Học thuyết ‘nền kinh tế thị trường xã hội’ và ý nghĩa đối với Việt Nam

Về bản chất, mô hình nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức hay gần đây ở nhiều nước khác, trong đó được coi là thành công và đáng kể nhất là ở các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, có nhiều điểm tương đồng với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn. Nếu có sự khác biệt thì đó có lẽ chỉ là bản chất và hình thức của Nhà nước.

Học thuyết ‘nền kinh tế thị trường xã hội’ và ý nghĩa đối với Việt Nam

Tác giả: ThS. Hoàng Văn Nghĩa, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Lý thuyết về “nền kinh tế thị trường xã hội”

Trường phái Frankfurt (Cộng hoà Liên bang Đức) là trường phái lý luận đặc trưng cho chủ nghĩa tự do kinh tế mới được sử dụng từ cuối những năm 40 ở Đức, sau đó phát triển ở nhiều nước khác. Các đại biểu xuất sắc là W.Euskeus, W.Ropke, Muller và Armark; trong đó, lý thuyết của Muller- Armark là nổi bật nhất.

Những tiêu chí của nền kinh tế thị trường xã hội

Quan điểm cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội cho rằng, nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, đồng thời loại bỏ lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói. Tiêu chí để xác định một nền kinh tế là “kinh tế thị trường xã hội” đó là:

1- Quyền tự do cá nhân. Trên góc độ kinh tế,tự do cá nhân là cơ sở để tạo lập những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và tạo điều kiện để thị trường hoạt động trôi chảy và mạnh mẽ.

2- Công bằng xã hội. Quy luật của thị trường là quy luật của sự lạnh lùng và tàn nhẫn, vốn không tương thích với khái niệm đạo đức và nhân đạo, nó chỉ là “sự trao đổi ngang giá giữa các chủ thể sở hữu“. Về mặt xã hội, nó tạo ra một đội ngũ đông đảo những người cần được giúp đỡ là người già, trẻ em, người thất nghiệp,… Do đó, nhà nước phải thông qua chính sách tài chính, chính sách xã hội để phân phối lại và giúp đỡ những người này.

3- Khắc phục các khủng hoảng chu kỳ. Nền kinh tế thị trường tự do thường lâm vào khủng hoảng chu kỳ mà hậu quả của nó là sản xuất bị đình trệ và năng lực sản xuất không được khai thác hết. Do đó, nhà nước cần có các chính sách khắc phục hậu quả xấu, làm nhẹ các khủng hoảng chu kỳ, đặc biệt là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.

4- Chính sách tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhà nước cần tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận; đồng thời, phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật đồng bộ và khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hoá năng lực sản xuất.

5- Chính sách cơ cấu. Trong quá trình hoạch định chính sách, Nhà nước cần phải có quan điểm chiến lược về các cơ cấu kinh tế, cần đưa ra những dự báo về sự phát triển của nền kinh tế mà ở đó sẽ xuất hiện những nhân tố phái sinh tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Điều này nhấn mạnh rằng, nhà nước cần phải tính đến những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực có thể có ở trong mỗi quyết sách kinh tế. Đây là những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài. Khi nền kinh tế gặp phải các vấn đề như vậy thì Nhà nước phải thực hiện một chính sách cơ cấu thích hợp để uốn nắn và khắc phục. Đó là chính sách kinh tế tác động điều tiết vĩmô nền kinh tế của Nhà nước nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự tăng trưởng, sự phát triển bền vững và ổn định. Chính sách cơ cấu chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong việc xem sự biến đổi của các cơ cấu kinh tế là đối tượng cần phải điều chỉnh.

6- Bảo đảm tính tương hợp của thị trường. Thực chất, đây là mối quan hệ tương hợp giữa các chính sách kinh tế của nhà nước với tự do cạnh tranh của các chủ thể thị trường. Các chính sách kinh tế phải đảm bảo cho cạnh tranh công bằng; đồng thời, ngăn ngừa sự hạn chế hoặc phá vỡ cạnh tranh và những hoạt động cạnh tranh quá mức.

Các tiêu chí trên tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội.

Cạnh tranh

Cạnh tranh có hiệu quả là yếu tố trung tâm của nền kinh tế thị trường xã hội. Muốn cạnh tranh có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nước, cần phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp đều có những cơ hội thành công và những rủi ro bất trắc.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội có các chức năng cơ bản như:

– Sử dụng các nguồn tài nguyên tối ưu, kích thích tiến bộ kỹ thuật. Vì lợi nhuận tối đa, những người sở hữu các nguồn tài nguyên sẽ sử dụng chúng với năng suất cao nhất. Không có một cơ chế kế hoạch hoá tập trung nào thay thế được chức năng này của cạnh tranh trong việc ra các quyết định đầu tư. Ngoài ra, cạnh tranh còn kích thích các doanh nghiệp phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất, làm cho sức sản xuất phát triển.

– Thúc đẩy người sản xuất tăng cường thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng; đồng thời, nó cung cấp một sơ đồ phân phối thu nhập lần đầu cho nền kinh tế.

– Tạo ra tính linh hoạt điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế, vì nó giúp không chỉ phân phối sử dụng các nguồn lực tối u, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuậtư sản xuất, mà còn phát ra các tín hiệu giúp nhà nước nhận biết tính đúng đắn hay sai lệch của chính sách kinh tế.

– Tạo ra quyền tự do tối đa cho sự lựa chọn và hoạt động của doanh nghiệp tham gia vào các quá trình kinh tế.

Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội luôn tồn tại những nguy cơ đe doạ đối với cạnh tranh có hiệu quả. Một là, nguy cơ do nhà nước gâyra. Khi nhà nước hoạt động với tư cách là chủ thể quản lý xã hội bằng các chính sách có thể làm suy yếu các quá trình cạnh tranh, đặc biệt là khi các chính sách tài chính và các chính sách tiền tệ của nhà nước phục vụ cho mục tiêu chính trị. Ngoài ra, khi nhà nước tồn tại như một chủ thể kinh tế có sức cạnh tranh thì nó dễ dàng bóp méo các hoạt động cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Hai là, hoạt động của các tổ chức kinh tế tư nhân đã tạo ra những hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và chiều ngang, hình thành các tập đoàn độc quyền để thoả thuận với nhau về một vấn đề kinh tế nào đó, sự thoả thuận giữa người sản xuất và người tiêu dùng hàng hoá trong việc đánh giá thống nhất về chất lượng, giá cả hàng hoá cho người tiêu dùng. Hai loại thoả thuận này đều làm hạn chế rất lớn sức cạnh tranh. Cuối cùng, sự hợp nhất và thâu tóm lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến loại trừ sự cạnh tranh giữa họ.

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường xã hội được xây dựng dựa trên cơ sở sáng kiến của các cá nhân và sự cạnh tranh có hiệu quả. Do đó, nhà nước chỉ can thiệp vào những nơi mà quá trình kinh tế không có hiệu quả và thực hiện chức năng duy trì, bảo vệ, định hướng cho các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở đây phải tuân theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tạo ra sự hài hoà, tức là nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng nhà nước và các chức năng thị trường.

Theo nguyên tắc hỗ trợ , nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường như: kích thích sự phát triển các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm cho họ một hành lang pháp lý chắc chắn để họ tự sản xuất, kinh doanh độc lập và thực hiện một chính sách thị trường mở. Quan trọng hơn, nhà nước phải có trách nhiệm ổn định hệ thống tài chính -tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và gìn giữ trật tự an ninh và công bằng xã hội.

Nguyên tắc tương hợp chính là nguyên tắc làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường; đồng thời, phải bảo đảm được các mục tiêu kinh tế – xã hội của mình. Trong đó, bao gồm các chính sách: chính sách tận dụng nhân lực, chính sách tăng trưởng, chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chính sách thương mại và chính sách đối với các ngành, các vùng lãnh thổ.

+ Chính sách tận dụng nhân lực: để thực hiện chính sách này, Chính phủ Đức đã hỗ trợ cho một chương trình vùng – nơi có lợi thế về tài nguyên và nhân lực trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó quyết định đến việc tăng trưởng GNP (tổng sản phẩm quốc nội).

+ Chính sách chống khủng hoảng chu kỳ: trong các chu kỳ sản xuất bị đình trệ, chính phủ Đức thực hiện các chính sách bao mua rộng rãi để giải phóng tư bản.

+ Chính sách thương mại: dựa trên nguyên tắc tương hợp với thị trường trong lĩnh vực thương mại bằng cách tránh hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

Những chính sách kinh tế thực tiễn trên của Chính phủ Đức không chỉ thể hiện rõ nguyên tắc tương hợp giữa các hoạt động kinh tế của Nhà nước với thị trường, mà còn là các chính sách cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Đức.

Nhân tố xã hội trong nền kinh tế thị trường

Lý thuyết kinh tế thị trường xã hội cho rằng: trong nền kinh tế thị trường tự do, các nhân tố thị trường chiếm ưu thế và phát huy tác dụng, bất chấp các hệ quả xấu mà nó mang lạicho xã hội; song, trong nền kinh tế thị trường xã hội, yếu tố xã hội vẫn phải chiếm vị trí quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường thuần tuý, các yếu tố thị trường có xu hướng mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, mang lại lợi ích kinh tế tối đa cho cá nhân hoặc những nhóm người nhất định chứ không mang lại lợi ích kinh tế tối ưu và sâu rộng cho toàn xã hội, không phản ánh được ý chí và động cơ lợi ích kinh tế của tất cả những chủ thể tham gia vào quá trình thị trường ấy.

Trong nền kinh tế thị trường xã hội, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó biểu hiện ở chỗ:

1) Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất; 2) Bảo vệ tất cả các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những rủi ro của cuộc sông gây nên; 3) Nhà nước quan tâm đặc biệt đến quyền và lợi ích của những nhóm người lao động – tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, Trước hết đó là quyền có việc làm, quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyền được hưởng các dịch vụ và phúc lợi xã hội một cách tối thiểu;…

để thực hiện được những mục tiêu như đã nêu ở trên của nền kinh tế thị trường xã hội, cần có các công cụ sau:

Một là, sự tăng trưởng kinh tế . Vì, tăng trưởng kinh tế tạo nên thu nhập cao hơn và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp; cho nên, bản thân sự tăng trưởng kinh tế đã bao hàm một yếu tố xã hội quan trọng.

Hai là, phân phối thu nhập công bằng. Trước hết, điều này có liên quan đến quy mô và tốc độ tăng tiền lương so với tăng lợi nhuận. Thứ hai, cơ cấu của hệ thống có ảnh hưởng đáng kể đối vớisự phân phối và đối với hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội. Thứ ba, việc ổn định giá cả góp phần vào việc bảo đảm công bằng xã hội. Ví dụ, lạm phát có xu hướng đưa đến sự phân phối lại thu nhập ngoài mong muốn, biến tiền lương và tiền hưu trí của người già thành lợi nhuận và chuyển các khoản tiền tiết kiệm của mọi người sang cho những người nắm giữ tài sản bằng hiện vật.

Ba là, bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội, chống lại những rủi ro, thất nghiệp, sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và tai nạn gây nên. Ở Đức đã có truyền thống lâu đời về bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội đã có từ những năm 80 của thế kỷ 19, cho đến nay gồm có:

+ Bảo hiểm thất nghiệp: Khi thất nghiệp, người công nhân sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp thất nghiệp tuỳ theo mức lương hoặc tiền công của họ và số con cái. Nếu cha có con thì nhận được một khoản bằng 63% tiền lương, 68% khi đã có một con trở lên.Thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp tuỳ thuộc vào độ dài thời gian làm việc trước đó. Đối với những người dưới 44 tuổi là 12 tháng, còn trên 54 tuổi là 24 tháng. Sau đó, hết hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian tối đa là 1 năm (bằng 56% nếu không có con, 58% nếu có con so với tổng thu nhập Trước đó). Khoản này do ngân sách liên bang đài thọ.

+ Bảo hiểm tuổi già: Hệ thống trợ cấp tuổi già của Nhà nước được áp dụng đối với tất cả công nhân, viên chức và một số tầng lớp xã hội khác (độ tuổi về hưư: nam: 63 tuổi, nữ: 60 tuổi). Hàng năm, tiền hưu trí được nâng lên để bù vào những thiệt thòi do lạm phát và các yếu tố khác gây ra. Quỹ hưu trí do chủ xí nghiệp, công nhân và Chính phủ đóng góp.

+ Bảo hiểm sức khoẻ: bảo hiểm sức khoẻ được cấp cho cả các chủ xí nghiệp và công nhân (và nhiều tầng lớp xã hội khác như sinh viên, nông dân, người về hưu, người thất nghiệp,…) là những người có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức quy định. Hệ thống bảo hiểm này do chủ xí nghiệp và công nhân đóng góp tỷ lệ 50:50.

+ Bảo hiểm tai nạn: loại bảo hiểm này có sự tham gia của tất cả công nhân viên, chức và các tầng lớp xã hội khác. Mức trợ cấp tính theo mức độ nghiêm trọng của thương tật và thu nhập trước đó của nạn nhân. Tiền đóng góp này do chủ xí nghiệp chịu.

Bốn là, phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội bao gồm các khoản trợ cấp của Nhà nước cho những người không có thu nhập hoặc có thu nhập quá thấp. Hai bộ phận quan trọng của phúc lợi xã hội đó là:

a) Trợ cấp xã hội: được thực hiện trực tiếp bằng tiền cho những người thiếu thốn không có ai giúp đỡ. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, mức trợ cấp này là 350 Mark;

b) Trợ cấp về nhà ở: những gia đình hoặc người độc thân có thu nhập quá thấp đều được Chính phủ trợ cấp một khoản tiền để trả tiền thuê nhà.

Năm là, các biện pháp chính sách xã hội khác: Khoản này có trợ cấp nuôi con là quan trọng nhất, do Chính phủ liên bang trợ cấp: mức quy định cụ thể: 50 Mark đối với con thứ nhất, 70 (hoặc 100 Mark) đối với con thứ hai, 120-200 Mark đối với con thứ ba và 140 đến 240 Mark đối với mỗi con sinh thêm.

2. Ý nghĩa đối với Việt Nam

1. Phát triển nền kinh tế thị trường là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và nhất là của thực tiễn xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, chỉ có xây dựng nền kinh tế thị trường mới tạo tiền đề vật chất cho phát triển xã hội và bảo đảm cho mọi người có điều kiện thực hiện được lợi ích của mình. Những quy luật kinh tế cơ bản của nó (chẳng hạn như cạnh tranh, cung-cầu, tiền tệ, lưu thông,…) sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật, tạocông ăn việc làm cho hàng loạt người lao động, góp phần xoá đỏi giảm nghèo… Đây là điều kiện cần của việc bảo đảm và hiện thực hoá các quyền con người.

2. Phát triển nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tự do thuần tuý. Bởi lẽ, thị trường tự do thuần tuý sẽ dẫn đến một nền kinh tế tự do-vô chính phủ và quy luật của thị trường cũng luôn là sự phá sản, sự lạm phát, khủng hoảng chu kỳ, suy thoái kinh tế, đình trệ nền kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất chỉ chạy theo lợinhuận mà chà đạp lên lợi ích của người tiêu dùng, bất chấp luật pháp và đạo đức kinh doanh. Sự đầu tư và tập trung tư bản chỉ xuất phát và vì lợi nhuận của nhà tư bản, của người sở hữu và sản xuất dẫn đến sự phát triển không đồng đều và hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế, giữa các vùng miền về địa lý tất yếu dẫn đến cơ cấu kinh tế không hợp lý. Và nhất là, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước thì không thể có nhà tư bản hay nhà đầu tư nào dám đầu tư vào cơ sở hạ tầng – tiền đềcực kỳ quan trọng cho nền sản xuất,… Như vậy, Nhà nước ở đây không chỉ đơn thuần đóng vai trò là “người gác đêm” cho nền kinh tế, mà thực sự cần đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Thậm chí, đôi khi Nhà nước chính là “vị cứu tinh” cho nền kinh tế tránh được nguy cơ lạm phát, suy thoái và đình trệ. Trong thời đại ngày nay, không thể có một mô hình kinh tế thị trường tự do thuần tuý theo lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith.

3. Phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phải định hướngvào mục tiêu tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc tham gia vào quá trình sản xuất, đặc biệt là trong việc hưởng quyền và lợi ích. Điều đó có nghĩa là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy luật của kinh tế thị trường, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước thì bêncạnh những ưu điểm cũng chứa đựng nhược điểm có thể dẫn tới những hậu quả khó lường không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt xã hội. Đó là: thất nghiệp gia tăng, phân hoá xã hội sâu sắc do sự gia tăng mạnh mẽ khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa người có việc làm và không có việc làm, giữa người có khả năng lao động (người bình thường) và những người không có khả năng lao động (người tàn tật, trẻ em, người già,…). Chính vì thế, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước và không có sự định hướng vào các mục tiêu xã hội của nhà nước trong việc quản lý và thúc đẩy nền kinh tế thì lợi ích của toàn xã hội, do xã hội tạo ra lại chỉ tập trung phần lớn vào trong tay một số người nắm giữ tư liệu sản xuất (đó là các ông trùm tư bản), hay thành quả của quá trình sản xuất xã hội tạo ra sẽ chẳng bao giờ tới được đông đảo các tầng lớp người trong xã hội, nhất là các đối tượng đặc biệt cần được quan tâm.

4. Về bản chất, mô hình nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức hay gần đây ở nhiều nước khác, trong đó được coi là thành công và đáng kể nhất là ở các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, có nhiều điểm tương đồng với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn. Nếu có sự khác biệt thì đó có lẽ chỉ là bản chất và hình thức của Nhà nước với tư cách là chủ thể tham gia vào điều tiết nền kinh tế. Bản chất của nhà nước Đức (hay một số nước Bắc Âu cũng vậy) là nhà nước tư sản, xét đến cùngchỉ là nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản, của những ông trùm tư bản và những người có của. Trong khi đó, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là nhà nước đại diện cho lợi ích của toàn thể xã hội, là nhà nước XHCN. Tuy nhiên, những nội dung kinh tế mà nhà nước tư sản đang thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội kiểu Đứcvà Bắc Âu là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội chúng ta hiện nay.

Lý luận về “nền kinh tế thị trường xã hội” chứa đựng những yếu tố hợp lý và cần thiết cho việc lựa chọn mô hình kinh tế vừa nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đồng thời lại nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Do đó, chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm của các nước theo mô hình này để xây dựng một mô hình hoàn thiện về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hay nói cách khác, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa.

6. Tuy nhiên, xét đến cùng, mô hình kinh tế thị trường xã hội mà Đức và các nước Bắc Âu đang tiến hành thành công trên thực tế cũng không thể khắc phục được những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản tạo ra đối với xã hội. Nền kinh tế ấy tự bản thân nó chứa những vấn đề bất ổn, nhà nước không thể theo kịp và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng bởi sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Những chính sách xã hội nhằm bảo đảm toàn diện lợi ích cho những người lao động – lực lượng đông đảo nhất của xã hội và mọi tầng lớp xã hội khác suy cho cùng luôn luôn bị giới hạn bởi lợi ích hẹp hòi của giai cấp thống trị của xã hội ấy – giai cấp tư sản. Hơn nữa, suy cho cùng,những chính sách xã hội tốt đẹp ấy, được hoạch định bởi nhà nước tư sản, chỉ giúp giải phóng và bảo đảm được lợi ích cho những người có của, những người tầng lớp trung lưu trong xã hội trở lên, còn đại bộ phận những người thuộc tầng lớp dưới vẫn chịu cảnh nghèo khổ, bần cùngvà bất bình đẳng khi cuộc sống của họ quá phụ thuộc vào những người đang “nhỏ giọt” hay “bố thí” từ những khoản lợi nhuận kếch sùcủa nhà tư bản thông qua chính sách xã hội được coi là “tốt đẹp” ấy.

7. Lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội, theo quan điểm cá nhân của chúng tôi, về thực chất là sự phát triển lý luận của Marx về xây dựng một xã hội quan tâm và bảo đảm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi cá nhân đều được phát triển tự do và các quyền con người được hiện thực hoá. Có thể nói, lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng có những nét tương đồng. Chẳng hạn, cả hai mô hình này đều lấy mục tiêu, hay hướng vào mục tiêu “xã hội“. Tuy nhiên, điểm khác căn bản của học thuyết Marx so với học thuyết của trường phái Frankfurt đó là cái “xã hội” mà Marx xác định bao chứa hàm nghĩa rộng nhất của từ này là “tổng hoà” của những cá nhân không phải chỉ tồn tại với tính cách là thành viên của một giai cấp, một dân tộcđặc thù nào đó, mà hơn thế, đó là cá nhân-xã hội, cá nhân-nhân loại, cá nhân đã được giải phóng toàn diện về mọi mặt (chính trị, kinh tế, xã hội,…). Theo nghĩa ấy, “xã hội” đối với các nhà kinh điển Marxist, cũng như đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực không chỉ bị hạn định bởi lập trường giai cấp hẹp hòi của giai cấp tư sản, mà đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội mà các nhà nước phơng Tây đang theo đuổi rốt cục cũng chỉ mang tính “xã hội” nửa vời, không toàn diện và triệt để. Bởi lẽ, thành tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến một mô hình kinh tế tăng trưởng, bảo đảm công bằng xã hội và giải phóng con người thực sự, đó chính là nhà nước thì lại không được “xã hội hoá“,tức không phải là thiết chế đại diện cho lợi ích của toàn xã hội, bảo đảm lợi ích của các tầng lớp người trong xã hội, mà thực chất nó vẫn chỉlà quyền lực của thiểu số người nắm giữ của cải và tư liệu sản xuất trong xã hội do giai cấp tư sản thống trị. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn là một thực thể được xã hội hoá thực sự, là một mô hình đúng đắn nhằm tạo ra những tiền đề vật chất to lớn cho việc xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng bền vững và bảo đảm hiệu quả công bằng xã hội, tự do, dân chủ, giải phóng con người và hiện thực hoá quyền con người. Đồng thời, đây chính là mô hình đúng giúp cho việc xây dựng thành công xã hội ở thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

—————————

Chú thích:

1. Học viện CTQG Hồ Chí Minh-Khoa Kinh tế Chính trị: “Giáo trình Lịch sử các Học thuyết kinh tế”, NXB CTQG., H.2000.
2. Đạihọc Kinh tế Quốc dân, Mai Ngọc Cờng (chủ biên): “Các Học thuyết kinh tế”, NXB Thống kê, H., 1998.
3. Maurice Basle, Francoise Benhamon,..: “Lịch sử t tởng kinh tế- các nhà sáng lập-tập 1”, NXB KHXH., H., 1996.

Theo LAPPHAP.VN

Tags: , , ,