⠀
Tổng quan về nền hội họa truyền thống Trung Hoa
Hội họa Trung Hoa cổ là một trong những nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Bắt đầu xuất hiện với những tác phẩm nghệ thuật dùng để làm đẹp và trang trí, kỹ thuật hội hoạ của Trung Quốc đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật cổ điển, điển hình cho trí tuệ và văn hoá truyền thống của quốc gia này.
Tranh động vật của Tề bạch Thạch (1865 – 1957).
Hội hoạ truyền thống Trung Hoa không chỉ lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên xung quanh mà còn phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sỹ.
Các công cụ vẽ tranh
Trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ (thư pháp) của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.
Bút lông
Bút lông dùng để vẽ tranh Trung Quốc tương tự như bút lông dùng để vẽ tranh màu nước của phương Tây nhưng đầu bút nhỏ hơn, thích hợp để vẽ nhiều loại đối tượng, và tạo được ra nhiều loại đường nét khác nhau cần thiết cho các phong cách vẽ khác nhau.
Kỹ thuật nổi bật trong vẽ bút lông Trung Quốc bao gồm vẽ nét và cách điệu sự đổ bóng và kết cấu (Thuân Pháp). Kỹ thuật chấm phác (Điểm Pháp) cũng được sử dụng chủ yếu để phân biệt cây và cỏ, và dùng cho những trang trí đơn giản.
Kỹ thuật vẽ bằng bút lông trong nghệ thuật Trung Hoa mang lại sự rõ nét và vẻ đẹp cho bức tranh, thể hiện vẻ đẹp bên ngoài cũng như nội hàm bên trong của vật thể. Đồng thời nó cũng cho thấy cá tính và phong cách của người nghệ sĩ.
Tranh ngựa của Từ Bi Hồng (1895-1953).
Mực vẽ (Mực tàu)
Mực Tàu đã được sử dụng trong hội họa và thư pháp từ hơn 2.000 năm trước. Đó là một khối mực rắn được mài vào đĩa mài mực bằng đá cùng với nước sạch; độ đậm nhạt của mực có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng nước được sử dụng.
Mực đậm màu thấm sâu và bóng khi được vẽ trên giấy hoặc lụa. Mực nhạt màu lên màu nhẹ và mờ. Theo đó, loại tranh thủy mặc có thể chỉ sử dụng riêng mực để tạo sự cân bằng nhịp nhàng giữa sáng và tối, đậm và nhạt, và tạo điểm nhấn vào kết cấu, trọng lượng và màu sắc của đối tượng.
Một bức tranh thủy mặc.
Giấy thông thảo (Giấy vẽ)
Giấy thông thảo hay là giấy vẽ của các hoạ sĩ Trung Quốc được chia làm nhiều loại khác nhau theo kích thước và trọng lượng. Loại giấy này có độ thấm cao và trọng lượng của giấy sẽ quyết định lượng mực dùng để vẽ. Loại giấy khác nhau cho ra các kết quả nhau; một số loại giấy thô và thấm mực nhanh, giống như miếng bọt biển, trong khi một số loại khác có bề mặt trơn láng và không thấm mực.
Mực vẽ màu
Mực vẽ màu được tạo ra bằng cách trộn nước với khoáng chất màu. Trong hội họa Trung Quốc, màu sắc không được sử dụng để biểu thị các hiệu ứng ánh sáng của vật thể, nhưng được dùng để biểu thị ý nghĩa của vật thể trong tranh. Trong tranh thủy mặc (sơn thuỷ) Trung Quốc, màu sắc đại diện cho ngũ hành tạo nên vũ trụ và bốn phương tám hướng.
Một bức tranh màu.
Nội hàm của bức tranh
Kế thừa giá trị truyền thống, các bức tranh của Trung Quốc chú trọng thể hiện nội hàm bên trong hơn là sự chính xác vật lý bề ngoài đơn thuần. Câu nói của danh họa Tề Bạch Thạch (1863-1957) minh chứng điều này rõ nhất, đó là “sự tinh tế của một bức tranh đẹp nằm ở chỗ nhìn thì thấy nó là thế này, nhưng đó lại không phải là chủ đề của bức tranh”. Một người hoạ sĩ vĩ đại phải có thể “thấy sự vĩ đại trong những điều nhỏ bé” và “thấy sự bé nhỏ trong những thứ vĩ đại”.
Một đặc điểm của hội hoạ Trung Quốc là sự nhân cách hoá bối cảnh hay vật thể để thông qua đó thể hiện đạo đức và giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống. Chẳng hạn, sơn và thuỷ không chỉ là những yếu tố chính trong bức tranh phong cảnh mà còn là biểu tượng tự nhiên của nguyên tắc cơ bản về Âm và Dương.
Đỉnh núi thường được sử dụng trong tranh của Trung Quốc để thể hiện tuổi tác và sự trường thọ. Tre trúc (rỗng ở bên trong) thể hiện sự khiêm tốn và chính trực. Những bông hoa đầu mùa tượng trưng cho sự kiêu hãnh và cô độc, trong khi hoa tàn biểu thị sự ra đi. Hổ thể hiện quyền lực và uy nghiêm, và sếu là biểu tượng của trường thọ.
Tranh phong cảnh của Tề Bạch Thạch.
Những sự liên tưởng như vậy thường xuất hiện một cách nổi bật trong những bài thơ mà các hoạ sĩ sáng tác và đề lên bức tranh. Theo cách này, các hoạ sĩ có thể thể hiện rõ nét hơn sự sâu sắc, đạo đức và các nguyên tắc cơ bản vốn có trong tác phẩm của mình, và tác động đến khán giả từ bên trong tâm hồn và lâu bền.
Để đạt được điều này, các họa sĩ Trung Quốc chú trọng đến thành phần cấu trúc và không gian để tạo sự nhịp nhàng và đa dạng. Đôi khi sự đa dạng và cân bằng được tạo ra theo cách này phong phú hơn là đề thêm chữ vào chỗ trống trong bức tranh.
Dấu ấn riêng của người hoạ sĩ
Văn hoá Trung Quốc thể hiện nổi bật trong mối liên hệ giữa nội hàm của bức tranh và thế giới nội tâm của người họa sĩ sĩ sáng tác. Chỉ khi người họa sĩ đạt được tiêu chuẩn cao về đạo đức thì bức tranh của người đó mới có thể đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Trong lịch sử Trung Quốc, tất cả các họa sĩ vĩ đại đều nghiêm khắc tuân theo tiêu chuẩn cao về đạo đức và vì vậy, tác phẩm nghệ thuật của họ phản ánh nhân cách cao đẹp của họ.
Sư tử và rắn, tranh của Từ Bi Hồng.
Sáu quy tắc của hội họa Trung Hoa
Sự cộng hưởng tinh thần hay còn gọi là sinh khí, có thể hiểu đó là cái “hồn” mà người nghệ sĩ truyền tải vào bức tranh.
Cốt pháp hay còn gọi là cách sử dụng bút vẽ. Điều này không chỉ liên quan đến kết cấu và các đường nét mà còn liên hệ chặt chẽ tới bức tranh và cá tính của người hoạ sĩ.
Ứng vật tượng hình hay ứng với vật mà phác ra hình, trong đó bao gồm các đường nét và hình khối.
Tương quan màu sắc hay là sự phối màu, bao gồm các lớp màu, giá trị và sắc thái.
Bố cục hình khối hay là bố trí và sắp xếp tương ứng với kết cấu, không gian và độ sâu.
Tả thực hay là sự mô phỏng vật mẫu, không chỉ từ cuộc sống mà còn từ các tác phẩm mỹ thuật của cổ nhân.
Theo TINH HOA
Tags: Hội họa, Trung Hoa cổ, Văn hóa Trung Hoa, Trung Quốc