Trung Quốc đã trỗi dậy như thế nào trong thời hiện đại?

Chuyển biến chính trị hiện đại ở Trung Quốc là chuyển đổi hệ hình chính trị, từ thiên triều sang quốc gia dân tộc. Sự chuyển đổi này quyết định cách họ cai trị bên trong và cách họ xác lập quan hệ quốc tế ở Đông Á.

Trung Quốc đã trỗi dậy như thế nào trong thời hiện đại?

Bàn cờ Địa chính trị

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan “, câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc.

Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng.

Trong hàng nghìn năm lịch sử, dù công nhận hay không, Trung Quốc nằm ở trung tâm trong hệ quy chiếu chính trị Đông Á. Nhật Bản, Triều Tiên từng đến đẩy triều cống. Ai Lao, Xiêm, Việt Nam… từng đến đấy triều cống. Thiên triều này phản ánh ý niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới, nơi mà ở đó họ là trung tâm văn minh.

Người đứng đầu trung tâm văn minh ấy là thiên tử. Thiên tử là ai? Tức là người có khả năng kết nối với “Trời”. Thiên tử được “Trời”ban cho thiên mệnh để cai trị thiên hạ. Điều này quyết định cách thức mà ông vua Trung Quốc thiết lập quan hệ với xung quanh. Họ buộc các nước khác phải đến triều cống, học văn minh của họ.

Ý niệm quyền lực này quyết định cách thức vận hành chính trị của thế giới Đông Á, cách thức Trung Quốc nhìn, ứng xử với bên ngoài và cách thức các xã hội bên ngoài ứng phó với Trung Quốc trước khi người phương Tây đến, trước khi chúng ta có kiểu quan hệ lấy quốc gia dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc làm trung tâm, được quy định từ sau Hiệp ước Westphalia (1648).

Sức mạnh của Trung Quốc dựa trên 2 vùng đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang cực kỳ màu mỡ và đông dân. Trong không gian đó, dù ai xưng hùng xưng bá ở đâu thì cũng kéo về vùng trung tâm để làm vua. Cho dù là người Hán hay người Mông Cổ. Dù anh chinh phục trên lưng ngựa thì để cai trị Trung Quốc, kiểu gì cũng phải xuống ngựa và bắt đầu tế lễ ở Văn Miếu. Sau đó là dùng những thủ pháp chính trị của người Hán để cai trị. Tất cả các đế chế Trung Hoa tồn tại liên tục trong hơn 2.000 năm lịch sử đều ở địa bàn trung tâm này.

Có thể so sánh với châu Âu để hiểu rõ hơn điều này. Ở châu Âu, các đế chế di chuyển liên tục, các tộc người thay phiên nhau làm chủ, từ Alexander Đại đế tới Caesar của Rome, hay Napoleon đều thế cả.

Còn ở Trung Quốc thì muốn xưng hùng xưng bá, đều phải quay về vùng đồng bằng trung tâm.

Và từ Đại Hãn, không sớm thì muộn, cũng phải biến thành thiên tử. Chính sự ổn định này khiến cho mô-típ triều cống được duy trì liên tục, kéo dài hàng ngàn năm và là cơ sở để duy trì một cấu trúc quyền lực khu vực tương đối ổn định, ở đó có thiên tử.

Vào thế kỷ 18, khi nước Anh bắt đầu cách mạng công nghiệp thì toàn bộ số sắt thép của họ chỉ tương đương với nhà Bắc Tống thế kỷ 12. Nhưng, sau cách mạng công nghiệp thì có một sự rẽ hướng lớn, Trung Quốc bị phương Tây bỏ lại rất xa. Nói đến so sánh này để thấy từ đầu thế kỷ 19, cuộc chơi của Trung Quốc nói riêng và bàn cờ Đông Á nói chung đã có cao thủ mới là phương Tây.

Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật lần lượt cưỡng chế mở cửa Trung Quốc, lập ra các khu vực ảnh hưởng trên lãnh thổ Trung Quốc và xác lập một trật tự quốc tế mới ở Đông Á mà Trung Quốc sau đó thậm chí không có vai trò. Ví dụ chiến tranh Trung-Nhật năm 1895 tranh giành ảnh hưởng ở Triều Tiên. Thiên triều thất bại. Năm 1910, Nhật Bản chiếm Triều Tiên.

Điều tương tự diễn ra với quan hệ Việt-Trung-Pháp. Trung Quốc mất đi vai trò ở Đông Á. Trật tự quốc tế mới ở khu vực là hệ thống thực dân dẫn dắt bởi các đế quốc Âu – Mỹ và Nhật Bản. Kể từ sau Chiến tranh thế giới 2, năm 1945, khi phát xít Nhật sụp đổ thì đó là Mỹ và Liên Xô.

Chuyển biến chính trị hiện đại ở Trung Quốc là chuyển đổi hệ hình chính trị, từ thiên triều sang quốc gia dân tộc. Sự chuyển đổi này quyết định cách họ cai trị bên trong và cách họ xác lập quan hệ quốc tế ở Đông Á.

Trên bàn cờ lúc này người chơi là quốc gia-dân tộc, chứ không phải là ông hoàng bà chúa với nhau. Dù anh là một nước lớn như Mỹ, Nga hay là nước nhỏ như Etopia, Buhtan thì anh là những người chơi độc lập, bình đẳng, có chủ quyền. Anh có đường biên giới được các hiệp ước quốc tế công nhận.

Lúc này người ta không cần mấy cái sừng tê, mấy cái ngà voi hay những cuộc hôn nhân chính trị nữa mà là cuộc chơi của các quân đội, vùng ảnh hưởng, lợi ích cốt lõi, lãnh thổ, chủ quyền và tất cả những va chạm, những hỗn loạn trong các tương tác chính trị của xã hội Đông Á hiện đại nảy sinh từ đây. Ông vua Trung Quốc trước đây không quá quan tâm đến những đường biên xa xôi. Một phần vì ông ta không đủ khả năng kỹ thuật, quan trọng hơn là ông ta vận hành đường biên bằng thần phục. Còn Trung Quốc hiện đại quan tâm đến từng mét đất, từng hòn đảo…, thậm chí tham vọng ra bên ngoài, tranh giành của người khác…

Quay lại với Trung Quốc của những năm 1950,họ có đường biên phía bắc dài 4.380 km với siêu cường Soviet, một Siêu cường đầy tham vong về lãnh thổ và địa vị quốc tế. Trong khi đất nước là đống ngổn ngang sau hơn 30 năm chiến tranh và xung đột. Dễ dàng tìm lý do cho một thập kỷ nhịn nhục trước Soviet. Trung quốc lúc bấy giờ có tình hình tương tự các triều đại Hán thất trước kia, chỉ có duy nhất một lựa chọn : can thiệp sâu vào các quốc gia nhỏ yếu phía Nam, biến các quốc gia này thành chư hầu và hoà hoãn phía bắc.

Sức mạnh quân sự của Liên Xô và nỗi sợ hãi mà nó gây ra cho người Trung Quốc giảm đi nhiều kể từ khi quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm vào ngày 16/10/1964. Họ bắt đầu tham vọng hơn và liều lĩnh hơn, liên tục thách thức địa vị của soviet mà đỉnh cao là xung đột 1969. Kết quả là Soviet đã sử dụng những tài nguyên, viện trợ lợi ích ưu đãi trước kia dành cho Trung Quốc chuyển sang Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ, Afahanis tan, vẽ một vành đai bằng súng đạn quanh 3 mặt Trung Quốc, nối tiếp với vành đai bao vây của Mỹ ở Đông -Nam. Chưa bao giờ tình thế với Trung Quốc trở nên khó khăn như vậy

Thập niên 1970 với cú bắt tay với Mỹ khiến bản đồ địa chính trị của Trung quốc được vẽ lại với nhiều diễn biến tích cực. Họ có thế để mở ra cuộc cải cách kinh tế xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa có kiểm soát vào năm 1978 và có hơn ba thập kỷ chuyển mình và phát triển.

Rút ra những bài học trong thời Mao, dưới thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc giấu mình chờ thời, chuẩn bị lực lượng để đợi đến một ngày vươn lên. Họ tránh xa các cuộc xung đột trực tiếp với Liên Xô hay các cường quốc khác, giữ chặt quan hệ với Mỹ. Tất cả tạo môi trường ổn định thuận lợi cho sự phát triển.

Chủ trương của Đặng Tiểu Bình được tiếp nối cho tới tận thời của Tập Cận Bình. Hơn 30 năm phát triển mạnh mẽ đã khiến Trung Quốc nảy sinh nhiều tham vọng hơn. Như trong lời quốc ca của mình:

Ðứng lên!Những người không muốn làm nô lệ!
Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới!
Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc hiểm nguy, Mỗi người hãy cất lên tiếng thét.
Ðứng lên! Ðứng lên! Ðứng lên!

Cốt lõi ở đây là Trung Quốc phải đứng lên lần nữa. Giới lãnh đạo bắt đầu nói đến chuyện phục hưng,khôi phục lại những gì đã mất. Trung Quốc từng một thời là nền văn minh lớn nhất và quốc gia lớn nhất thế giới. Họ phải trở lại vị thế đó.

Ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản, ông Tập đã tuyên bố: “Ðể thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, chúng ta nhất định phải giữ vững sự hòa hợp giữa phú quốc và quân sự cường liệt vốn giao kết hỗ tương thành một khối thống nhất.

Sức mạnh quân sự cũng là điều cần có để Ðảng Cộng sản có được tính chính danh ở cương vị một “thái úy”của Trung Quốc. Hệ thống tuyên truyền của đảng đã nêu lại vết thương lịch sử về nỗi quốc sỉ với mục tiêu củng cố căn cước dân tộc xung quanh vai trò của đảng trong công cuộc xây dựng “phú quốc cường quân”.

Thông điệp mà đảng tìm cách phóng chiếu ra là chỉ đảng mới có thể dẫn dắt Trung Quốc đạt đến tầm mức vĩ đại. Ðó là cái logic nằm sau cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng Chín năm 2015, như để kỉ niệm 70 năm chiến thắng quân Nhật. Ðội hình binh lính diễu hành và nhiều hàng xe tăng rầm rập – được phát qua màn ảnh truyền hình khắp thế giới

Những quốc gia thực sự vững tin sẽ không cần phải phô trương uy lực quân sự của mình. Thế nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc lại cần phóng chiếu ra hình ảnh của sức mạnh, vừa để gia cố quyền lãnh đạo của họ ở quê nhà vừa để đe dọa những kẻ thù tiềm tàng ở hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật.

Ðây là chuyện đáng sợ đối với những nước lân cận của Trung Quốc, vốn hầu hết có tranh chấp về lãnh thổ hoặc biển đảo. Đặc biệt trong tình trạng các cam kết của Mỹ suy yếu trong thời tổng thống Obama. Không tìm được sự hỗ trợ cần thiết ở Mỹ, một số quốc gia nhỏ yếu hơn đã dần đi tới thoả hiệp với Trung Quốc, đánh đổi nhượng bộ lấy kinh tế và hoà bình.

Việt Nam – với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh – cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong một môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết đối với chúng ta.

Nguyên khí quốc gia.

Hệ thống giáo dục chính quy ở Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thời nhà Thương (16-1045 TCN). Ngay từ đầu, học vấn là cần thiết để đạt được những vị trí đáng thèm muốn trong Triều đình, vốn là chìa khóa của sự giàu có. Kết quả là sự duy trì của một chu kỳ văn hóa / xã hội trong đó tầng lớp quý tộc là những người được giáo dục và tiếp tục duy trì lợi thế địa vị truyền đời. Trước khi có hệ thống Kỳ thi Hoàng gia, hầu hết quan lại được bổ nhiệm đều dựa trên thân thế và giới thiệu của các quý tộc quyền quý. Đến năm 115 CN, trong nỗ lực làm suy yếu hệ thống quý tộc, Hán Vũ Đế đã thiết lập một cơ chế trọng dụng quan lại có năng lực từ thường dân. Những quan lại này một lần nữa mở rộng phạm vi giáo dục phổ cập hơn dưới sự bảo trợ của hoàng đế. Tuy nhiên, giáo dục theo hệ thống thi cử Hoàng gia này vẫn mang tính tinh hoa và phần lớn chỉ tồn tại để đào tạo các quan lại triều đình.

Chương trình giảng dạy tập trung vào Sáu môn học: âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, viết số học, lịch sử và kiến thức về các nghi lễ. Nội dung dần dần được mở rộng bao gồm Ngũ học: chiến lược quân sự, luật dân sự, thu và thuế, nông nghiệp và địa dư (tứ thư ngũ kinh) .Bên cạnh các tác phẩm triết lý của Nho giáo, đặc biệt những văn thơ có nội dung về trung quân ái quốc.

Triều đình quản lý các kỳ thi công vụ và thống trị nền giáo dục. Trong hơn hai nghìn năm, nền giáo dục vận hành theo một hệ thống trong đó tầng lớp ưu tú thiểu số quản lý đại đa số người mù chữ. Hệ thống thi cử không phải là một phương pháp giáo dục dân chủ mà là một cơ chế chính trị để hợp pháp hóa và tái tạo các mối quan hệ về tri thức và quyền lực giữa giới tinh hoa trong xã hội và các thần dân của hoàng đế. Mặc dù trong và trước triều đại nhà Minh, một số người (con cháu thương nhân, con cháu người có tội danh, hoàng tộc quan gia tiền triều, binh nô…) không thể tham gia kỳ thi, vào đầu thời nhà Thanh, luật đã được thay đổi để cho phép bất kỳ nam giới trưởng thành nào ở Trung Quốc có thể trở thành quan chức cấp cao của chính phủ bằng cách vượt qua các kỳ thi. Trên thực tế, hầu hết các ứng cử viên đều xuất thân từ gia đình giàu có, vì quá trình học tập để thi cử tốn nhiều thời gian và chi phí.

Sau thất bại của Trung Quốc trong Chiến tranh Thuốc phiện (1840-1842), và việc Hồng Kông chuyển giao cho Anh Quốc. Các quan lại Thanh triều có tư tưởng tự do hơn bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải hướng đến ảnh hưởng của phương Tây trong giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và cũng coi đó là cơ hội cho một cách tiếp cận mới đối với giáo dục. Ban đầu những nhà cải cách này đã áp dụng mô hình học tập của Nhật Bản, vì mô hình đó đã chứng tỏ sự thành công trong việc kết hợp cấu trúc tri thức phương Tây với việc bảo tồn các giá trị xã hội và đạo đức phương Đông. Tuy nhiên, phương châm “Học tiếng Trung lấy nền tảng; Tây học để thực hành ”. Các văn bản Nho giáo tiếp tục là nền tảng và được cân bằng với công nghệ phương Tây. Hệ thống thi tuyển công chức vẫn là mục tiêu của hệ thống giáo dục cho đến khi nó được đánh giá lại sau Chiến tranh Trung-Nhật năm 1895. Năm 1905, triều đình nhà Thanh, trong nỗ lực giảm tỷ lệ mù chữ, đã phá bỏ hệ thống thi tuyển công chức và ban hành một loạt cải cách tổ chức giáo dục thành một hệ thống giáo dục hiện đại gồm các cấp tiểu học, trung học và đại học.

Năm 1911, cuộc cách mạng tư sản lật đổ nhà Thanh và tạo tiền đề cho việc thành lập chính phủ theo hình thức cộng hòa của Tôn Trung Sơn. Ở nhiều khía cạnh, cuộc cách mạng tạo ra sự thay đổi có thể là sản phẩm của những lý tưởng của nền dân chủ phương Tây. Trong lĩnh vực giáo dục, các nhà cải cách theo chủ nghĩa Quốc gia có xu hướng ủng hộ mô hình nhà nước tập trung kiểm soát của Tây Âu đối với tất cả các cấp của hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục cũng thay đổi, từ việc nhấn mạnh vào việc tái tạo một tầng lớp học giả sang mong muốn mang lại sự thay đổi xã hội cần thiết trong khi vẫn duy trì sự thống nhất văn hóa / xã hội.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Cai Yuanpei (Thái Nguyên Bồi) đề xuất một hệ thống ủng hộ sự thống nhất của năm loại hình giáo dục: quân đội / công dân, thực dụng, đạo đức, thế giới quan và thẩm mỹ. Ông bị thu hút rất nhiều bởi lý thuyết giáo dục thực dụng của John Dewey, với sự nhấn mạnh của nó vào nghiên cứu thực nghiệm. Ông đồng ý với Dewey rằng mục đích của giáo dục là nuôi dưỡng trí tuệ thông minh, những đặc điểm cá nhân đóng góp cho văn hóa và xã hội, sự vận động dân chủ và tăng trưởng giáo dục. Để đề phòng việc sử dụng và lạm dụng giáo dục của những người thích sử dụng tri thức khoa học vì quyền lực chính trị và lợi nhuận kinh tế, làm mất đi đạo đức quốc gia

Kế hoạch của Cai Yuanpei bao gồm việc tạo ra một hệ thống học khu đại học, trong đó mỗi học khu sẽ có một trường đại học giám sát tất cả các cấp học của học khu và trong trường đại học đó, các vấn đề giáo dục sẽ do một ủy ban do các giáo sư của trường đại học đó tổ chức. Kế hoạch này đã không thành hiện thực vì nó mâu thuẫn trực tiếp với mục tiêu của Quốc dân đảng là tập trung hóa tất cả các cấp của hệ thống giáo dục.

Nhiều hệ thống giáo dục khác nhau đã được thử nghiệm và bị bỏ rơi và cuối cùng một hệ thống được mô phỏng chặt chẽ theo mô hình của Hoa Kỳ đã được giới thiệu. Cải cách tập trung vào việc xây dựng một hệ thống có thể giữ được bản sắc Trung Quốc, nhưng cũng phải linh hoạt để duy trì các nhu cầu công nghệ của đất nước bao gồm quần chúng nông thôn.

Tuy vậy, các nỗ lực cải thiện nền giáo dục của Trung Hoa Dân Quốc đạt thành tựu không cao như kỳ vọng. Bởi các cuộc chiến tranh liên tục đã buộc chính phủ dành phần lớn ngân sách để đầu tư cho an ninh và quân đội.

Vào cuối cuộc nội chiến Quốc – Cộng, chỉ có thiểu số người Trung Quốc đang đi học hoặc thậm chí có kỹ năng đọc viết cơ bản. Sau cuộc rút chạy của Tưởng Giới Thạch, vốn kéo theo hàng loạt giới tri thức, tỷ lệ mù chữ ở đại lục lên tới 91%.

Mao Trạch Đông hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát giáo dục, và là một phần trong chiến lược phát triển của mình. Chính quyền mới có ý thức bảo vệ quyền lợi của người nghèo, đồng thời khiêm tốn khuyến khích người dân địa phương và bình dân thành lập các trường học mới, kể cả tư thục, công lập và tập thể. Mặc dù chính phủ đã chú ý đến việc đảm bảo phục hồi nhanh chóng, ổn định, điều chỉnh và định hướng lại các trường tiểu học cũ, phần lớn năng lượng giáo dục của nó được đặt vào chính sách tái cơ cấu giáo dục đại học. Trong những ngày đầu của Chủ nghĩa cộng sản, để đảm bảo việc định hình lại toàn bộ hệ thống giáo dục một cách nhanh chóng, chính phủ đã áp dụng các mô hình giáo dục của Liên Xô với trọng tâm là các chương trình kỹ thuật và lao động sản xuất. Mặc dù tỷ lệ nhập học tăng rất nhanh, nhưng mô hình của Liên Xô không giải quyết được vấn đề mù chữ hàng loạt.

Do đó, giữa những năm 1953-1955, một chính sách mới, nhấn mạnh vào việc nâng cao chất lượng giáo dục hơn là số lượng, đã được thông qua. Các trường tư thục và tập thể (gọi là “trường dân lập”)vẫn được phép mở nhưng có nhiều hạn chế hơn. Số lượng ghi danh lại tăng lên. Năm 1956, chính sách chính của Bộ Giáo dục một lần nữa thay đổi trong nỗ lực tăng tốc phát triển. Các trường tư thục được quốc hữu hóa, giáo dục được mở rộng ở tất cả các cấp và được trợ cấp nhiều, và thực tế là tốc độ tăng tỷ lệ nhập học lại được đẩy nhanh. Các văn bản của Nho giáo đã bị loại bỏ và những khía cạnh quan trọng nhất của chương trình học đã trở thành các tác phẩm của Mao và các tài liệu chính thức khác của chủ nghĩa Cộng sản. Trí thức chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và được khuyến khích chuyển chuyên môn kỹ thuật của họ để tái thiết đất nước. Thông qua các chính sách phân phối lại giáo dục, “ba bất bình đẳng lớn”– liên vùng, nông thôn – thành thị và đơn vị làm việc – đã được giải quyết một cách nhất quán.

Năm 1957, Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy tin tưởng vào sự tiến bộ của mình, đã phát động Chiến dịch Trăm hoa đua nở yêu cầu phê bình theo khẩu hiệu cổ điển trăm hoa đua nở, (ám chỉ nghệ thuật)và Hãy để trăm hoa đua nở (ám chỉ sự phát triển khoa học). Một số học giả cho rằng chiến dịch này là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đông có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng. Khi Chiến dịch dẫn đến sự chỉ trích rộng rãi của chính nội bộ đảng, nó đã lặng lẽ bị bỏ rơi và quên lãng.

Phong trào Đại nhảy vọt (1958-1960) và Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa (1962-1965)tiếp tục tìm cách chấm dứt chủ nghĩa tinh hoa bằng cách thu hẹp khoảng cách xã hội và văn hóa giữa công nhân và nông dân và giữa thành thị và nông thôn. Chương trình giảng dạy và các mục tiêu giáo dục phản ánh mục tiêu này và tập trung vào việc cung cấp một số hình thức giáo dục đại học cho tất cả mọi người. Số lượng các trường đại học tổng hợp giảm dần trong khi số lượng các trường cao đẳng chuyên ngành (trường đại học bách khoa, cơ sở đào tạo giáo viên)tăng lên.

Với sự chia rẽ giữa Trung-Xô vào năm 1960, mô hình Liên Xô vay mượn không còn được coi là khuôn mẫu, chính phủ đã quay trở lại việc tạo ra các chương trình giảng dạy thể hiện sự cân bằng giữa giáo dục kiểu Nho giáo và phương Tây. Hệ thống giáo dục chuyển sang dạng hai đường mà Mao coi là một phần trong chiến lược “đi bằng hai chân”(liangtiaotui zoulu) của mình: học chính quy, đại học, cao đẳng và dự bị đại học đại diện cho một “chân”. Còn lại là học nghề và vừa học vừa làm. Nhiều người coi hình thức hai chân này như một sự quay trở lại một hệ thống sẽ tạo ra một hệ thống phân cấp của giới tinh hoa, trong đó số đông sẽ giải quyết một thứ gì đó ít khắt khe hơn về nội dung và chất lượng.

Hệ thống giáo dục hai cấp tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến năm 1966. Mao tin rằng đảng của ông đang đánh mất nhiệt tình cách mạng và đang tạo ra một tầng lớp ưu tú có đặc quyền là mối đe dọa đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông cáo buộc đảng có khuynh hướng tư bản, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa tinh hoa và kém hiệu quả. Bằng cách kêu gọi những người trẻ tuổi tích cực phục hưng tinh thần cách mạng, ông đã phát động một giai đoạn 10 năm mang tên “Cách mạng Văn hóa”.

Các sinh viên đã thành lập “Hồng vệ binh”và “quân nổi dậy cách mạng”và ra ngoài giữa đám đông dân cư để phá hủy nền văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ, phong tục cũ và thói quen cũ. Giáo dục, có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế và xã hội, trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên và Mao tuyên bố rằng giáo dục nên được cách mạng hóa.

Vào thời điểm bắt đầu Cách mạng Văn hóa, các trường học đã đóng cửa để giáo viên và học sinh có thể tập trung toàn bộ sức lực cho cuộc cách mạng. Các quyết định về giáo dục lần lượt chuyển từ sự kiểm soát của các trí thức Bộ Giáo dục sang các tiểu ban khác nhau của Trung ương Đảng Cộng sản gồm binh lính công nhân địa phương, nông dân và giáo viên đúng đắn về mặt chính trị. Cuộc cách mạng trong giáo dục có một hệ thống trong đó:

1. Chương trình giảng dạy thay thế lý thuyết bằng các khái niệm liên quan đến công việc;
2. Thành tích học tập và thành tích học tập không được công nhận.
3. Thời gian học trước trung học cơ sở bị cắt giảm từ 12 xuống 10 năm;
4. Học trên lớp được kết hợp với thực địa (năm tháng trên lớp, mỗi tháng ở nhà máy, nông trại và quân đội);
5. Các khóa học về lịch sử, địa lý hoặc văn học đã bị loại bỏ;
6. Sinh viên tốt nghiệp được nhận việc làm trong các nhà máy và trang trại;
7. Tất cả các kỳ thi tuyển sinh đã bị bãi bỏ;
8. Học sinh được chọn để theo đuổi giáo dục sau trung học dựa trên đức tính tốt; sinh viên từ các gia đình công nhân, nông dân hoặc binh lính được coi là những người có đức tính tốt nhất.
9. Các trường cao đẳng bị loại bỏ khỏi sự lãnh đạo của giới trí thức.

Trên thực tế, những cải cách của Cách mạng Văn hóa đã dẫn đến sự “mất dạy” của xã hội bằng cách phá hủy toàn bộ cấu trúc của hệ thống giáo dục. Các giáo viên đã mất tinh thần và bị nghi ngờ về chính trị; chương trình giảng dạy không tồn tại hoặc bị cắt giảm, và các chiến lược giảng dạy hợp lý được thay thế bằng thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề không cạnh tranh và các bài kiểm tra sách mở; tất cả đều không có kiểm soát chất lượng. Tác động của các cuộc cải cách cũng tàn phá không kém đối với nền kinh tế và khiến chế độ này kết thúc Cách mạng Văn hóa một thập kỷ sau khi nó bắt đầu. Kể từ khi Mao qua đời, thập kỷ này được gọi là “mười năm hỗn loạn”. Và một lớp trẻ trong giai đoạn này được gọi là “ Thế hệ rác rưởi”.

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, một số cải cách đã được đưa ra. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi một lực lượng lao động được đào tạo đầy đủ để hỗ trợ phát triển kinh tế, mà còn cần một lực lượng có trình độ học vấn cao. Việc chuyển đổi hệ thống trường học trở thành một ưu tiên quốc gia. Chất lượng giáo dục lại được ưu tiên hơn số lượng, và một lần nữa, giáo trình và phương pháp sư phạm lại phải vay mượn từ nước ngoài để đào tạo nâng cao trong các lĩnh vực khoa học. Ngoài ra, sự phục hưng lớn trong cả văn học và nghệ thuật Trung Quốc và phương Tây vào cuối những năm 1970 và 1980, đã ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy của các trường công lập.

Chính sách “đi bằng hai chân”và “cho phép các lực lượng xã hội và tư nhân vận hành các trường học” đã được phục hồi. Các trường tư bị nghiêm cấm trong Cách mạng Văn hóa được phép mở và các trường kỹ thuật bị đóng cửa cũng được mở lại.

Thời gian dành cho trường học tăng lên và giáo dục đại học, hầu như đã bị phá bỏ dưới thời Cách mạng Văn hóa, được xây dựng lại và mở rộng.

Giáo dục tiểu học trở thành miễn phí và bắt buộc. Chính phủ đưa ra một đạo luật cấm bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào sử dụng thanh niên trước khi họ hoàn thành chín năm học. Luật tương tự cũng cho phép những sinh viên có gia đình gặp khó khăn về tài chính được trợ cấp.

Năm 1985, Bộ Giáo dục bị bãi bỏ và Ủy ban Giáo dục Bang được thành lập. Ủy ban mới có địa vị lớn hơn Bộ cũ và phụ trách tất cả các tổ chức giáo dục ngoại trừ các tổ chức quân sự. Cuộc cải cách đã phân cấp nhiều quyền lực và một lần nữa giao cho chính quyền địa phương, quyền và nghĩa vụ điều hành và hỗ trợ tài chính cho giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, Trung Quốc thiếu một hệ thống thuế hiệu quả, và chính quyền trung ương có nguồn lực hạn chế, và tài trợ cho hệ thống giáo dục không nằm trong danh sách ưu tiên như đầu tư kinh tế.

Hơn 80% dân số trong độ tuổi đi học sống ở nông thôn và vùng ngoại ô và để gửi con cái họ đến một trường học tốt ở thành phố, phụ huynh phải đi “cửa sau”, một truyền thống tiêu cực của Trung Quốc đã xuất hiện trở lại. Sự gia tăng nhanh chóng của học phí và của sách giáo khoa cũng đã gây khó khăn cho hầu hết các gia đình. Ngoài ra, các hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất chính sau khi các tập thể tháo dỡ và nông dân nhận thấy rằng con cái của họ làm việc hữu ích hơn là đi học. Những đứa trẻ này đã trở thành nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa tinh hoa mới. Do đó, số lượng thanh niên mù chữ gia tăng và tỷ lệ bỏ học phản ánh tỷ lệ bất mãn xã hội nói chung.

Trong lĩnh vực giáo dục giáo viên, sự phát triển được đặc trưng bởi sự tiến bộ trong việc chuẩn bị một số lượng lớn giáo viên có trình độ và thông qua luật để cải thiện giáo dục giáo viên. Một hệ thống quốc gia về quy định trình độ giáo viên đã được thiết lập vào năm 2001 để chứng nhận các giáo viên đủ tiêu chuẩn. Theo quy định mới chỉ những người có chứng chỉ giảng dạy mới được tham gia giảng dạy. Năm 1993, Luật Nhà giáo được thông qua để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ; tuy nhiên, lương giáo viên thấp khiến những người giỏi nhất gần như không bao giờ theo học ngành sư phạm. Kết quả là chất lượng giáo viên thấp, ít sáng tạo, kéo theo các hệ lụy mãn tính với các thế hệ học sinh.

Giáo dục cơ bản ở Trung Quốc bao gồm giáo dục mầm non (thường là ba năm), giáo dục tiểu học (sáu năm, thường bắt đầu từ sáu tuổi) và giáo dục trung học (sáu năm).

Giáo dục trung học có hai lộ trình: giáo dục trung học phổ thông và giáo dục trung học chuyên nghiệp / dạy nghề / kỹ thuật. Giáo dục trung học cơ sở bao gồm các trường trung học cơ sở (ba năm)và trung học phổ thông (ba năm). Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở muốn tiếp tục học lên cao phải làm bài kiểm tra đầu vào do địa phương quản lý, trên cơ sở đó họ sẽ có lựa chọn i)tiếp tục học trung học phổ thông; hoặc ii)vào trường trung cấp nghề (hoặc nghỉ học tại thời điểm này)để được đào tạo từ hai đến bốn năm. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở muốn vào các trường đại học phải tham gia Kỳ thi Đầu vào Giáo dục Đại học Quốc gia (Gao Kao)

Tính đến năm 2011, Trung Quốc đã xóa bỏ hoàn toàn nạn mù chữ ở các công dân trẻ và trung niên – một thành tích mang tính bước ngoặt đối với một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các tỉnh cho thấy bản chất không đầy đủ của sự phát triển đang diễn ra của Trung Quốc. Các thành phố giàu có, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải, đã báo cáo tỷ lệ biết chữ năm 2014(98,52% và 96,85%)so với các nước phát triển. Ở một thái cực khác, tỷ lệ biết chữ của Tây Tạng chỉ là 60,07% trong cùng năm, ngang với các nước kém phát triển như Haiti và Zambia.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục vẫn không đồng đều ở Trung Quốc. Học sinh sinh ra trong các gia đình giàu có thường được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao hơn so với những học sinh có thu nhập thấp hơn. Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy người dân thành thị ở Trung Quốc được hưởng lợi thế thu nhập gần gấp ba lần so với người dân nông thôn. Hệ thống đăng ký hộ khẩu đã làm gia tăng thêm khoảng cách phát triển này bằng cách hạn chế việc di chuyển trong nội bộ của người dân. Các chính sách tài chính-giáo dục yêu cầu chính quyền địa phương chịu trách nhiệm một phần trong việc tài trợ cho các trường học đã làm gia tăng vấn đề này, khiến các khu vực kém giàu có hơn không có đủ nguồn trả lương cho giáo viên có tay nghề cao, mua tài liệu hướng dẫn cần thiết và duy trì cơ sở vật chất của trường.

Di cư từ các khu vực nông thôn đã buộc các trường học trong làng phải đóng cửa, góp phần làm giảm số trường tiểu học ở Trung Quốc từ 668,685 vào năm 1995 xuống còn 201,377 vào năm 2014. Người di cư nông thôn đã tràn ngập thị trường lao động ở các trung tâm thành thị, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, đến nỗi lao động nhập cư chiếm khoảng 1/3 tổng lực lượng lao động của Trung Quốc. Sự dịch chuyển dân số này đã góp phần làm cho lớp học quá tải, điều này có thể còn gây căng thẳng hơn nữa khi số lượng trẻ em của lao động nhập cư cư trú tại các thành phố lớn nhất của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 1,5 triệu mỗi năm.

Giáo dục đại học, thường được hiểu là việc học sau trung học phổ thông. Bao gồm các trường đại học, viện đào tạo kỹ thuật, trường cao đẳng cộng đồng và học viện nghiên cứu, là nơi cung cấp kỹ năng và kiến thức cần thiết cho khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng đổi mới.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy giáo dục đại học, với số lượng các trường tăng hơn gấp đôi và chi tiêu của chính phủ tăng từ 52,66 tỷ USD năm 2003 lên 311 tỷ USD năm 2014. Dự án 211 và Dự án 985, những sáng kiến được thiết kế để nâng cao nghiên cứu tiêu chuẩn và trau dồi rencai(người có tài), càng chứng tỏ nỗ lực của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục nước này.

Tuy nhiên, hiện tại, chất lượng của các trường đại học Trung Quốc còn kém các nước khác. Chỉ có 2 đại học Trung Quốc nằm trong top 100 trường đại học trên toàn thế giới. Các trường đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa lần lượt đứng thứ 29 và 25, trong số 978 học viện, đại học có tên trong bảng xếp hạng thế giới (Chiết Giang và Phúc Đán không có mặt trong top 100). Để so sánh, nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ là nơi có 15 trong số 20 trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc có tính chọn lọc rất cao, tỷ lệ trúng tuyển chỉ từ 0.3-0.5℅. Để so sánh, Đại học Harvard và Đại học Stanford của Hoa Kỳ có tỷ lệ xấp xỉ 5%,Đại học Oxford và Đại học Cambridge của Anh là 17%. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt trong thi cử ở Trung Quốc.

Cấu trúc của quy trình tuyển sinh quốc gia tạo nên sự bất công trong thi cử. Những thí sinh đại học bị ràng buộc bởi hukou (hộ khẩu)và thành tích của họ trong kỳ thi gaokao, Kỳ thi tuyển sinh giáo dục đại học quốc gia của Trung Quốc. Hàng năm, các trường đại học đặt ra hạn ngạch cho số lượng ứng viên có thể được nhận từ mỗi tỉnh. Các tổ chức phân bổ số lượng điểm cao nhất cho những người nộp đơn từ tỉnh nhà của tổ chức, và thường được ưu đãi cho cư dân thành thị. Do đó, sinh viên từ các vùng nông thôn thu nhập thấp của Trung Quốc thường xuyên phải đạt điểm cao hơn đáng kể trên gaokao hơn các đối thủ của họ với có hộ khẩu thành phố để được nhận vào cùng một trường.

Hệ thống thi cử Đại học của Trung Quốc rất tập trung vào việc xác định người thắng và người thua – về cơ bản nó là một cỗ máy phân loại khổng lồ. Các lớp học có xu hướng nặng về bài giảng với một kỳ thi xác định điểm của họ trong toàn bộ khóa học. Sự hiểu biết không được đánh giá cao bằng khả năng vượt qua những bài kiểm tra này và sau đó là jun kao và gao kao. Đây là lý do tại sao việc học thuộc lòng và học vẹt lại phổ biến với học sinh Trung Quốc. Cuối cùng, kết quả của các kỳ thi này quyết định toàn bộ tương lai của họ. Không giống như ở Mỹ, nơi học sinh có thể thi lại SAT nhiều lần nếu cần, học sinh Trung Quốc khó có cơ hội như vậy. Vì vậy, nếu một học sinh không thi tốt, sẽ rất khó khăn để đạt thành tựu trong xã hội.

Trong khi các trường trung học của Trung Quốc cũng có các môn học khác ngoài Toán, Lý, Hóa và Hoa văn, mọi người chú trọng nhiều hơn vào các môn chính này do tầm quan trọng của chúng đối với Kỳ thi đầu vào đại học. Thông thường, một giáo viên dạy toán có thể quyết định tiếp quản một lớp thể dục để dạy thêm một giờ chuẩn bị môn toán. Bởi vì điều này, học sinh Trung Quốc thể hiện tốt hơn nhiều trong các bài kiểm tra; họ chỉ đơn giản là có nhiều thực hành hơn. Mặt khác, sinh viên ở phương Tây có nhiều thời gian rảnh hơn để làm những việc họ thích vàthắc mắc.

Các trường đại học Trung Quốc được chia thành bốn cấp, trong đó Cấp Trung Ương (10 trường)được nhận tài trợ rất lớn từ chính phủ để phát triển Trung Quốc thành một trung tâm nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Hầu hết các trường đại học tuyến đầu này ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

Tỷ lệ nhập học bậc đại học phản ánh sự phân chia giáo dục nông thôn-thành thị rõ rệt của Trung Quốc. Ở cấp độ quốc gia, chỉ hơn một phần tư dân số trong độ tuổi đại học của đất nước đang theo học tại một trường đại học. Thượng Hải, một trong những đô thị giàu có nhất Trung Quốc, tự hào có tỷ lệ nhập học là 70%, trong khi các tỉnh như Quảng Tây có tỷ lệ nhập học dưới 20%. Các nước phát triển cao ở Bắc Mỹ và Tây Âu có tỷ lệ nhập học đại học trung bình khoảng 75 phần trăm. Ngược lại, ở các khuvực đang phát triển ở Trung Á, chỉ 26% dân số đạt trình độ đại học.

Có một sự chênh lệch giữa giáo dục Đại học và nhu cầu lao động ở Trung Quốc. Tỷ lệ lớn sinh viên theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (Theo Báo cáo Chỉ số Khoa học và Kỹ thuật năm 2016, Trung Quốc và Ấn Độ cung cấp gần một nửa (46,4%)trong số 6,4 triệu bằng cử nhân Khoa học và Kỹ thuật (S&E)toàn cầu).Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa Lao động khi nước này tìm cách chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào người tiêu dùng tương tự Mỹ Âu.

Hệ thống giáo dục Trung Quốc rất tuyệt vời trong việc cung cấp một lực lượng lao động khổng lồ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bởi vì họ đã được đào tạo cả đời để tuân theo các chỉ dẫn. Đó là điều tuyệt vời trong 30 năm qua kể từ khi cải cách kinh tế, vì phần lớn của cải được tạo ra thông qua sản xuất. Nhưng khi các công việc sản xuất đang di chuyển xuống phía nam sang các nước láng giềng kém phát triển hơn, Trung Quốc phải đổi mới. Nhưng nó đang gặp phải một thời gian thực sự khó khăn vì hệ thống giáo dục Trung Quốc đơn giản không được thiết kế để tạo ra những nhà đổi mới.

Khoa học kỹ thuật tạo nên Siêu cường.

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về khoa học và công nghệ cho đến những năm đầu của triều đại nhà Minh. Những khám phá của Trung Quốc như làm giấy, in ấn, la bàn, và thuốc súng (Tứ đại phát minh) đã góp phần vào sự phát triển kinh tế ở Đông Á, Trung Đông và Châu Âu.

Hoạt động khoa học của Trung Quốc bắt đầu suy giảm vào thế kỷ 14. Không giống như ở châu Âu, các nhà khoa học Trung Quốc đã không quy tắc hoá các quan sát về tự nhiên thành các quy luật toán học và cũng không hình thành một cộng đồng học giả nghiên cứu khoa học.

Sự tập trung ngày càng nhiều vào nho học, nghệ thuật, tôn giáo trong khi khoa học và công nghệ được coi là tầm thường hoặc bàng môn tả đạo. Hệ thống thi cử của triều đình dựa trên nho giáo đã loại bỏ các khuyến khích cho trí thức Trung Quốc học toán hoặc tiến hành thí nghiệm. Đến thế kỷ 17, châu Âu và thế giới phương Tây đã vượt qua Trung Quốc về khoa học và công nghệ.

Sau khi bị Nhật Bản và các quốc gia phương Tây đánh bại trong thế kỷ 19, các nhà cải cách Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy khoa học và công nghệ hiện đại như một phần của Phong trào Tự cường. Một lượng lớn học sinh Trung Quốc lên đường du học phương tây (chủ yếu là Mỹ).

Thời Trung Hoa dân quốc, hàng loạt du học sinh trở về Trung Quốc và trở thành người lãnh đạo các lĩnh vực của họ, vào thời điểm mà bất ổn chính trị và thiếu nguồn tài trợ tập trung khiến nghiên cứu trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Được đào tạo trong các ngành mà nhiều người coi là cần thiết cho việc xây dựng một đất nước hiện đại, họ bắt đầu làm việc về khoa học nông nghiệp, di truyền, sinh học, hóa học …..

Vào khoảng thời gian này, cụm từ ‘cứu Trung Quốc thông qua khoa học’ xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm nổi tiếng. Nghèo đói và bất ổn chính trị đã ám ảnh các du học sinh. Học sinh lý thực vật và di truyền học tại Cornell, Jin Shanbao bị sinh viên Hoa Kỳ gửi đồ ăn hư hỏng như một trò đùa, những người trêu chọc anh rằng đó là dành cho những người đồng hương đang chết đói. Vô cùng buồn bã và mong muốn giảm bớt sự đau khổ của Trung Quốc, Jin trở về nhà trước khi hoàn thành bằng tốt nghiệp. Ông tiếp tục phát triển các giống lúa mì năng suất cao, với câu nói nổi tiếng : “lương thực là nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người, nông nghiệp là nền tảng của đất nước”

Niềm tin rằng khoa học sẽ cứu quốc gia lên đến đỉnh cao trong cuộc xâm lược của Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1937. Đối mặt với lực lượng vượt trội hơn hẳn, chính phủ Quốc dân đảng đã rút lui về phía tây xa xôi đến tỉnh miền núi Tứ Xuyên. Nhiều nhà khoa học sẵn sàng làm theo. Ví dụ, các nhà địa chất tiếp tục công việc của họ từ một ngôi nhà nông trại bên ngoài thủ đô Trùng Khánh thời chiến.

Sau chiến thắng của phe Cộng sản vào năm 1949, với quá nửa các nhà khoa học ở lại đại lục, nghiên cứu khoa học và công nghệ được tiếp tục tổ chức dựa trên mô hình của Liên Xô. Nó được đặc trưng bởi một tổ chức quan liêu do những người không phải là nhà khoa học lãnh đạo, nghiên cứu theo mục tiêu của kế hoạch tập trung, tách nghiên cứu ra khỏi sản xuất, các viện nghiên cứu chuyên biệt, tập trung vào các ứng dụng thực tế và hạn chế về luồng thông tin. Nhiều người học ở Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ.

Trong cuộc cách mạng văn hóa, Mao tìm cách loại bỏ “tư sản trí thức”gây ra những tác động tiêu cực lớn. Cộng đồng khoa học và giáo dục bị tấn công, trí thức bị gửi đến các nông trường và nhà máy để lao động chân tay, các trường đại học và tạp chí học thuật bị đóng cửa, hầu hết các nghiên cứu ngừng hoạt động, và trong gần một thập kỷ, Trung Quốc không được đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư mới.

Sau khi Mao Trạch Đông goodbye baby (1976). khoc học và công nghệ được tái thiết trong tiêu chí Bốn hiện đại hóa. Nhà lãnh đạo mới Đặng Tiểu Bình, đồng thời là kiến trúc sư của cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc, là người thúc đẩy mạnh mẽ khoc học và công nghệ và đảo ngược các chính sách của Mao. Hệ thống kiểu Liên Xô dần dần được cải tổ. Truyền thông bắt đầu quảng bá giá trị của khoc học và công nghệ, tư duy khoa học và thành tựu khoa học. Thế hệ lãnh đạo thứ ba và thứ tư hầu như xuất thân từ giới kỹ thuật thay vì binh nghiệp.

Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan hành chính hàng đầu tại Trung Quốc. Ngay bên dưới là một số bộ và các tổ chức cấp bộ liên quan đến các khía cạnh khác nhau của khoa học và công nghệ. Các cơ quan khác nhau có nhiệm vụ chồng chéo và cạnh tranh về nguồn lực và gây ra sự trùng lặp lãng phí

Hội đồng Nhà nước năm 1995 ban hành “Quyết định về việc Đẩy mạnh khoc học và công nghệ phát triển”mô tả kế hoạch phát triển Khoa học & Công nghệ cho những thập kỷ tới :

Khẳng định vai trò khoc học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, sức mạnh quốc gia và mức sống. khoc học và công nghệ cần gắn chặt với nhu cầu thị trường. Không chỉ các viện kiểu Xô Viết nên làm nghiên cứu mà còn cả các trường đại học và khối tư nhân. Các tổ chức nhà nước nên liên doanh với dn nước ngoài để tiếp cận với trình độ thế giới. Việc trao đổi thông tin phải được cải thiện và cần có sự cạnh tranh đấu thầu rộng rãi trong các dự án. Môi trường cần được bảo vệ. Khoa học và công nghệ bản địa của Trung Quốc trong một số lĩnh vực chính phải được đặc biệt thúc đẩy. Cán bộ công chức bắt buộc nâng cao hiểu biết của họ về khoc học và công nghệ và kết hợp khoc học và công nghệ trong quá trình ra quyết định. Xã hội, bao gồm các tổ chức thanh niên của Đảng Cộng sản, liên đoàn lao động và các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực thúc đẩy sự tôn trọng tri thức và tài năng của con người.

Nhà nước Trung Quốc đã can thiệp vào nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy phát triển công nghệ quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nước khác. Các ngành và doanh nghiệp ưu tiên được bảo vệ và hướng dẫn. Có những nỗ lực có hệ thống để thay thế công nghệ và tài sản trí tuệ của nước ngoài bằng công nghệ bản địa. Các công ty nước ngoài được ưu đãi nhiều về chuyển giao công nghệ và chuyển R&D sang Trung Quốc. Đồng thời, khả năng công nghệ của các công ty trong nước được hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau. Những chính sách như vậy đã tạo ra xung đột đáng kể giữa Trung Quốc và các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, mặc dù Trung Quốc thường tỏ ra linh hoạt khi các chính sách của họ bị thách thức.

Chủ nghĩa dân tộc đã được coi là trở thành lý tưởng quốc gia chính đáng về tư tưởng và chất kết dính xã hội cho chế độ. Một số dự án lớn về khoa học và công nghệ được thực hiện với mục đích tuyên truyền với các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc tràn ngập các báo cáo về thành tựu.

Trong Kế hoạch Trung và Dài hạn về Phát triển Khoa học và Công nghệ (2006–2020), Trung Quốc đã tự ấn định mục tiêu dành 2,5% GDP cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020. Từ năm 2003 đến 2012, tổng chi tiêu nội địa cho nghiên cứu và phát triển (GERD)tăng từ 1,13% lên 1,98% GDP, cho thấy quốc gia này đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu.

Vào đầu những năm 1980, các công ty nước ngoài bắt đầu chuyển giao công nghệ bằng các thỏa thuận cấp phép và mua bán thiết bị. Sau đó vào những năm 1980, nhiều tập đoàn đa quốc gia bắt đầu chuyển giao công nghệ bằng cách liên doanh với các công ty Trung Quốc để mở rộng tại Trung Quốc. Trung Quốc trong những năm 1990 đã đưa ra các quy định ngày càng phức tạp về đầu tư nước ngoài, theo đó việc tiếp cận thị trường Trung Quốc được trao đổi để chuyển giao công nghệ. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 yêu cầu hành động này phải dừng lại nhưng thực tế vẫn tiếp tục. Các nhà phê bình Trung Quốc cho rằng việc chuyển giao công nghệ như vậy có thể hữu ích để bắt kịp nhưng không tạo ra các công nghệ mới, tiên tiến.

Trung Quốc bị cáo buộc không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài và ngầm cho phép sao chép các công nghệ đó và tuyên bố là tài sản trí tuệ của Trung Quốc. Thậm chí tạo điều kiện trực tiếp cho việc chuyển giao sở hữu trí tuệ công nghệ nước ngoài từ các tập đoàn sang các công ty Trung Quốc.

Nhân danh an ninh quốc gia, Các công ty được yêu cầu tiết lộ cho chính quyền Trung Quốc về hoạt động bên trong của nhiều công nghệ, và cáo buộc lực lượng an ninh Trung Quốc chia sẻ trái phép công nghệ này với các ngành công nghiệp dân sự

Thể chế chính trị khác biệt ở Trung Quốc tạo nên môi trường đặc trưng cho nghiên cứu khoa học. So với phương tây, tư tưởng vô thần ở Trung Quốc không bị ràng buộc bởi đạo đức và tín ngưỡng. Chính phủ Trung Quốc thường bị lên án vì nghi ngờ khuyến khích phát triển các lĩnh vực khoa học vốn bị phương tây cấm đoán đồng thời cử gián điệp ăn cắp công nghệ.

Ví dụ rõ ràng nhất là các công nghệ nhân bản vô tính trên người và động vật, được coi là cứu tinh cho sự già hoá dân số ngày một tăng ở Trung Quốc và nhiều vấn đề khác. Những năm gần đây, các công ty nhân bản động vật đã hoạt động công khai và hợp pháp ở Trung Quốc. Những thú cưng được sao chép có tuổi thọ và sức khoẻ tương đương với bản gốc. Có nghĩa là Trung Quốc hoàn toàn có thể sao chép vô số Thiên tài mọi lĩnh vực trong các dự án bí mật được nhà nước tài trợ. Đây là lĩnh vực mà phương tây đã hoàn toàn tụt hậu vì các lệnh cấm

Tiếp theo là công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trong khi các dự án AI của các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google thường xuyên gặp trắc trở do dư luận lo ngại, các dự án Ai của Trung quốc đang nhanh chóng vươn lên nhờ sự hỗ trợ khổng lồ từ chính phủ bao gồm cơ chế, nguồn vốn, gián điệp công nghệ và dư luận một chiều. Kết quả là AI Trung Quốc đang dần bắt kịp Mỹ về tổng thể và vượt lên ở một số điểm. AI sẽ tạo tiền đề cho Trung Quốc phát triển tự động hoá trong mọi lĩnh vực, đồng thời xây dựng một đạo quân robot quân sự khổng lồ thay thế con người trong tương lai trung hạn.

Tuy nhiên thể chế chính trị ở Trung Quốc cũng tạo nên nhiều lực cản đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật.

Hệ thống cơ quan phức tap củaTrung quốc được xây dựng với mỗi cơ quan / viện được giao các nhiệm vụ dẫn đầu từng lĩnh vực khoa học khác nhau. Thường hoạt động không hiệu quả và lãng phí. Những năm gần đây hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan tới các dự án khoa học được phơi bày. Tình trạng đạo văn, bằng sáng chế rác, công trình nghiên cứu giả đáng báo động. Số lượng sáng chế có giá trị (trên dưới 10%) của Trung Quốc có tỷ lệ rất thấp so với phương tây (50-60%).

Do chính sách bản quyền yếu kém, Đa phần các doanh nghiệp Trung Quốc thường lựa chọn mua công nghệ nước ngoài, thay vì đầu tư vào các viện nghiên cứu. Một số nhà khoa học đầu ngành lựa chọn phục vụ cho các dự án phương tây. Dẫn tới thực trạng thất thoát nguồn lực cho khoa học.

Nghiên cứu khoa học của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các dự án liên kết với nước ngoài (Các đại học top đầu và công ty đa quốc gia). Tình trạng gián điệp, ép buộc chuyển giao cn đã khiến phương tây ngày một cảnh giác với Trung Quốc, khiến các nghiên cứu sinh Trung Quốc khó khăn tiếp cận hơn với các dự án khoa học quan trọng.

Gần đây nhất, một lĩnh vực quan trọng là 5G đã đối mặt với hàng loạt lệnh cấm của phương tây, tạo khó khăn lớn cho nỗ lực KH Trung Quốc khi nỗ lực vượt lên Mỹ.

Với nhiều khả năng bị cô lập, nền khoa học Trung Quốc đang đứng trước thách thức khi môi trương quốc tế, địa chính trị ngày một xấu đi trong khi nền Giáo dục bậc cao của họ khá tụt hậu và phụ thuộc nước ngoài.

Theo HUỲNH NAM VIỆT / NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tags: ,