Cuộc chiến chống phát-xít và thực dân mới của Nga ở Liên Hợp Quốc

Từ năm này qua năm khác, chúng ta thấy phái đoàn Hoa Kỳ liên tục bỏ phiếu chống lại các nghị quyết trên của Liên Hợp Quốc, còn các phái đoàn Châu Âu từ các quốc gia thực dân cũ, chủ yếu là Anh và Pháp, hoặc bỏ phiếu ủng hộ quan điểm của Mỹ hoặc bỏ phiếu trắng.

Nga tiếp tục đường lối kiên định ngăn chặn chính sách thực dân mới dưới mọi biểu hiện

Ngày 12/12/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một số nghị quyết đã được Ủy ban thứ 4 thông qua trước đó, bao gồm các quyết định hàng năm về phi thực dân hóa.

Ngoài các văn kiện về các lãnh thổ không tự quản riêng lẻ, Liên Hợp Quốc đã thông qua các quyết định về các vấn đề chung của quá trình phi thực dân hóa. Trong đó có quyết định về việc các cơ quan chuyên môn và các tổ chức quốc tế liên quan với Liên Hợp Quốc thực hiện Tuyên bố trao độc lập cho các nước và nhân dân thuộc địa, cũng như quyết định về việc phổ biến thông tin về quá trình phi thực dân hóa.

Từ năm này qua năm khác, chúng ta thấy phái đoàn Hoa Kỳ liên tục bỏ phiếu chống lại các nghị quyết trên của Liên Hợp Quốc, còn các phái đoàn Châu Âu từ các quốc gia thực dân cũ, chủ yếu là Anh và Pháp, hoặc bỏ phiếu ủng hộ quan điểm của Mỹ hoặc bỏ phiếu trắng. Trong khi đó, có 120-170 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc bỏ phiếu tán thành các nghị quyết về phi thực dân hóa của Liên Hợp Quốc. Như vậy, các phái đoàn của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp vẫn đơn độc và bị cô lập, đi ngược lại quan điểm của hầu hết các thành viên khác của Liên Hợp Quốc.

Chúng tôi để những nghị quyết này cho lương tâm của Washington, London và Paris phán xét-những nơi không thể vượt qua những mặc cảm do đánh mất quyền lực mà họ đã từng có trước đây. Việc từ chối chấp nhận thực tế hiện đại dưới hình thức một thế giới đa cực đang hình thành và được củng cố là minh chứng cho những nỗ lực của “Phương Tây tập thể” đang tự cô lập mình khỏi các quốc gia “Nam Bán Cầu”, những quốc gia cũng có quyền chủ quyền như các đế chế thực dân trước đây và đang tìm cách theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại độc lập.

Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục đường lối kiên định và có tính nguyên tắc ngăn chặn chính sách thực dân mới dưới mọi biểu hiện của nó, kể cả trong khuôn khổ công việc của Ủy ban thứ 4 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Nghị quyết chống lại sự tôn vinh chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa phát-xít mới và các hành vi có liên quan khác

Cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết chống lại sự tôn vinh chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa phát-xít mới và các hành vi có liên quan khác được tổ chức ngày 4/11/2022 tại Ủy ban thứ ba phiên họp lần thứ 77 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là điều chưa từng có về các nỗ lực gia tăng của các quốc gia phương Tây và các đồng minh của họ bác bỏ kết quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương và phán quyết của Tòa án Nuremberg, cũng như phán quyết của Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông. Với nỗ lực xuyên tạc lịch sử và biện minh cho tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người do kẻ chủ nghĩa quốc xã và các đồng minh của chúng, cũng như của những kẻ cộng tác, các quốc gia đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết, trước hết là CHLB Đức, Italia và Nhật Bản, đã thể hiện sự báng bổ trắng trợn đối với ký ức những nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã Đức, chủ nghĩa phát-xít Ý và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Dựa theo những kiến giải địa chính trị, ích kỷ và xu thời của mình, CHLB Đức và Italia, là các quốc gia – thành viên của “trục”, đã thực hiện bước đi vô trách nhiệm khiến người ta nghi ngờ về tính chân thực trong những tuyên bố trước đó của họ về nhận thức tội lỗi gây ra Thế chiến thứ hai. Những hành động như vậy cũng không phù hợp với nghĩa vụ của các quốc gia này về việc tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc mà chính họ đã cam kết khi gia nhập tổ chức thế giới.

Trong tình hình hiện nay, một yêu cầu cấp thiết hơn cả đối với Nhật Bản là chính thức công nhận tội tiến hành xâm lược vũ trang Viễn Đông và toàn bộ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tokyo chính thức cần được nhắc nhở rằng, việc gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1956 nói chung chỉ có thể thực hiện được sau khi có sự đồng ý của Liên Xô, với điều kiện là Nhật Bản tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Lập trường của Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản, cũng như của một số quốc gia khác đã chiến đấu chống lại các quốc gia thuộc liên minh chống Hitler trong Thế chiến thứ hai, đã cho thấy rõ sự vội vàng của các cuộc thảo luận và đề xuất liên quan đến việc loại trừ từ ngữ “các quốc gia thù địch” ra khỏi văn bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Kết quả bỏ phiếu về nghị quyết nói trên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với chúng tôi khi phát triển lập trường của Nga liên quan đến việc ủng hộ các ứng cử viên các quốc gia ứng cử làm thành viên không thường trực và thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm cả trong khuôn khổ các cuộc thảo luận về việc mở rộng cơ quan này, theo Điều 24 Điều lệ của tổ chức, chịu “trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Tính đến cuộc bỏ phiếu đã diễn ra, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, theo Hiến chương của tổ chức “cứu các thế hệ tương lai khỏi tai họa chiến tranh” cần nhắc đến những ai đã chiến đấu chống lại liên minh chống Hitler trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai về sự cần thiết duy trì mặc cảm tội lỗi lịch sử đã gây ra tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Đại đa số các nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ sáng kiến của Nga chống tôn vinh chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa phát-xít mới

Bình luận của người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova về Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chống tôn vinh chủ nghĩa phát-xít:

Ngày 15/12/2022, tại New York, trong phiên họp toàn thể khóa 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, với 120 phiếu thuận, 50 phiếu chống và 10 phiếu trắng đã thông qua Nghị quyết do Đoàn đại biểu của Liên bang Nga thay mặt 32 quốc gia là đồng tác giả đệ trình “Đấu tranh chống tôn vinh chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa phát-xít mới và các hoạt động thực tiễn đang làm gia tăng các hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử về chủng tộc, tư tưởng bài ngoại và bất khoan dung có liên quan”. Trước đó, ngày 4/11/2022, văn bản của Nghị quyết này đã được Ủy ban thứ ba Khóa 77 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua.

Bất chấp áp lực chưa từng có từ “Phương Tây tập thể” nhằm vào các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, kết quả bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này chứng tỏ rõ ràng đại đa số các quốc gia đã phản đối các nỗ lực mưu toan hủy bỏ kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai đã từng được xác nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương và Phán quyết của Tòa án Nuremberg cũng như Phán quyết của Tòa án quân sự quốc tế về Viễn Đông.

Cuộc bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này khiến thế giới ngạc nhiên và phẫn nỗ trước lập trường của các quốc gia đã từng là thành viên của phe trục đã từng gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hợp Quốc bỏ phiếu bác bỏ văn kiện này trong lần bỏ phiếu năm nay.

Các quốc gia đã từng là thành viên của phe trục chống lại điều gì? Họ đã bác bỏ một Nghị quyết lên án sự tôn vinh chủ nghĩa quốc xã và những biểu hiện của chủ nghĩa tân quốc xã. Rõ ràng, không thể chấp nhận tham vọng xuyên tạc lịch sử, biện minh cho tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của Đức quốc xã, các đồng minh của chúng và những kẻ đồng lõa với chúng đã gây ra. Nghị quyết bày tỏ sự phẫn nộ đối với các cuộc tuần hành và diễu hành tôn vinh những kẻ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ Đức quốc xã hoặc hợp tác với chúng. Nghị quyết còn lo ngại về các hành động phá hoại có hệ thống và toàn diện của các nước Phương Tây nhằm vào các tượng đài vinh danh những người đã chiến đấu để giải phóng thế giới thoát khỏi thảm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát-xít.

Đáng chú ý là, nỗ lực của các nước Phương Tây nhằm chính trị hóa các cuộc thảo luận và “dàn xếp tỷ số” với Nga tại cuộc bỏ phiếu, mượn cớ tình hình ở Ukraine để phá hoại tiến trình thông qua Nghị quyết này không những không thành công mà còn chứng tỏ rõ ràng lý do thực sự của việc họ không sẵn sàng bỏ phiếu cho một văn kiện yêu cầu xóa bỏ tận gốc chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa phát-xít mới núp dưới chiêu bài tôn trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp, cũng các cân nhắc về chính trị.

Liên quan tới vấn đề này, điều đặc biệt đáng mừng là hầu hết các nước trên thế giới vẫn đánh giá khách quan kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai và hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn sự tái diễn một cuộc đại chiến tranh khủng khiếp trong tương lai tương tự như những gì mà chủ nghĩa quốc xã và hệ tư tưởng tội ác của chúng đã gây ra.

Đồng thời, tình hình thế giới hiện nay chứng tỏ rõ ràng sáng kiến quan trọng này của Liên Hợp Quốc vốn là ưu tiên hàng đầu của Nga và những quốc gia cùng chí hướng với Nga đang có tính thời sự cấp bách và rất quan trọng.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , , ,