⠀
Những căn bệnh nguy hiểm do nguồn nước ô nhiễm gây ra
Nước là nhân tố thiết yếu đối với sự sinh tồn của con người. Tuy nhiên, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Viêm dạ dày ruột: Bệnh này do norovirus gây ra. Norovirus là nguyên nhân gây khoảng 10 triệu ca tiêu chảy mỗi năm. Virus này thường lây truyền qua nước và thức ăn, hoặc qua tiếp xúc với bề mặt chứa virus.
Viêm gan A: Bệnh viêm gan A lây truyền qua các phần tử phân có trong nước và thức ăn ô nhiễm.
Crypto tiêu hóa: Crypto tiêu hóa là một dạng tiêu chảy do kí sinh trùng Cryptosporidium gây ra. Kí sinh trùng này sống trong ruột của người và động vật nhiễm bệnh. Bệnh crypto lây qua đường nước ô nhiễm có chứa phần tử phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Bệnh Legionnaires: Đây là một dạng viêm phổi do Legionella gây ra. Vi khuẩn này có trong các môi trường nước ngọt tự nhiên như ao, hồ, suối,… Người bệnh nhiễm khuẩn khi hít phải hơi nước có chứa vi khuẩn này.
Bệnh lỵ: Bệnh lỵ là một bệnh do ô nhiễm nguồn nước, có tính lây nhiễm cao, do vi khuẩn Shigella gây ra. Khuẩn Shigella có thể gây các biến chứng nguy hiểm như mất nước, chảy máu trực tràng và co giật ở trẻ nhỏ.
Nhiễm Salmonella: Khuẩn Salmonella là một vi khuẩn có trong phân và lây truyền qua nước ô nhiễm. Những người nhiễm khuẩn thường có triệu chứng tiêu chảy, ớn lạnh, đau bụng và sốt.
Bệnh thương hàn: Salmonella Typhi là vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn này phát triển trong ruột và máu, lây truyền qua nước hoặc thức ăn nhiễm phần tử phân của người bệnh.
Bệnh tả: Bệnh tả do Vibrio Cholerae gây ra. Bệnh này hiện vẫn phổ biến ở các nước có hệ thống xử lí nước thải chưa phát triển. Bệnh tả gây tiêu chảy, mất nước, chuột rút cơ, tim đập nhanh, huyết áp thấp, da mất đàn hồi và cảm giác khát khô cổ họng.
Nhiễm khuẩn E.coli: Khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn sống trong ruột người và động vật. Vi khuẩn này lây nhiễm qua thức ăn kém vệ sinh và nước ô nhiễm. Người nhiễm E.coli có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt.
Tiết kiệm nước giúp bảo vệ nguồn cung và chất lượng nước
Phải tốn rất nhiều năng lượng để biến nước sông, nước ngầm, hoặc bất cứ nguồn nước nào tại địa phương thành nước sinh hoạt. Nước phải được bơm vào một nhà máy xử lý, tại đây nước được lọc và xử lý bằng hóa chất để làm sạch, sau đó nước được bơm đến khu phố bạn sống, và bạn có thể sử dụng nước tại nhà. Tiết kiệm càng nhiều nước càng tốt vì nó giúp giảm áp lực do quá trình sử dụng nước tạo sức ép lên trái đất. Sau đây là một số cách giúp tiết kiệm nước: – Áp dụng biện pháp rửa chén đĩa tiết kiệm nước. Thay vì mở vòi nước chảy liên tục trong thời gian rửa chén đĩa, hãy xả đầy bồn rửa với nước ấm và xà phòng, sau đó tắt vòi nước và cọ rửa chén đĩa. Rửa chén đĩa trong bồn rửa thứ hai chứa đầy nước sạch, sau đó lau khô và xếp lên kệ. Theo WIKIHOW |
Theo VOV
Tags: Nguồn nước, Sức khỏe