung Hoa chia âm nhạc ra làm ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tương đương với Ngũ Hành.

Theo Trung Y, ngũ âm đối ứng với ngũ tạng của cơ thể người. Thuyết này đã được sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng và trị bệnh. Các âm thanh khác nhau tác động đến các nội tạng khác nhau. Học thuyết về ngũ âm đã hình thành cơ sở lý luận cho liệu pháp âm nhạc trong Trung Y. Âm và Dương của Trời và Đất là có liên hệ với Âm và Dương trong cơ thể người. Các đạo sĩ luôn tin rằng cơ thể người là một tiểu vũ trụ, và sự hài hòa ở bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi sự hài hòa ở bên ngoài.

Âm nhạc cổ truyền Trung Hoa dựa trên học thuyết tương sinh, tương khắc để đạt được sự hài hòa giữa Trời, Đất và cơ thể người thông qua âm nhạc. Người Trung Quốc có câu: “Sự hài hòa giữa âm nhạc và con người, sự hợp nhất giữa Trời và người” (Nhạc dữ nhân hòa, Thiên nhân hợp nhất), và người ta tin rằng đó là một trạng thái lý tưởng. Sự khỏe mạnh của thân và tâm là có liên hệ với các nhân tố xã hội; âm nhạc tốt có thể hướng người ta trở thành tốt, và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Âm nhạc Trung Hoa là dựa trên hệ thống âm nhạc cổ truyền của Trung Hoa bao gồm 5 loại âm điệu, 5 nốt nhạc chính gọi là ngũ âm. Năm âm thanh này được sắp xếp thành: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ. Theo nguyên lý ngũ hành của Trung Hoa mà có liên hệ đến âm nhạc cổ điển Trung Hoa, các âm giai đều nối liền với một hệ thống những khái niệm về vũ trụ, cũng như là các hoạt động bên trong thân thể của con người.

Theo truyền thống Trung Hoa, bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng họ theo những cách khác nhau.

Khi lắng nghe âm điệu…

Theo 5 âm giai căn bản, người ta có thể tìm ra những ảnh hưởng khác nhau trong thân thể con người. Lấy ví dụ, âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ (đất), và ảnh hưởng đến bộ phận tụy tạng. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên lương thiện và nhẫn nhục. Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.

Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải. Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng quả tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng. Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng quả thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn. nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không đi quá mức”, giống như những lời nói của cổ nhân Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa của âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng diễn tả.

Và cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và sự lưu thông năng lượng của Khí.

Trong phần Nhạc ký của kinh Lễ, sách của Khổng giáo, đã được sắp đặt lại ở triều đại nhà Hán, có câu như sau: “Đức giả, tính chi đoan dã; nhạc giả, đức chi hoa dã”, (tạm dịch: bậc đạo đức, có sự ngay thẳng, đoan chính nằm trong tính tình; nhạc sĩ là bông hoa của đức) đã chỉ rằng “Đức chính là thiên tính của con người; còn Âm nhạc là đóa hoa của đạo đức tỏa sáng”. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng cổ nhân rất chú trọng đến ảnh hưởng của âm nhạc trong tâm hồn con người. Họ dùng âm nhạc để phát huy phần lễ nghiã giữa người với người, và để tu thân dưỡng tính. Đồng thời âm nhạc cũng thường được dùng để chỉ dạy các tiêu chuẩn đạo đức.

Theo SONGNHAC.VN

Tags: , ,