Những điều cần biết về nghệ thuật Pop Art

Gần 50 năm qua, phong trào nghệ thuật Pop Art luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ và nhà thiết kế hiện đại. 3 lĩnh vực thiết kế mà Pop Art có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là: đồ họa, thời trang và thiết kế không gian nội thất.

Pop Art là gì?

Pop Art (viết tắt của chữ Popular Art, tức Nghệ thuật Đại chúng) là một phong trào nghệ thuật thị giác nổi lên vào thời đại công nghiệp những năm 1950. Pop Art là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực vật chất trong cuộc sống hàng ngày của đại chúng (mà ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là xã hội Mỹ). Pop Art coi trọng nền văn hóa pop – nền văn hóa “phổ biến” cùng nguồn cảm hứng được tìm thấy trên: sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, truyền thông quảng cáo, phim ảnh, hoạt họa, biểu tượng vv…

Những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật Pop Art là: đối tượng dễ nhận biết, chịu ảnh hưởng của tranh ảnh báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng; dạng hình ảnh phẳng phân chia theo mảng; ngôn ngữ hình ảnh trẻ trung có cách thể hiện táo bạo; màu sắc rất rực rỡ, tương phản mạnh, chủ yếu là vàng, đỏ và xanh dương.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi1

Thương hiệu “phổ biến” trên toàn thế giới Coca-Cola trong các bản màu theo phong cách nghệ thuật Pop Art. Thực hiện bởi Devinthecool trên deviantart.com

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi1

Biểu tượng Superman từ ấn bản truyện tranh và phim cùng tên. Có ai là không biết?

Hình ảnh mà Pop Art sử dụng đôi khi ưa chuộng các yếu tố tầm thường hay các yếu tố hào nhoáng nhưng không có giá trị thực sự, thường thông qua sự châm biếm hài hước. Phong cách của Pop Art được xây dựng trên cả nghệ thuật trừu tượng (ẩn dụ, châm biếm) và phong cách quảng cáo thương mại (truyền thông sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng qua kĩ thuật in ấn để tăng số lượng tiêu thụ, vì vậy người nổi tiếng là đối tượng dễ thấy trong Pop Art). Xét trên khía cạnh nào đó, Pop Art đánh giá cao những gì gọi là “văn hóa vật chất”, đơn giản là, Pop Art nhận ra sự hiện diện “phổ biến” của chủ nghĩa vật chất như một sự kiện phát sinh tự nhiên. Thay vì những nội dung “viễn tưởng” như truyện trong Kinh Thánh, thần thoại, huyền thoại truyền thống được tạo thành các đối tượng trong mỹ thuật. Pop Art nhìn thấy sự lây lan ngày càng tăng của nền công nghiệp tiếp thị (marketing corporate) thông qua văn hóa Phương Tây, để lấy nguồn cảm hứng là thương mại hóa chính nó như một chủ đề nghiên cứu trong nghệ thuật.

Ý tưởng cơ bản đằng sau nghệ thuật Pop Art là tạo ra một hình thức nghệ thuật có thể thấy ngay lập tức về ý nghĩa chứa đựng ở đó. Pop Art là công cụ mở cửa thế giới của nghệ thuật hội họa và điêu khắc cho những người bình thường, đối với họ đó là điều họ có thể dễ nhận ra và đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Họ có thể thích và không, nhưng họ không cảm thấy lo sợ vì không thể nhìn thấy vẻ đẹp của một tác phẩm mà ai đó cho rằng nó là “đỉnh cao của nghệ thuật”. Về mặt này Pop Art đã giúp cho các viện bảo tàng, phòng trưng bày gần gũi hơn với công chúng.

Trước khi thuật ngữ “Pop Art” được thiết lập bởi nhà phê bình người Anh Laurence Alloway vào năm 1956, phong trào nghệ thuật này được gọi là Neo-Dada, duy trì và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Dada (Chủ nghĩa Dada xuất hiện từ sau Chiến tranh Thế giới I, ủng hộ nghệ thuật có thể được tạo ra từ bất cứ vật thể gì, bao gồm cả phế liệu tầm thường nhất).

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi1

Marilyn Monroe – nữ diễn viên, biểu tượng sex và hình tượng pop nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20 là chủ đề thường xuyên xuất hiện trong nghệ thuật Pop Art. Pop Art của Mark Ashkenazi.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Pop Art Pin Girl thực hiện bởi KarmenSanda trên deviantart.com

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Acto-pop! từ Jason Acton

Pop Art và Tối Giản/Minimalism được coi là một trong những phong trào nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của Kỷ nguyên Hiện đại. Tiêu biểu cho nghệ thuật Pop Art phải kể đến các nghệ sĩ như Andy Warhol, Roy Lichtenstein, David Hockney, Robert Raucshenberg, Keith Harring, Claes Oldenburg và Coosje van Bruggenare, Richard Hamilton, Peter Blake…Trong đó, Andy Warhol và Roy Lichtenstein có nhiều ảnh hưởng đến cảm hứng thiết kế Pop Art hiện đại.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Tác phẩm Marilyn Diptych (1962) của nghệ sĩ Andy Warhol

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi1

Thinking of him – Roy Lichtenstein

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi1

Hopeless – Roy Lichtenstein

Hành trình Pop Art trong quá khứ

“Nơi sinh” của phong trào nghệ thuật Pop Art là tại Anh vào giữa thập niên 50. Khi đó, Independent Group (IG) thành lập tại London vào năm 1952, là tập hợp các họa sĩ trẻ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà văn, nhà phê bình( Eduardo Paolozzi, John McHale, Alison và Peter Smithson…) đưa ra các cuộc thảo luận xoay quanh những tác động từ yếu tố văn hóa đại chúng đến nghệ thuật, thách thức lại phương pháp tiếp cận văn hóa cũng như quan điểm của mỹ thuật truyền thống.

Cuối những năm 1950 và đầu 1960, Pop Art có mặt ở Mỹ; nảy sinh từ cuộc “cách mạng văn hóa” dẫn đầu bởi các nhà hoạt động, nhà tư tưởng và nghệ sĩ tìm cách đảo ngược lại những điều mà trong mắt họ là một trật tự xã hội bị cai trị bởi sự tuân thủ ngột ngạt. Pop Art Mỹ sử dụng các kĩ thuật sao chép, mô phỏng, phủ lớp, kết hợp và sắp xếp các yếu tố thị giác đại diện cho xã hội và văn hóa Mỹ.

Pop Art nhanh chóng lan đi khắp thế giới: Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan…Ở Nhật Bản, vào giữa những năm 1960, nhà thiết kế đồ họa Tadanori Yokoo đã trở thành một trong những nghệ sĩ Pop Art thành công nhất của đất nước mặt trời mọc. Nhân vật mang tính biểu tượng trong các bộ manga và anime đã trở thành biểu tượng cho Pop Art Nhật Bản như Speed Racer và Astro Boy… Tại Ý, Pop Art được biết đến từ năm 1964 và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bởi các nghệ sĩ như Mario Schifano, Franco Angeli, Giosetta Fioroni, Tano Festa…Nga là quốc gia có chút “chậm chạp” trước phong trào Pop Art với một số tác phẩm nghệ thuật tương tự như Pop Art chỉ nổi lên khoảng đầu những năm 1970.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Astro Boy Pop Art tại Nhật.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Pop Art của Tadanori Yokoo.

Phong trào nghệ thuật Pop Art và thiết kế hiện đại

Phong cách đặc biệt của Pop Art chưa bao giờ “lỗi mốt”. Và gần 50 năm qua, phong trào nghệ thuật Pop Art luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ và nhà thiết kế hiện đại. 3 lĩnh vực thiết kế mà Pop Art có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là: đồ họa, thời trang và thiết kế không gian nội thất.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Dự án thiết kế bao bì “Wake Up! Coffee Co.” của Megan Quigley đăng tải trên Behance.net: “Cảm hứng của tôi dành cho thiết kế này là Phong trào nghệ thuật Pop Art, đặc biệt là những tác phẩm của nghệ sĩ Roy Lichtenstein. Mục đích của tôi là có được một thiết kế đơn giản và thú vị nhằm hướng đến giới trẻ.”

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Thiết kế poster bìa album “Secret about us” của ca sĩ kiêm DJ đến từ Canada Krystle Love B.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Ấn bản tạp chí CeciStyle v167 theo phong cách Pop Art trên cecinewyork.com

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Thời trang theo phong cách Pop Art – Sẵn sàng để trở nên nổi bật và cá tính.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Dù Pop Art gần gũi với cuộc sống nhưng để diện nó lên người và lao ra phố thì bạn phải thật sự tinh tế nếu muốn trở thành một con tắc kè thảm họa làm rối mắt người nhìn. Với Pop Art – Simple is the best, thay vì diện cả cây đồ chói lóa với đủ các họa tiết, bạn hãy chọn một món đồ với chi tiết thật ấn tượng, bắt mắt và những phần còn lại của bộ trang phục với màu trơn là đủ.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Thiết kế nội thất với cảm hứng từ phong trào nghệ thuật Pop Art.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Pop Art là một trong những phong cách hài hước nhất, khiêu khích và vui nhộn nhất trong thiết kế nội thất. Một cách rất đơn giản để trang trí nội thất theo phong cách Pop Art là hãy sử dụng những tác phẩm nghệ thuật của chính trường phái này: những bức tranh, hình chụp cách điệu, những mẫu đồ họa, những ấn bản truyện tranh hoạt hình, áp phích hay biểu tượng thương hiệu… Một hiệu ứng thường thấy khi sử dụng tranh ảnh Pop Art là lặp lại: ví dụ, bạn có thể treo bốn bức ảnh Marilyn Monroe với những tông màu khác nhau để ghép thành một hình ảnh tổng thể đặc sắc.

phong-trao-nghe-thuat-pop-art-la-gi

Nội thất Pop Art bản thân chúng đã mang tính phức tạp và trừu tượng, bởi vậy, chúng đòi hỏi một không gian rộng để phô bày và thưởng ngoạn một cách rõ ràng. Hãy xếp đặt từng món đồ ở những không gian cụ thể và nên lưu ý cân bằng với những đồ trang trí thông thường khác.

Theo DESIGNS.VN

Tags: , , ,