Những bài học cho Việt Nam từ sự phát triển của nền ngoại thương Trung Quốc

Trung Quốc là nước có số dân và diện tích lãnh thổ đứng hàng đầu thế giới; vị thế kinh tế, chính trị, quốc phòng ngày càng lớn mạnh. Tác động về ngoại thương của Việt Nam trên bản đồ thế giới tuy không thể so sánh được với Trung Quốc nhưng với nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải cách mở cửa ở cả hai nước, kinh nghiệm cải cách và phát triển chính sách ngoại thương của Trung Quốc có nhiều điểm chúng ta có thể rút kinh nghiệm và học hỏi

Những bài học cho Việt Nam từ sự phát triển của nền ngoại thương Trung Quốc

1 Giai đoạn 1978-1983:

1.1 Những bài học tích cực:

Tạo điều kiện mở cửa bằng cách “ thí điểm trước_ áp dụng rộng rãi sau” quá trình mở cửa của Trung Quốc bắt đầu trong điều kiện thiếu cả lý thuyết lẫn thực tiễn. trước tình hình đó , ông đặng tiểu bình đề nghị thử nghiệm chính sách ở một số địa phương như Thâm Quyến. dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được và sử chuẩn bị đã hoàn tất, chính sách mở cửa được áp dụng rộng ra nhiều khu vực khác và kết quả là tạo ra được nền tảng một nền kinh tế mở

Chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào các lợi thế so sánh. Trong giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng của các máy móc thiết bị lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp; và yêu cầu thanh toán các máy móc , công nghệ nhập khẩu. mặt khác Trung Quốc có lợi thế về lao động dồi dào. Hiểu rõ những lợi thế của mình,chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch thương mại quốc tế bằng cách đổi mới thống quản lý thương mại quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như quần áo, vải, giày, cặp sách và đồ chơi, cùng với việc áp dụng các dây chuyền lắp ráp và máy móc cần thiết, phát triển chủ động thương mại gia công tại các khu công nghiệp và vùng duyên hải. tất cả những yếu tố trên khiến thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt. sắp tới quá trình mở cửa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục, nước này sẽ đạt được them nhiều lợi thế so sánh đa dạng hơn bằng cách mô phỏng , áp dụng, hợp tác và tham gia vào hệ thống công nghiệp toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Trung Quốc không chỉ nổi trội về xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật như các sản phẩm dệt truyền thống mà còn thành công trong xuất khẩu những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động với công nghệ trung và cao cấp

Thúc đẩy quá trình học tập kinh nghiệm bằng cách mạnh dạn thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài. Một thành tựu nổi bật nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong quá trình mở cửa của Trung Quốc là không ngừng tăng cường sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đây là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ với tăng trưởng thương mại và kinh tế mà còn với việc chuyển giao công nghệ thông tin quốc tế .quan trọng hơn, đầu tư nước ngoài giúp Trung Quốc đẩy nhanh “ quá trình học tập kinh nghiệm”. trong quá trình này, Trung Quốc đã học tập thành tựu và khoa học công nghệ nước ngoài, thu hẹp dần khoảng cách với những nước phát triển, áp dụng nhiều tri thức và kinh nghiệm hữu ích từ những nền kinh tế thị trường phát triển đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như áp dụng trong tăng trưởng kinh tế trong nước.

Giới thiệu các hình thái thị trường và áp dụng cạnh tranh từ bên ngoài nhằm loại bỏ những hạn chế của hệ thống thương mại truyền thống và các hình thức độc quyền khác nhau. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển đã trãi qua những thay đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hóa truyền thống sang nền kinh tế định hướng thị trường, trung quốc phải đối mặt với những khó khăn gay gắt trong việc ngừng duy trì hệ thống cũ, thay vào đó là cách quản lý mới dựa vào thị trường, cơ chế thị trường, các thể chế kinh tế định hướng thị trường, nhân tài và kinh nghiệm quản lý. Nhờ quá trình mở cửa, trung quốc đã học hỏi nhiều được nhiều nhân tố “phần mềm” quan trọng của một nền kinh tế thị trường, những yếu tố này có ý nghĩa hơn nhiều so với vốn hữu hình, các sản phẩm hay công nghệ. Những yếu tố này có thể khích lệ mạnh mẽ hơn nữa những tài năng, sự năng động và sáng tạo, theo đó mang lại giá trị về mặt xã hội hơn là những vốn hữu hình.

Các tác động tích cực khác của quá trình mở cửa là mở cửa cho cạnh tranh từ bên ngoài. Đường vào cho các sản phẩm và các doanh nghiệp nước ngoài có tác dụng loại bỏ độc quyền kinh tế và hệ thống đã tồn tại quá lâu ở trung quốc, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm cảu các công ty trong nước và cuối cùng là khởi động cả nền kinh tế. Hơn thế, quyền lợi mà người tiêu dung được hưởng và được nâng cao, họ được sữ dụng sản phẩm chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn. Nếu Trung Quốc hoàn toàn dựa vào những nỗ lực bản thân để duy trì quyền lực thị trường, chắc chắn mất nhiều thời gian hơn, tốn kém nhiều chi phí xã hội hơn và có thể gặp nhiều rủi ro hơn, vì thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ kinh tế.

Quan điểm cơ bản là dựa vào nội lực. Trung Quốc thực hiện chính sách này vì là một quốc gia rộng lớn. Vì là nước lớn nên nền kinh tế đòi hỏi phải vận hành theo nhu cầu trong nước hơn là dựa vào xuất khẩu. Có những điểm khác biệt rõ rệt giữa chủ trương mở cửa của Trung Quốc với chiến lược “xuất khẩu hàng đầu” phổ biến ở Đông Á. Hơn thế, trong bối toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc phải thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp và kỹ thuật dựa vào những lợi thế đặc thù.

1.2 Nhược điểm tồn tại

Chính sách thương mại thiếu thất quán, thiếu ổn định và lien tục. Chính sách mở cửa và cải cách của Trung Quốc mở ra một con đường phát triển dần dần, có thể nói rằng quá trình này dễ trước khó sau, phải phân tích từng vấn đề dựa vào những nền tảng thực tế đã trải qua một cách thành công. Trong khi đó, những thử thách gay go và những mâu thuẫn khiến cho bước cải tiến tiếp theo càng them khó khăn và phức tạp. Nói cách khác, chính sách thương mại còn thiếu sự nhất quán, tính ổn định và liên tục: những chính sách cụ thể hiện hành tại một số địa phương rất khác với chính sách tại các tỉnh miền Trung và Đông của Trung Quốc; giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân với khu vực thuộc sở hữu nhà nước, còn tồn tại phân biệt trong đối xử quốc gia về các vấn đề gia nhập thị trương; thuế và thương quyền; các chính sách và thủ tục đăng kí của chính quyền Trung ương và địa phương thường xuyên thay đổi, và đôi khi tồn tại sự mâu thuẫn giữa những chính sách đó; một số chính sách, liên quan đến xây dựng báo cáo tài chính trong khối thương mại gia công, điều chỉnh thuế nhập khẩu thiết bị của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và điều chỉnh những hạn chế về xuất khẩu. Chính phủ không chú ý thích đáng đến những khác biệt giữa các vùng và các doanh nghiệp, tất cả những nhược điểm đó sẽ tác động xấu đến hiệu quả của các chính sách thương mại thủ tục đăng ký.

Chiến lược quá chú trọng xuất khẩu gây ra những cản trở đối với nhập khẩu ở mức độ nhất định. Trước năm 1994, vấn đề chủ yếu của nền kinh tế và thương mại Trung Quốc là thiếu ngoại hối và cung cấp ổn định. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc chấp nhận chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Vào thời điểm đó, chính sách khuyến khích xuất khẩu bao gồm cả sự mất giá đồng nhân dân tệ, hỗ trợ xuất khẩu, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thi trường chứng khoán, và hoàn thuế xuất khẩu. Những chính sách dần được bãi bỏ sau năm 1994 trong qua trình cải cách thương mại quốc tế và hệ thống tỷ giá hối đoái. Trung Quốc hiện nay đã chuyển từ thiếu ngoại hối sang dư thừa. Nhưng hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc tồn tại nhiều chệch hướng trong xuất khẩu.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi mở cửa, vẫn còn tồn tại sự khác biệt về chính sách. Còn tồn tại nhiều hạn chế đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong các trong lĩnh vực đã mở cửa cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đặc biệt có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng trong việc áp dụng chính sách hợp tác với nước ngoài. Tại một số địa phương lớn còn kiểm soát hành chính quá chặt chẽ đối với hệ thống thương mại quốc tế

2 Giai đoạn 1984-1992:

Sự ra đời của Khu Phố Đông và Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Phố Đông có diện tích tới 522,75km2 và dân số hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, nó được quy hoạch đầy đủ khu thương mại tài chính, khu chế xuất, khu công viên khoa học kỹ thuật cao, khu triển lãm kinh tế kỹ thuật, khu sân bay (cảng biển) quốc tế để tạo nên một thế mạnh tổng hợp cho Phố Đông. Trong khi đó,nếu ta quy hoạch cả khu phía Đông Sài Gòn từ Thủ Thiêm tới Khu Công nghệ cao ở quận 9, kéo thẳng lên khu dự kiến làm sân bay quốc tế… thì có lẽ sẽ hình thành một đô thị đa chức năng tầm cỡ, đủ sức làm đầu tàu kéo nền kinh tế cả vùng, cả nước phát triển. Đây là một bài học quý giá về quy hoạch đô thị cho Việt nam ta.

3 Giai đoạn 1993-1997:

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Và sau đó Trung Quốc điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái. Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ 50%. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc Đây là bài học quan trọng cho Việt Nam trong việc giữ ổn định tỷ giá.cần nhìn vào thực tiễn của quốc gia để quyết định các chính sách

4 Giai đoạn 1998-2002:

Sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là việc Trung Quốc gia nhập WTO. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, một số kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, đó là:

Về cải cách và hoàn thiện luật pháp, Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn thiện luật pháp là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình gia nhập WTO. Tiếp đó là định ra được một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thể đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của cả đất nước, cũng như của doanh nghiệp nội địa. Do những quy tắc của WTO được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trường, nên việc cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với WTO cũng chính là đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.

Muốn đẩy nhanh tiến độ lập pháp và nâng cao chất lượng lập pháp, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy cần phải thực hiện chế độ uỷ thác pháp luật, tức là ngoài việc trao quyền cho các bộ, ngành hữu quan, nên giao cho những tổ chức và cá nhân (nếu có thể) am hiểu và có trình độ pháp luật cao cùng soạn thảo. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc thanh lọc, sửa đổi, bổ sung các văn bản về hành chính là phức tạp nhất. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xử lý vấn đề này là đưa ra một số nguyên tắc như “ban ngành nào ban hành thì ban ngành đó giải quyết” nhưng dưới sự điều phối của một cơ quan chức năng.

Về cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, bài học quan trọng lớn nhất của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO chính là chủ động cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế. Bởi vì, theo Trung Quốc, mức độ sẵn sàng gia nhập WTO phụ thuộc rất lớn vào sự vững mạnh của thể chế kinh tế vĩ mô và “sự chuyển đổi chức năng của Chính phủ”. Nếu Chính phủ không có những động thái tích cực để thích ứng với thể chế thị trường, vẫn duy trì tư duy, cách làm và công cụ cũ thì khó có thể chủ động đối phó với quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế, thậm chí còn trở thành lực cản cho tiến trình này.

Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế chủ chốt, Trung Quốc một mặt đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính – tiền tệ. Mặt khác, Trung Quốc cũng luôn cố gắng tận dụng những điều khoản tự vệ của WTO để bảo hộ một cách hợp lý những ngành trọng yếu của nền kinh tế. Những ngành nhạy cảm như tài chính, ngân hàng… được Trung Quốc tự do hoá một cách tuần tự, với những bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước cũng như với nguyên tắc cơ bản của WTO.

Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, nguồn gốc trực tiếp tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội khi Trung Quốc gia nhập WTO là sự khác biệt trong cơ cấu việc làm và trình độ nguồn nhân lực. Việc tự do hoá di cư lao động và đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục tại khu vực nông thôn là giải pháp cơ bản đang được áp dụng để hạn chế tác động tiêu cực tới xã hội, do việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Quá trình đàm phán, chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, đòi hỏi Chính phủ phải có hệ thống giải pháp đồng bộ trên nhiều khía cạnh. Trung Quốc đã gia nhập WTO và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực hiện gia nhập WTO là tài liệu tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.

♦ Đối với Việt Nam:

Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình.

Khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc các bạn bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn

5 Giai đoạn 2003 – 2008:

Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nóng với cơn sốt bất động sản kéo theo giá cả nguyên vật liệu tăng vọt, sự khủng hoảng về điện do thiếu hụt nguồn cung cấp đã trở thành “vấn đề chính trị”. Để chặn đứng nguy cơ mất kiểm soát, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp bao gồm kiểm soát chặt hơn việc phát hành tiền tệ, mức cho vay, kiên quyết ngăn chặn nạn chiếm đất nông nghiệp bừa bãi, thanh lý và chỉnh đốn những hạng mục đang xây dựng …

♦ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25 năm, tốc độ tăng trưởng đã tương đối khá, một số năm đã đạt 8-9%, nhưng vẫn còn thấp hơn Trung Quốc. Không phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng hai chữ số.

Thứ hai, để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường, tiêu dùng cũng là động lực của tăng trưởng, nhưng tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã vượt xa cả số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%, thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.

Thứ ba, tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn. Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình, trong đó có những người giữ chức vụ rất cao.

Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư, nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi măng, năng lượng, giáo dục, giao thông,…

Thứ tư, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. Tính chất của tăng trưởng (phát sinh không phải từ đổi mới công nghệ trong sản xuất mà từ gia công là chủ yếu, khiến phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng từ bên ngoài); sức cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; thị phần trong xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (59%). Có một vấn đề quan trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc cũng đang phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng.

Thứ năm, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD; năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD.

Thứ sáu, mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp (bình quân năm trong thời kỳ 2001 – 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ mạnh hơn nhiều.

Theo DÂN KINH TẾ

Tags: ,