Trước bàn thờ Phật họ gõ chiêng trống ầm ĩ làm rối loạn thế giới thanh tịnh, rồi thì du nhập những thứ không phải của đạo Phật, chẳng hạn như dâng sao giải hạn…
Trước bàn thờ Phật họ gõ chiêng trống ầm ĩ làm rối loạn thế giới thanh tịnh, rồi thì du nhập những thứ không phải của đạo Phật, chẳng hạn như dâng sao giải hạn…
Dâng sao giải hạn đang cuốn một số người cuồng tín theo những thái tiêu cực tới mụ mị. Trong trường hợp này, phong tục và hủ tục chỉ cách nhau một lằn ranh rất nhỏ của kiến thức và tâm lý.
Cái mà chúng ta đang thiếu là văn hóa, không phải thứ văn hóa nặng về khoe mẽ và chiều nịnh nhau mà là thứ văn hóa của trí tuệ.
Một quốc gia dốt là một quốc gia yếu, mà u mê là một biểu hiện của dốt nát. Một dân tộc dựa dẫm thánh thần không thể nào là một dân tộc mạnh khỏe.
Họ đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
Chưa bao giờ việc “phong thần” lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,… đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần.
Con người cúng bái cầu an cho mình nhưng lại đem bất an cho kẻ khác thì liệu có tránh được luật nhân – quả?
Không biết tự khi nào, nhiều người tin rằng mỗi năm xin được ấn đền Trần thì sẽ dễ được thăng quan tiến chức nên cố xin cho bằng được.
Các bậc thánh thần cũng được “xếp hạng” bởi khả năng ban phát. Người ta tìm đến họ để xin xỏ chứ không phải là để tìm sự thanh thản trong tâm hồn, hướng tới tổ tiên.