Tình thế bấp bênh của đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với hàng ngàn loài đặc hữu. Tuy nhiên chỉ trong vài thập kỷ qua, nhiều loài bị đe dọa nghiêm trọng tới mức có những loài chỉ còn vài chục đến vài trăm cá thể.

Tình thế bấp bênh của đa dạng sinh học ở Việt Nam

Báo cáo số liệu thống kê về đa dạng sinh học cho thấy, tại Việt Nam đã phát hiện được gần 12.000 loài thực vật, trong đó khoảng 2.300 loài được sử dụng làm lương thực, khoảng 3.300 loài được sử dụng làm dược liệu, thức ăn gia súc, lấy gỗ, lấy dầu và nhiều sản phẩm quý khác.

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với hàng ngàn loài đặc hữu. Tuy nhiên chỉ trong vài thập kỷ qua, nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng tới mức có những loài chỉ còn vài chục đến vài trăm cá thể.

Theo báo cáo số liệu thống kê về đa dạng sinh học cho thấy, tại Việt Nam đã phát hiện được gần 12.000 loài thực vật, trong đó khoảng 2.300 loài được sử dụng làm lương thực, khoảng 3.300 loài được sử dụng làm dược liệu, thức ăn gia súc, lấy gỗ, lấy dầu và nhiều sản phẩm quý khác.

Về hệ động vật, Việt Nam có khoảng 310 loài thú; 840 loài chim; 296 loài bò sát; 162 loài ếch nhái; 2.472 loài cá (trong đó có 472 loài cá nước ngọt) và hàng chục nghìn loài động vật không xương sống ở cạn, ở nước và trong đất…

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với số lượng các loài động thực vật vô cùng lớn. Hàng ngàn loài sinh vật ở Việt Nam là những loài đặc hữu, mỗi loài có kích thước quần thể nhỏ và rất nhỏ, có phân bố hẹp và thích nghi cao độ với điều kiện môi trường tự nhiên của Việt Nam.

Đó cũng là những loài có mức độ nhạy cảm rất cao với sự thay đổi của môi trường và khí hậu do hầu hết các sinh vật ở Việt Nam đều đang sống trong điều kiện nhiệt độ tiệm cận với điểm giới hạn sinh lý và chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về nhiệt độ ở khu vực này cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chúng.

Một đợt hạn hán, sóng nhiệt có thể đủ mạnh làm những quần thể nhỏ này bị biến mất hoàn toàn. Chỉ trong vài thập kỷ nay, nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng tới mức có những loài chỉ còn vài chục đến vài trăm cá thể.

Ví dụ, loài vượn Cát Bà chỉ còn trên dưới 70 cá thể hay loài voọc mông trắng ở Ninh Bình chỉ còn 200 – 250 cá thể (trao đổi với TS. Lê Khắc Quyết, nhà nghiên cứu động vật linh trưởng ở Việt Nam).

Việt Nam được giới khoa học dự báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn do sóng nhiệt gây ra. Tuy nhiên, tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên các sinh vật Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu bằng thực nghiệm, chưa thể đánh giá ”đo lường” được, mà chỉ dựa trên một số các số liệu thu được từ các chương trình quan trắc.

Các dẫn liệu thực nghiệm về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sinh vật Việt Nam gần như là một điểm trắng do thiếu công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế về hướng nghiên cứu này.

Những nghiên cứu này có thể kết hợp với các dự báo về khí tượng, thủy văn để cung cấp cơ sở cho việc xây dựng các dự báo về tác động ngắn hạn và dài hạn về biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái Việt Nam trong những năm tới.

Nhìn tổng thể, hầu hết các nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học đều được thực hiện ở vùng ôn đới – nơi có tiềm lực về kinh tế, khoa học và kỹ thuật cao, trong khi có rất ít nghiên cứu về vấn đề này ở vùng nhiệt đới – nơi tập trung đa dạng sinh học cao nhất toàn cầu, chiếm tới 2/3 tổng số loài, và hầu hết các loại san hô có trên trái đất. Điều đó dẫn đến hậu quả là nơi có tốc độ mất đa dạng sinh học cao nhất lại là những nơi có ít nghiên cứu để bảo vệ đa dạng sinh học trước biến đổi khí hậu nhất.

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng tròn nghịch lý này. Trong mười năm qua, chúng ta có hàng nghìn công bố về phát hiện các loài mới ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu đánh giá về sự biến đổi của sinh vật trong bối cảnh biến đổi khí hậu lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nếu vẫn không thay đổi tình trạng này, chúng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong vài thập kỷ tới với một trong những nguồn lợi kinh tế quan trọng bậc nhất này để từ đó có chính sách ứng phó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Theo MOITRUONG.COM.VN

Tags: