⠀
Simon Bolivar và những giá trị của nền Cộng hòa
Roussesau đã từng nói tự do là một món ăn ngon, song khó tiêu. Các công dân yếu đuối của chúng ta cần phải bồi bổ tinh thần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa được chất dinh dưỡng trong lành là tự do.
Nguồn: Tạp chí Người đưa tin UNESCO, Số chuyên đề: “1789 – Một ý tưởng đã làm thay đổi thế giới”, tháng 6/1989.
Trong một bài diễn văn nổi tiếng đọc tại buổi lễ khai mạc Quốc hội Venezuela tại Angostura năm 1819, Simon Bolivar đã khẳng định lại những nguyên tắc hành động chính trị và sự gắn bó không thể suy suyển của công đối với một chính quyền cộng hòa thiết lập trên cơ sở các quyền tự do và bình đẳng được hiến pháp đảm bảo.
Dưới đây là một vài đoạn chính yếu trích trong bài viết quan trọng này:
*
Việc kéo dài mãi sự cầm quyền của một cá nhân thường dân đến chỗ chấm dứt các chế độ dân chủ. Trong các chế độ của nhân dân, tiến hành bầu cử nhiều lần là cần thiết vì không gì nguy hiểm hơn là đặt quyền lực một thời gian dài vào tay một người. Để như thế nhân dân sẽ quen phục tùng, còn con người đó sẽ quen ra mệnh lệnh. Đó chính là nguồn gốc của sự tiếm quyền và chuyên chế. Cần phải hết sức bảo vệ tự do của nền Cộng hòa, và các công dân chúng ta cần lo ngại một cách có cơ sở rằng người đứng đầu đã lãnh đạo họ suốt bấy nhiều năm có thể sẽ cai trị họ mãi mãi.
Tự do, chất dinh dưỡng trong lành
Roussesau đã từng nói tự do là một món ăn ngon, song khó tiêu. Các công dân yếu đuối của chúng ta cần phải bồi bổ tinh thần một thời gian dài mới có thể tiêu hóa được chất dinh dưỡng trong lành là tự do. Một khi chân tay họ còn bị tê dại vì xiềng xích, tầm mắt họ bị bóng đen của ngục tối che khuất, thì làm sao họ có thể vững bước tiến tới ngôi đèn uy nghi của tự do để ngắm nhìn tận mắt vẻ đẹp huy hoàng rực rỡ và tự do hít thở không khí trong lành ở đó?
Mặc dù có những suy nghĩ dằn vặt như vậy, song tôi cảm thấy tràn ngập niềm vui trước những tiến bộ lớn lao mà nước cộng hòa của chúng ta đã đạt được trong bước đầu sự nghiệp cao cả của mình. Gắn bó với mục đích, với lòng yêu công lý và khát khao tiến tới chỗ hoàn thiện, khi tách khỏi Tây Ban Nha, Venezuela đã giành lại độc lập, tự do, bình đẳng và chủ quyền. Bằng việc thiết lập một nước cộng hòa dân chủ, Venezuela đã đạt ra ngoài vòng pháp luật nên đặc quyền đặc lợi. Venezuela đã ban bố quyền con người, các quyền tự do hành động, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí. Không bao giờ có thể ca ngợi cho hết sự nghiệp tự do cao cả này về ý đồ trong sáng đã khơi nguồn cho nó. Quốc hội đầu tiên của Venezuela đã biểu lộ một cách xứng đáng uy quyền của nhân dân và khắc sâu không bao giờ phai mờ uy quyền đó vào biên niên sứ pháp luật của chúng ta khi phê chuẩn điều ước xã hội có khả năng đảm bào nhất cho hạnh phúc của dân tộc.
Một nguyên tắc chủ đạo: bình đẳng
Tác phẩm L’Esprit des lois (Tinh thần luật pháp) đã chẳng nói rằng luật pháp phải thích hợp với những người làm ra nó và chỉ là ngẫu nhiên khi bộ luật dân tộc này đáp ứng những yêu cầu của dân tộc khác, rằng luật pháp cần phải thích hợp với các điều kiện vật chất, khí hậu, tình hình, bề rộng, tinh chất đất đai,lối sống của dân cư nước đó ư? Rằng luật pháp cần phải phù hợp với mức độ tự do mà Hiến pháp có thể dung nạp, với tôn giáo, lợi ích công việc buôn bán và những phong tuch tập quán của dân cư đó ư? Đó là bộ luật mà chúng ta cần tham khảo, chứ không phải bộ luật của Washington!
Hãy nhớ rằng dân tộc ta không phải là một dân tộc châu Âu, lại càng không phải Bắc Mỹ, mà là một bộ phận hợp thành của châu Phi và châu Mỹ hơn là xuất xứ từ châu Âu, vì chính Tay ban Nha cũng không hoàn toàn thuộc về châu Âu do mang dòng máu châu Phi, do các thể chế và đặc tính dân tộc của mình. Thông Qua hiến pháp,công cụ truyền đạt của thiên nhiên, tất cả các công dân Venezuela đều được hoàn toàn binhd đẳng về chính trị. Tuy sự bình đẳng này có thể không phải là một nguyên tắc chỉ đạo ở Athens, ở Pháp và ở Mỹ, song bản thân chúng ta cần phải khẳng định nó để mà sửa chữa những khác biệt rõ ràng của chúng ta.
Thưa các nhà lập pháp, theo ý kiến tôi, nguyên tắc cơ bản của chế đọ chúng ta tùy thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ chúng ta tùy thuộc trực tiếp và độc nhất vào sự bình đẳng đã được đề ra và thực hiện ở nước ta. Tạo hóa sinh ra con người không đồng đẳng về tư chất, tính tình, sức lực và năng lực. Luật pháp chấn chỉnh những cái khác biệt này vì luật pháp đặt cá nhân vào trong xã hội bằng cách nào đó sao cho nền giáo dục, công nghiệp, nghệ thuật, các công sở và các đức tính tạo ra cho con người một sự bình đẳng giả tạo, được gọi bình đẳng về chính trị và xã hội. Đó là một ý kiến hay chợt nảy ra một cách rất thích hợp để tập hợp trong khuôn khổ một Nhà nước mọi giai cấp ngày càng trở nên đa dạng hơn do sự lan rộng của mỗi giai cấp. Chỉ nhờ có sáng kiến này mới có thể xóa bỏ tận gốc sự bất hòa đau xót này. Và nhờ đó có thể tránh khỏi những ghen tị, đối địch và hằn thù!
Những bài học lịch sử
Chúng ta cần có bình đẳng để có thể nói là tái tạo toàn bộ các đẳng cấp, các chính kiến và các tập quán thành một thể thống nhất. Rồi, mở rộng tầm mắt về chặng đường dài còn phải đi qua, chúng ta cần lưu ý đến những mối nguy hiểm cần tránh. Cần lấy lịch sử làm người dẫn dắt chúng ta trên chặng đường này.
Đi từ thời cổ đại sang thời hiện đại, chúng ta thấy nước Anh và nước Pháp đang thu hút sự chú ý của tất cả các dân tộc và đem lại cho họ vô vàn bài học hùng hồn về cách cầm quyền. Sự tiến hóa của hai dân tộc vĩ đại này, tựa như một sao băng sáng chói, đã làm chan hào thế giới những ánh sáng chính trị rực rỡ đến nỗi ngày nay mọi người biết nghĩ đều hiểu đâu là quyền con người và đâu là bổn phận của con người, đâu là những mặt tốt đẹp và đâu là những cái xấu xa của các chính quyền. Mọi người ngày nay đều hiểu được giá trị nội tại của các học thuyết suy đoán của các nhà triết học và các nhà làm luật hiện đại.
Ở đây cần nhắc lại điều mà nhà hùng biện Volney đã viết trong lời đề tặng cuốn sách Ruines (Phế tích) của ông “Hỡi các dân tộc sinh ra ở miền Tay Ân thuộc Tây Ban Nha, hỡi các thủ lĩnh hào hiệp đã dẫn dắt họ tới tự do; mong sao những sai lầm và bất hạnh của Thế giới cũ sẽ dạy cho thế giới mới về sự khôn ngoan và hạnh phúc!”. Đừng để phí hoài những bài học kinh nghiệm. Hãy học ở Hy Lạp, La Mã, Pháp, Anh và Bắc Mỹ khoa học đầy khó khăn dạy cách dựng nước và giữu nước với các đạo luật thích hợp, đúng đắn, chính đáng và nhất là có ích. Cũng đừng bao giờ quên rằng sự ưu việt của một chính quyền không phải ở học thuyết, hình thái, cơ chế của nó, mà ở chỗ nó thích ứng với thiên nhiên, với đặc tính của dân tộc.
Theo TRIETHOC.EDU.VN
Tags: Dân chủ, Khoa học chính trị, Simon Bolivar