An ninh thông tin quốc tế: Từ hỗn loạn đến trật tự và hợp tác

Từ 25 năm trước, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), người Nga đã dự đoán rằng các vấn đề sử dụng an toàn các công nghệ này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình nghị sự chính trị quốc tế trong thế kỷ 21.

An ninh thông tin quốc tế: Từ hỗn loạn đến trật tự và hợp tác

Tác giả: Andrey Krutskikh, Đại diện đặc biệt của Tổng thống Liên bang Nga về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga.

Năm 1998, Nga đã khởi xướng một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi lưu ý đến những rủi ro của việc sử dụng ICT cho mục đích bất hợp pháp. Trong thập kỷ tiếp theo, mối quan tâm của Nga đã được tất cả các quốc gia chia sẻ, không có ngoại lệ, và ủng hộ lời kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn cầu trong không gian thông tin.

Tuy nhiên, sau đó các nước Phương Tây bắt đầu tích cực thử nghiệm việc sử dụng ICT cho các mục đích chính trị-quân sự bằng cách tận dụng ưu thế công nghệ của họ trong lĩnh vực này vào thời điểm đó.

Thật đáng lo ngại, theo thời gian, việc sử dụng ICT cho các mục đích chính trị-quân sự đã trở thành một xu hướng. Mỹ trong khi tuyệt vọng duy trì quyền thống trị toàn cầu đang dẫn tuột khỏi tầm tay, đã bắt đầu áp đặt một chế độ thực dân mới trong lĩnh vực kỹ thuật số. Mục tiêu chính của họ là chống lại các quốc gia có chủ quyền, trước hết là Nga và Trung Quốc.

Các biện pháp trừng phạt đang được Mỹ áp dụng đối với “những quốc gia bất trị”, ra sức làm suy yếu tiềm năng trong các lĩnh vực tiên tiến nhất là trí tuệ nhân tạo, Internet tốc độ cao, điện toán lượng tử. Các nguồn trực tuyến phát sóng phổ biến quan điểm khác với Phương Tây đang bị ngăn chặn.

Những nỗ lực to lớn đang được thực hiện nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thông qua hệ thống gián điệp toàn cầu và bắt chặn dữ liệu cá nhân do các cơ quan đặc vụ của Mỹ thiết lập. Đây là điều mà cựu nhân viên tình báo Mỹ E. Snowden đã nói với cả thế giới.

Với nỗ lực che giấu các hành động phá hoại của mình trong không gian thông tin, Washington và các đồng minh đang thổi bùng chủ đề “tin tặc Nga”. Trong khi đó, các nước NATO đang ráo riết xây dựng kho vũ khí tấn công và thực hành các phương pháp chiến tranh sử dụng ICT.

Sẽ không cường điệu khi nói rằng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, các nước Phương Tây đã mở một chiến dịch toàn diện chống lại nước ta. Ukraina trong kịch bản này được giao vai trò của một bãi thử nghiệm.

Không phải ngẫu nhiên mà Kiev đã tham gia các hoạt động của Trung tâm Tallinn của Liên minh an ninh mạng, nói cách khác là Ukraina đã trở thành thành viên “NATO trong không gian mạng”. Đồng thời, các nhà lãnh đạo của các nước Phương Tây đã bỏ qua sự thật là cái gọi là “Đội quân IT Ukraina” được được xây dựng với sự giúp đỡ của họ trên thực tế đã trở thành một tập đoàn tội phạm mà trong tương lai (theo dữ liệu của chúng tôi) sẽ bắt đầu cướp đoạt công dân của các quốc gia và “thế giới văn minh”.

Rõ ràng là, Mỹ và những người cùng chí hướng đang ra sức điều chỉnh chương trình nghị sự của các diễn đàn đàm phán quốc tế chuyên biệt theo chính sách hiếu chiến của họ trong không gian thông tin. Cụ thể, họ áp đặt khái niệm về khả năng áp dụng một số điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật nhân đạo quốc tế, cố gắng hợp pháp hóa việc quân sự hóa lĩnh vực công nghệ thông tin.

Những nỗ lực này rõ ràng còn nhằm quy kết trách nhiệm không có căn cứ đối với các hành động thù địch trong môi trường thông tin cho bất kỳ quốc gia nào, trước hết là những quốc gia bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số của họ. Nói cách khác, trong cuộc đối đầu toàn cầu mà các nước Phương Tây đang tiến hành, mọi biện pháp đều có thể được sử dụng.

Chúng tôi đang thúc đẩy khái niệm tạo dựng một hệ thống an ninh thông tin quốc tế công bằng dựa trên việc xây dựng lòng tin, hợp tác, ngăn ngừa xung đột và chạy đua vũ trang, đồng thời phát triển khung pháp lý điều chỉnh hành vi có trách nhiệm của các quốc gia.

Theo quan điểm ​​​​của chúng tôi, việc ký kết một thỏa thuận dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (, có thể chấm dứt sự tùy tiện của “Phương Tây hoang dã” trong không gian thông tin. Chúng tôi đang tích cực thúc đẩy các sáng kiến ​​cụ thể về vấn đề này cùng với các đối tác của mình tại các nền tảng đàm phán quan trọng. Trước hết, trong khuôn khổ cơ chế chủ yếu là Nhóm công tác mở của Liên Hợp Quốc (OEWG) về bảo mật khi sử dụng công nghệ thông tin trong những năm 2021-2025.

Các đối tác của chúng tôi, bao gồm đại đa số các nước đang phát triển, hoàn toàn chia sẻ cách tiếp cận này, trong khi các quốc gia Phương Tây thường tung ra luận điệu cho rằng ý tưởng ký kết các thỏa thuận ràng buộc pháp lý phổ quát sẽ là “điều không tưởng”.

Họ đã từng đưa ra tuyên bố tương tự cách đây 10 năm, khi Nga chủ trương xây dựng một hiệp ước chung về chống tội phạm thông tin để thay thế Công ước Budapest đã lỗi thời và có nhiều hạn chế. Nhưng theo thời gian, tư duy lành mạnh đã thắng thế: hiện nay, trong khuôn khổ của Ủy ban đặc biệt của Liên Hợp quốc, công việc đang được tiến hành để thống nhất nội dung văn bản của dự thảo công ước quốc tế về chống sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích tội phạm.

Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều công việc khó khăn phía trước, nhưng điều quan trọng là chúng ta đã đi được một chặng đường dài.

Một chủ đề riêng nữa là việc cung cấp quyền truy cập Internet bình đẳng và an toàn cho tất cả các quốc gia và công dân của họ. Mặc dù thực tế là hầu hết các chính trị gia và người dùng bình thường coi hệ thống này vốn đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, như một tài sản toàn cầu, nhưng thực tế mọi thứ không quá lạc quan.

Các tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu và các chính phủ Phương Tây đứng sau họ tin rằng họ có quyền đưa ra các quy tắc của riêng mình. Kết quả là nhiều quốc gia phải đối mặt với các chính sách phân biệt đối xử, bị khóa tài khoản hoặc thậm chí hạn chế quyền truy cập từ lãnh thổ của các quốc gia “phản cảm”.

Cuối cùng, những hành động như vậy của Chính quyền Joe Biden dẫn đến sự phân mảnh Internet, sự phân chia mạng này theo nguyên tắc “bạn hay thù”.

Rõ ràng là vấn đề này cần phải được giải quyết. Một hệ thống được xây dựng trên nguyên tắc “quyền của kẻ mạnh” chắc chắn sẽ sụp đổ. Hầu hết các quốc gia quan tâm đến thực tế là Internet vẫn là một nền tảng có thể truy cập và đáng tin cậy cho hoạt động giao tiếp, giáo dục và kinh doanh, bảo đảm an ninh và chủ quyền của các mạng quốc gia.

Về vấn đề này, điều cần thiết là cộng đồng quốc tế phải xác định các thông số cho việc quốc tế hóa quản trị Internet. Các cuộc thảo luận có liên quan nên được tiến hành trên cơ sở bình đẳng trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và các nền tảng chuyên môn, bao gồm Liên minh viễn thông quốc tế và Diễn đàn quản trị Internet.

Tất nhiên, sự phát triển và xuất hiện của các công nghệ tiên tiến có liên quan đến những rủi ro khi sử dụng chúng cho mục đích xấu. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, do sự gia tăng tiềm năng xung đột trên khắp thế giới, nhân loại nên tìm cách không biến môi trường kỹ thuật số thành chiến trường.

Nếu không gian ICT, điện thoại thông minh và máy tính của chúng ta trở thành đấu trường của sự đối đầu hỗn loạn giữa các quốc gia, thì cuối cùng sẽ không có người chiến thắng. Tất cả đều sẽ thua, trước hết là do bỏ lỡ cơ hội hợp tác và phát triển hòa bình.

Theo SPUTNIK

Tags: , , , ,