Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan đầu thời nhà Nguyễn

Có thể nhận thấy rằng mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan hiện nay là mối quan hệ hết sức đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ này không chỉ được thiết lập trong thời hiện đại này mà mối quan hệ đó đã được hình thành từ thời trước kia, nổi cộm lên từ khi Nguyễn Ánh thiết lập quan hệ với vua Xiêm.

Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan đầu thời nhà Nguyễn

Chúng ta thử xét xem mối quan hệ đó trên các lĩnh vực sau.

I. Về quan hệ Chính trị – Ngoại giao

Đây là mối quan hệ xuyên suốt trong quan hệ hai nước trong thời gian này, mối quan hệ chính trị – quân sự là điều cốt lõi trong quan hệ hai nước, chính vì lẽ đó quan hệ hai nước cũng có lúc tốt đẹp hòa hiếu, cũng có lúc căng thẳng, và cái nhân tố Chân Lạp, Ai Lao chi phối rất nhiều trong quan hệ hai nước.

1. Thời Kỳ Trước Vua Gia Long.

Có thể nói rằng quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập từ trước khi Nguyễn Ánh đặt quan hệ ngoại giao với vua Xiêm. Trong mối quan hệ này có lúc phụ thuộc nhau, có lúc quan hệ hai nước bình quyền nhau, quan hệ bình đẳng.

Từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát bắt đầu xưng vương. Năm Giáp Tý (1744) đúc ấn Quốc vương, sau đó, ngày Kỷ Mùi, lên ngôi vua ở phủ chính Phú Xuân, ban chiếu bố cáo thiên hạ. Bộ máy chính quyền tư trên xuống cơ sở, các chức danh, tên gọi cũng thay theo: phủ chúa gọi là Điện, đổi chữ “thân” làm chữ “tấu” khi có việc cần bàn với chúa. Tuy nhiên vua Nguyễn vẫn dùng niên hiệu vua Lê trong các văn bản hành chính. Đối với các thuộc quốc Cao Miên, Ai Lao, Xiêm… lại xưng là Thiên vương.

(Trích sách Các Triều Đại Việt Nam)

Với điều nơi trên cho thấy rằng thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát thì các nước Chân lạp, Ai Lao, Xiêm là nhưng nước phụ thuộc vào Đại Việt ta, điều này chứng tỏ sự phát triển, hùng cường của Đại Việt ta kiến cho các nước lân bang phải nể phục.

2. Quan hệ hai nước có bước phát triển cả về chất và lượng kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua thì quan hệ hai nước trở nên khăng khít, mối quan hệ này hòa hiếu. Mối quan hệ này hòa hiếu này là kết quả của việc Vua Xiêm đã hết tình ủng hộ Nguyễn Ánh trên con đường giành giật vương quyền tại Đại Việt. Khi Nguyễn Ánh xưng Vương thì triều đình Chakri của vua Rama I đã phái sứ bộ của mình mang quốc thư cùng với quà để chúc mưng vua Gia Long, và để đáp lễ tháng 2/1803 vua Gia Long cũng đã cử sứ bộ của mình sang Xiêm giao hiếu và tằng quà cho Vua Xiêm cùng các quan, các tướng đã giúp đỡ Nguyễn Ánh trong thời kỳ trước đó, quà biếu là vàng, bạc, tơ lụa.

Hai nước Xiêm và Việt thường báo tin kịp thời cho nhau về những tình hình quan trọng của mỗi nước như: việc phong vua mới, quốc tang, cầu viện, chiến tranh hay những vẫn đề liên quan tời Chân Lạp và Ái Lao. Có lần đích thân tiếp sứ giả Xiêm để tìm hiều về cuộc chiến giữa Xiêm và Miến Điện. Trong thời kỳ Vua Gia Long nắm vương quyền thì phái bộ hai nước thường xuyên qua lại với nhau. “Vua Xiêm là Rama I đã 8 lần cử phái bộ sang Việt Nam ( 8/1802; 12/1803; 3/1806; 8/1806; 10/1906; 2/1807; 12/1809; 7/1810), nếu tính đến năm 1813 thì phái bộ Xiêm đã 12 lần sang Việt Nam và để đáp lại thì Gia Long đã có 4 lần cử phái bộ của mình sang Xiêm ( 2/1803; 2/1807; 5/1809; 12/1809)” và tính đến năm 1813 thì Việt Nam cũng đã 5 lần cử phái bộ sang Xiêm. Ngoài ra còn có những cuộc sứ bộ Xiêm đã lãnh nạn tại Việt Nam khi mà đi sứ tại Trung Quốc.

Tất cả các cuộc viếng thăm này của sứ bộ Xiêm đều được Vua Gia Long tiếp đón hậu hĩnh, thường thì biếu quà như vàng, bạc, tơ lụa…

Sách Đại Nam thực lục viết “cũng từ năm 1807, để việc trao đổi giữa hai sứ bộ có quy củ và chặt chẽ, vau Gia Long đã sai Bộ Lễ soạn thảo các quy định về số người và lộ trình của sứ bộ hai nước và gửi cho Vua Rama I. .Theo đó, sứ Việt sang Xiêm đi đường thủy là 50 người, đi đường bộ 12 người. Văn thư thì đưa qua nước Chân Lạp chuyển đạt. Sứ xiêm thì đi đường biển đến Gia Định rồi vào kinh; đi đường thủy thì 50 người; đi đường bộ thì 14 người”. Nhưng có tài liệu khác cho rằng con số sứ bộ Việt Nam sang Xiêm đi bằng đường thủy là 50 người còn đường bộ là 12 người còn công văn thì cần đưa cho Chân Lạp để chuyển về Xiêm. Còn sứ bộ Xiêm sang Việt Nam bằng đường thủy thì 50 người rồi cập bến tại Gia Định sau đó cử 14 người đi theo đường bộ tới kinh đô Huế. Lời đề nghị của Gia Long đã được Rama I đơn giản hóa đi con số từ 50 người xuống 5 người và chỉ đưa công văn đến Gia Định rồi nhờ trấn quan sở tại nhận chuyển về Kinh Đô.

Tháng 6/1817 khi thuyền sứ Xiêm sang tàu, thuyền tấp vào của Đà Nẵng rồi lại bại lửa cháy hết. Vua nghe việc ấy, truyền rằng: “thuyền sứ bị cháy, cũng như thuyền buôn bị nạn” kiến quan dinh Quảng Nam cấp 200 phường gạo và thuyền cho sứ Xiêm.

Tháng 9/1817 khi bên Xiêm có tang vua sai Lễ bộ Thiêm sư Ngô Văn Duyệt, Trần Quang Khải sang sứ nước Xiêm với vật điếu và tặng hảo như: Phật vương 300 cây lụa trắng, thao trắng và 300 cây vải trắng; điếu vua thứ hai 300 cân sáp vàng, 100 cây vải trắng, 300 cân đường phổi và đường phèn, 2.000 cân đường cát. Đến khi sứ ta về, Xiêm đưa thơ, trần tạ và đem các đồ phẩm vật.

(Trích sách quốc triều chánh biên toát yếu)

Với những điều nói trên cho chúng ta thấy được quan hệ thân thiện, hòa hiếu, bình quyền giữa hai vương triều này.

Nét nổi bật trong quan hệ chính trị ngoại giao của hai nước trong thời gian này là về vấn đề Chân Lạp (Campuchia ngày nay), vấn đề Chân lạp cả hai nước vô cung quan tâm, có những lúc cả hai bên đều muốn Chân Lạp phụ thuộc vào mình chứ không muốn phụ thuộc vào đối phương, mà cùng lắm thì cả hai đều là nước bảo hộ Chân Lạp “chính sách chư hầu kép”.

Trong vấn đề Chân Lạp cả hai nước tốn rất nhiều sức người, sức của cho sự tranh giành ảnh hưởng của mình đối với đất nước này. Trong cuộc mâu thuẫn trong Hoàng tộc Chân Lạp giữa hai anh em Ang Chan và Ang Snguon, Ang Chan thì thân với triều Nguyễn còn Ang Snguon thân với Xiêm. Trước tình hình đó cả hai nước đều tham gia vào, cả hai nước đều cho quân đội của mình tham chiến vào cuộc tranh giành quyền lực này, Gia Long sai tướng Nguyễn Văn Thụy đem quân vào Chân Lạp nhưng việc đem quân này hết sức kín đáo và cẩn trọng, còn đầu năm 1812 thì quân Xiêm cũng vào Chân Lạp với số lượng đáng kể được chia làm 5 đạo tiến vào Chân Lạp.

Trước tình hình phức tạp đó, vua Gia Long cho sứ mang thư sang Xiêm trách cứ về hành động của Xiêm và Rama II sai sứ mang thư phúc đáp lại : “ Việc ấy là muốn giảng hòa cho anh em Ang Chan II, chứ không có ý gì. Vậy xin để Việt Nam xử trí thế nào thì Xiên La cũng xin thuận”

(Trích Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim)

Gia Long còn gặp sứ bộ Xiêm và trách: “nước mầy vô cớ đem quân sang đóng đất Chân Lạp, làm cho Nặc Chân (Ang Chan) phải chạy; Chân Lạp đời đời thần phục nước ta, nếu có việc gì, ta cũng phải cứu. Mầy về nói với vua mầy rằng: Nặc Chân rồi cũng trở về, vua mầy chớ dối ta, mà đừng làm lo cho Nặc Chân, thế mới phải nghĩa hậu nước láng giềng, thương nước nhỏ mọn”.

(Trích sách quốc triều chánh biên toát yếu)

Cuối cùng cuộc nội chiến này kết thúc người anh là Ang Chan vẫn nẵm Vương quyền, đồng thời sự ảnh hưởng cảu triều Nguyễn tại đây được nâng cao và đến mức cực độ, Triều Nguyễn tri phối các vấn đề quan trọng của Chân lạp. Vua Chân Lạp không muốn quan hệ với Xiêm nhưng Gia Long đề nghị Ang Chan phải cử phái bộ sang quan hệ với Xiên và Ang Chan đã nghe theo.

Trong quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Xiêm sau sự kiện này cơ bản là tốt đẹp, hòa hiếu. Chính mối quan hệ này là nhân tố chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như việc ổn định tình hình Chân Lạp. Mối quan hệ hòa hiếu này được giữ đến cho khi Minh Mạng lên ngôi Vua được một thời gian khá dài, rồi nó cũng có sự rạn nứt. sự rạn nứt này nó do những nguyện nhân khách quan và chủ quan, tất cả nó cũng xuất phát từ lợi ích quốc gia và dân tộc đôi khi nó cũng xuất phát từ giai cấp và dòng tộc.

3. Thời Vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng theo lời Vua Cha dặn: “ hãy giữ gìn quan hệ hòa hiếu với nước Xiêm lãng giềng”, ”phải cẩn thận, chớ nên gây hấn ngoài biên”, và “đến như nước Xiêm La, nếu có lỗi nhỏ cũng cần bỏ qua để cùng nhau làm đạo lớn, thì không những là báo nghĩa Tiên để dừng chân ở đấy mây năm, mà còn tránh khỏi mối lo trăm đời của năm kẻ bề tôi lớn ngoài biên”.

Chính vì thế thời gian đâu thì quan hệ giữa hai nước rất tốt đẹp, biểu hiện của nó là việc từ chối khéo lễ vật và lời đề nghị của Miến Điện, Miến Điện muốn cùng triều đình Huế chống lại Xiêm. Vật biếu: 1 tấn vàng, 40 cái nhẫn, 1 hộp trầu sơn son, 1 chuỗi châu bất nhiên, 1 bức mền tơ đỏ, đại hồng ti trừu mỗi thứ hai bức.

Biết được tin đó vua Xiêm là Rama II rất cảm động. Năm 1824 khi Vua Rama II chết, để tỏ lòng thì vua Minh Mạng đã ra lệnh bãi miễn triều 3 ngày. Đây này là sự kiện vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quan hệ băng giao của nước ta đối với các nước lân bang.

Tuy nhiên trong vấn đề chính trị, đặc biệt là vấn đền Chân Lạp và Ai Lao thì quan hệ hai nước cũng có lúc trở nên căng thẳng, nhiều khi là trả thù nhau như kiểu “có qua có lại”, không ai chịu nhường ai. Xiêm độc chiếm Ai Lao, còn Việt Nam thì cứng rắn trong vấn đề Chân Lạp.

Vết mực đen trong quan hệ hai nước là vụ loạn của Lê Văn Khôi tại gia Định thì Xiêm lại ủng hộ ngụy Khôi để đã cho quân đội tiến vào lãnh thổ nước ta bằng hai mũi tiến công là đường thủy và đường bộ. Tuy nhiên phần thắng thuộc về Triều Nguyễn.

Sau sự kiện này thì hai nước chấm dứt quan hệ bang giao, bắt đầu thời kỳ căng thẳng, xung đột và chiến tranh giữa hai nước trên đất Chân Lạp từ cuối năm 1833- 1848.

Đến các triều đại sau. Nói chung quan hệ hai nước trong vấn đề chính trị thì trọng tâm của nó là vấn đề Chân Lạp, cả hai nước đều muốn lấn áp đối phương trong quan hệ với Chân Lạp, nhưng rồi không ai thắng ai, từ năm 1841 – đầu 1845 thì Xiên ảnh hưởng lớn tại Chân lạp, với sự kiện quân Nguyễn rút khỏi Phonom Pênh. Đây là sự kiện đánh dấu sự phá sản của chính sách cai trị của Triều Nguyễn còn từ 9-1845 thì Việt Nam có ảnh hưởng số 1 tại Chân Lạp sau khi quân Nguyển chiếm lại Phonom Pênh. Rồi cả ba nước đi đến đàm phán tại Boodin. Nội dung xung quanh những vấn đề sau: ngôi vua của Ang Đuông Chân Lạp và “bề tôi thờ hai nươc” , trao trả tù binh và vấn đề rút quân của hai nước Việt Nam và Xiêm.

Kết quả của cuộc đàm phán này là Ang Đuông làm vua nhưng với điều kiên là phải viết thư với nội dung xin lỗi và chịu tôi vua Nguyễn. Còn vấn đề trao trả tù binh và rút quân thì cả hai bên cùng đồng ý.

Tháng 4/1848 thì Ang Đuông lên ngôi vua với sự chứng kiến của đại diện hai nước Xiêm, Việt Nam.

Với sự kiện này xét trên khía cạnh nào đó đã chứng tỏ rằng quan hệ hữu hảo mà Nguyễn Ánh và Rama gầy dựng đã bị sứt mẻ, trong quan hệ hai nước đã có những vết sước mà khó có thể là phẳng được.

Đến các thời vua tiếp theo trong trừng mực nào đó vẫn có quan hệ tốt với Xiêm như : Vua Tự Đức phê chuẩn việc học tiếng nước ngoài, cho sức làm ngay. Tháng 11 năm Mậu Dần(1878), cùng với sứ bộ sang Xiêm có một số thanh niên do Hồ Khắc Hài dẫn đầu sang học tiếng Xiêm…

Nhưng có lúc thời vua Tự Đức thì quan hệ hai nước xem ra có vẻ không nặm mà cho lắm, sự thiếu thiện cảm lẫn nhau này là nhiều lý do. Việt Nam thì đang có mối lo là chiến tranh, và mặt khác cả hai nước có những mối quan hệ không tốt trong vấn đề Chân Lạp và vùng lãnh hải ngoài khơi, chính vì lẽ đó trong buổi tiếp kiến vua, chính xác là khi các quan Nam Kỳ tâu Vua về công việc của xứ Nam kỳ cũng nhắc tới việc bang giao với Xiêm nhưng với thái độ rất rè chừng : “Còn như khoản giao hòa nước Xiêm, (quan tuần phủ Nguyễn Tường Vĩnh xin giao hỏa với Xiêm) thời xét ý Xiêm vẫn muốn giảng hòa, nhưng chưa có mối manh rõ ràng, xin chờ xét kỹ sẽ tâu. Ngài nghe theo”.

Với những điều nói trên trong mối băng giao giữa Việt Nam và Xiêm đó là mối quan hệ bình quyền, hào hiếu, bình đẳng. Mối quan hệ này có lúc tốt đẹp nhưng có những lúc mây thuẫn nhau nhiều khi còn xẩy ra chiến sự. Ngay trong thời Gia Long nhiều lúc mối quan hệ thật sự cũng không tốt, như vua Minh Mạng đã nhận xét: “ không được nhã”. Rồi đến cuối những năm cuối của thế Kỷ 19 thì mối quan hệ Việt Nam và Xiêm xét ở góc độ nào đấy nó cũng không được nồng ấm vì Việt Nam đang phải lo chống đỡ trước sự xâm lược của liên quân Pháp Và Tây Ban Nha bắt đầu nổ ra tại Đà Nẵng vào rạng sáng ngày 1/9/1858.

Tháng 7/1860 trước khi vào Nam kỳ nhận chức, Nguyễn Tri Phương đã mật tấu lên Tự Đức 6 việc, việc thứ 5 “xin kết hiếu với Xiêm” và lời đề nghĩ này được vua chấp thuận. Đến tháng 2/1866 quan tướng Xiêm đã đưa thư tới trình; Quan cơ mật tâu xin phái người qua lại, để tỏ tình thân thiện, còn thuyền Xiêm như cí đến buôn, xin khoan các điều cấm ước… và Vua đã chấp thuận.

Tháng 11/1878 Vua cho Nguyễn Hiệp làm chánh sứ qua Xiêm. (vì tỉnh Nghệ An có sai Cao Bỉnh Tâm qua Trấn Ninh, bị binh Xiêm bắt lầm, Xiêm khoản đãi đưa về, đến đây lại đưa thơ xin hòa hảo như cũ, nên ta khiến sứ qua ). Đến tháng 5/1879 Nguyễn Hiệp đi sứ về nhà Vua cũng hỏi về tình hình nước Xiêm và ban thưởng cho những người đi sứ.

Với những lần bang giao trên thời Từ Đức thì ta nhận thấy rõ các chuyến thăm viếng lẫn nhau cũng thưa dần, nhưng dù sao cả hai bên đều muốn bang giao qua lại với nhau, với mục đích hòa hiếu và giữ chọn cái tình mà các vua trước đã để lại, mặt khác các quan và Vua nhà Nguyễn cũng muốn nhìn vào Xiêm để thoát khỏi cái “ảnh hưởng qúa mức” của Phương Tây.

Ngoài ra về mặt ngoại giao – chính trị thì hai nước cũng liên quan đến việc phân định lãnh thổ, đến thế kỷ 19 chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã chính thức được các nước láng giềng, trong đó có cả Cao Miên thừa nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý quốc tế. Tháng 12 năm 1845, ba nước An Nam, Xiêm La (Thái Lan) và Cao Miên ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1846, một Hiệp ước ký giữa An Nam và Xiêm La có nhắc lại điều đó và Cao Miên sau đó cũng tham gia vào Hiệp ước này. Trong phần mở đầu của Hiệp ước bí mật giữa Xiêm La và Cao Miên ký ngày 01/12/1863 nêu rõ: “ Cao Miên nằm giữa các lãnh thổ Xiêm La, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp”. Như vậy là chậm nhất đến năm 1845-1846, các nước láng giềng với Việt Nam đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.

Trong thời gian có chiến tranh xẩy ra giữa ta và Pháp thì việc chúng ta cũng quan tâm đến việc phân định ranh giới giưa nước ta và các nước lãng giềng trong đó có Xiêm. Sách quốc triều chính biên toát yêu viết: “ Năm Ất Hợi thứ XXVIII(1875), tháng giêng, kiến bộ binh tư tưởng ra tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình đều vẽ địa đồ các miền thượng du chỗ châu, phủ mọi thỏ, đến các nơi tiếp giáp. (Như là sông Khung, Nam Chưởng, Vạn Tường, Xiêm La, Ái Lao, Tàu…), vẽ cho kỹ, chú cho rõ những tên núi sông và đàng xá xa gần, đệ vẽ tấn lãm”.

Nói tóm lại quan hệ ngoại giao – chính trị giữa Việt Nam và Xiêm trong thời kỳ này là mối quan hệ hết sức đặc biệt, mối quan hệ này có nhiều biến động, nó có những thăng trầm theo thời gian và theo tiến trình của lịch sử.

II Quan Hệ Quân Sự (Những Vụ Đụng Độ Quân Sự)

Xét trong góc độ nào đó thì chính mối quan hệ quân sự là yếu tố cấu thành và hình thành lên mối quan hệ Việt Nam và Xiêm.

1. Mối quan hệ này được thiết lập từ khi trước khi Nguyện Ánh sang Xiêm cầu viện, trong thời gian Nguyễn Ánh chạy vào Nam thì đến năm 1779 có xảy ra mâu thuẫn nội bộ tại Chân Lạp và dẫn tới việc cả Xiêm và Nguyễn Ánh cho quân đội của mình tham gia vào cuộc chiến này, nhưng kết quả là bất phân thắng bại, cả hai phải đi đến bàn đàm phán, bàn đàm phán này diễn ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, nó diễn ra đều có lợi cho các bên tham chiến, tuy nhiên chính bàn đàm phán này là một trong những nhân tố tốt đẹp để sau này khi thất bại thảm hại do quân Tây Sơn ngây nên, Nguyễn Ánh có chỗ bấu víu là Xiêm. Khi Nguyễn Ánh đem cả vợ và con chạy sang Xiêm nương thân và cầu viện vào tháng 2/1784.

Sách Việt Sử Toàn Thư viết: “Năm Giáp Thìn (1784) Nguyễn Ánh lại rước quân Tiêm La về giúp. Hai tướng Tiêm là Chiêu Tang và Chiêu Sương kéo sang Nam Việt hai vạn quân và 300 chiến thuyền, đi đến đâu quấy nhiễu dân chúng rất là tai hại”.

Trong thời gian ở lại trên đất Xiêm thì Nguyễn Vương( Nguyễn Ánh) còn nương náu trên đất Tiêm đã giúp vua Tiêm đánh quân Miến Điện và Mã Lai vào cướp phá xứ này.

Sách quốc triều chính biên toát yêu viết: “Tháng 3/1792, nước Xiêm đem thơ xin giúp binh đi đẳng thượng đạo đánh quân Tây Sơn”.

Với những sự kiện này thì chứng tỏ quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiên đã có những bước tiến tốt đẹp, đây là hạt nhân tốt cấu thành nên quan hệ hai Vương triều sau này. Có nhiều đành giá cho rằng, Nguyễn Ánh đã kéo giặc vào nhà, nhưng theo chúng tôi, điều này là hết sức bình thường. Xét rộng ra thì chúng ta thấy rằng cuộc chiến giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn mà người đại diện là Nguyễn Ánh là cuộc chiến tranh giành quyền lực. Trong khi thua trận bị quân Tây Sơn cho vào bước đường cùng, sức cũng đã kiệt, Nguyễn Ánh muốn dựa vào ai đó để nâng mình lên, lúc này Xiêm như là cái phao cứu sinh cho Nguyễn Ánh. Cuộc hợp tác này mang tính chất hai bên cùng có lợi, Nguyễn Ánh thì có thêm vũ khí và con người cho cuộc chiến, còn vua Xiêm thì có “ảnh hưởng” của mình tại Đại Việt và Chân Lạp điều này mang tính chiến lược.

2. Khi Nguyễn Ánh thiết lập được Vương triều của mình rồi thì quan hệ hai nước trong thời kỳ này nhìn chung là tốt đẹp, các sứ bộ ngoại giao vẫn thường xuyên thăm viếng nhau. Nhưng trong quan hệ quân sự thì nhìn chung là không tốt đẹp, cả hai bên đều muốn ảnh hưởng của mình tại đất nước Chân Lạp, chính vì lẽ đó nên đã dẫn đến những cuộc đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Xiêm tại đất nước Chân Lạp, tiêu biểu là cuộc tranh giành quyền lực giữa hai anh em Ang Chan. Cuối cùng cuộc xung đột này đi đến bàn đàm phán, quan hệ giữa các bên bề ngoài thì vẫn êm thấm, tốt đẹp.

3. Sang đến thời Minh Trị thì chiến sự giữa hai nước Xiêm Và Việt Nam cũng xẩy ra, năm 1828-1829 quân Xiên và Ta đã đụng độ quân sự tại Vùng Cam Lộ- Quảng Trị.

Tháng 6/1833 Lê văn Khôi nổi loạn ở Gia Định và nhanh chóng làm chủ cả vùng Nam Kỳ, sau đó Lê Văn Khôi cho người sang Xiêm cầu viện, và Xiêm đã đồng ý, đây cuộc hành quân đầy tính chiến lược của Xiêm, Vua Xiêm là Rama III muốn nhân cơ hội này để đánh đuổi người Việt Nam ra khỏi Chân Lạp đồng thời với việc giúp đỡ ngụy Khôi nếu thành công thì Xiêm cũng được những chiến lợi phẩm không phải là nhỏ. Vì Lê Văn Khôi đã hứa, nếu thắng lợi sẽ “dâng đất và thần phục”. cuộc hành quân này của Xiêm vẹn nhiều đường.

Tháng 12/1833, Rama huy động 5 đạo quân tấn công Chân Lạp và Việt Nam. Trong thời gian đầu quân Xiêm đã chiếm được Hà Tiên, An Giang của Việt Nam và làm chủ Chân Lạp, nhưng không lâu sau đó quân Xiêm đã bị nhân dân Chân Lạp và quân đội Triều Nguyễn chống trả quyết liệt. Tại An Giang dưới sụ chỉ huy của hai tướng Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đã đánh bại quân Xiên và sau đó quân Nguyễn cũng đánh thắng Xiêm tại Hà Tiên, buộc quân Xiêm phải rút khỏi Việt Nam trong thế thua nhục nhã. Mục tiêu mà quân Xiêm đưa ra trước khi xâm chiếm Việt Nam, Chan Lạp.

Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng trong quan hệ Việt Nam thì người Xiêm “không thực lòng” các Vua Xiêm chỉ muốn chiếm Chân Lạp và áp đặt nền thống trị tại Việt Nam, với việc tấn công vào Việt Nam và ủng hộ Lê Văn Khôi là việc làm không đẹp của Rama III. Khi Vua Minh Mạng lên nắm Vương Quyền. Vào năm 1823 Vua Miễn Điện đã cử một phái bộ sang đặt quan hệ với ta và có lời đề nghị “tuyệt giao với Xiêm” và “hội quân để đánh Xiêm” nhưng Minh Mạng không thuận theo và từ chối khéo lời đề nghị cho dù trong triều đình lúc đó có rất nhiều quan lại cao cấp muốn cùng Miễn Điệm đánh Xiêm.

Với hai sự việc khác nhau nhưng cũng cùng những mục đích là binh đao khói lửa để hòng làm mưa lợi cho mình và cho quốc gia, thế nhưng cách cư xử của Minh Mạng hòa hiếu hơn, không muốn chiến tranh, muốn quan hệ tốt, còn Rama III lại lợi dụng “trong nước người” nội loạn để lấn tới với việc dẫn quân sang xâm chiếm chúng ta, ông cha ta có câu “đục nước béo cò”.

Cuộc chiến tại Chân Lạp từ cuối 1833 cho đến năm 1947 là sự biểu hiện cho sự đụng quân sự giữa Việt Nam và Xiêm. Cuộc chiến này là cuộc chiến mà hai nươc tham gia đều muốn tranh giành quyền bảo hộ độc tôn của mình trên đất nước Chùa Tháp này.

“Triều đình lại cử binh sang buộc tướng Xiêm là Chất Tri ký hoà ước rồi hai nước cũng băi binh. Nguyễn Tri Phương, Doăn Uẩn rút quân về”.

Hòa ước được ký với nội dung chính xung quanh những vấn đề sau: ngôi vua của Ang Đuông và Chân Lạp “bề tôi thờ hai nước” , trao trả tù binh và vấn đề rút quân của hai nước Việt Nam và Xiêm.

Kết quả của cuộc đàm phán này là Ang Đuông làm vua nhưng với điều kiên là phải viết thư với nội dung xin lỗi và chịu tôi vua Nguyễn. Còn vấn đề trao trả tù binh và rút quân thì cả hai bên cùng đồng ý.

Tháng 4/1848 thì Ang Đuông lên ngôi vua với sự chứng kiến của đại diện hai nước Xiêm, Việt Nam.

Dưới thời Thiệu Trị thì nhiều lần quân Xiêm đã đem thủy quân với số lượng không nhỏ tiến sát vào Hà Tiên, đảo Phú Quốc vào đầu năm 1842, Thiệu Trị đã sai các tướng đi dẹp quân Xiêm, dẹp loạn xong Vua đều ban thưởng rất hậu cho các tướng: Đoàn Văn Sách, Lương Văn Liễu, Phan văn Điển, Nguyễn Công Nhờn, Nguyễn Tri Phương và tướng sĩ ở quân thứ đều được phân hạng ban thưởng.

Với những sự kiện nói trên thì quan hệ giữa Xiêm và Việt Nam mà Nguyễn Ánh gầy dựng đã bị sứt mẻ, mâu thuẫn cũng đã lên cực điểm đó chính là chiến tranh.

III. Quan hệ Kinh Tế Thương Mại

Trong những năm cuối thế kỷ 15 đến những năm giữa của thế Kỷ 18 thì nền Kinh tế hàng hóa của Đại Việt được khởi sắc và phồn thịnh, biểu hiện của sự phồn thịnh này chính là sự phát triển các trung tâm kinh tế, chính các trung tâm kinh tế này là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hóa mà ngày nay chúng ta hay gọi nó là các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Phố Hiến, Kẻ Chợ (Kinh Kì hay là Thăng Long), kỳ Lừa, Đồng Đăng, Vạn Ninh… còn Đàng Trong có Hội An, Thanh Hà, Hà Tiên. Người xưa đã có câu nói về sự phát triển Đàng Ngoài:

“Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến”.

Còn về sự phát triển Đàng Trong cũng có câu nói về sự phát triển của Thanh Hà:

“Đại Minh khách phố” hay “Minh hương xã – Thanh Hà phố”.

Nhưng đến những năm cuối của thế Kỷ 18 trở đi thì nền kinh tế hàng hóa này không được phát triển như trước nhất là vào những năm thế kỷ 19 thì kinh tế hàng hóa của ta bị giảm sút do nhiều lý do khác nhau như là xã hội- chính trị bất an, nhất là chính sách đóng cửa “bế quan toả cảng” với Phương Tây và, “trọng nông khinh thương”của Chính quyền Tây Sơn, Triều Nguyễn. Chính vì những chính sách quan điểm sai lầm đó cộng với những cuộc xung đột thường xảy ra đã dẫn đến sự suy sụp của quốc gia, triều đại. Nhưng trong mối quan hệ giao lưu buôn bán hai nước Việt Nam và Xiêm thì cũng có mối quan hệ lưu thương đáng kể.

Sách quốc triều chính biên toát yếu viết:“Tháng 8/1809 Ngài ( Vua Gia Long) định điều lệ thuế buôn Hà Tiên, Xiêm La, Hạ Châu”.

Với chính sách này chúng ta cũng phải thừa nhận rằng quan hệ hai nước không chỉ là quan hệ chính trị ngoại giao hay những cuộc đụng độ quân sự mà còn có mối quan hệ giao lưu buôn bán. Nhưng hàng buôn bán thời kỳ này thường là gạo, hàng lâm thổ hay đường hoặc tơ lụa, ta cũng phải hình dung ra khi buôn bán phát triển, phổ biến thì các chính quyền đương thời mới có nhưng điều luật, những quy định rõ ràng để chánh mâu thuẫn đồng thời cho người buôn bán cứ theo đó mà thực hiện, nếu sai thì cứ theo pháp luật mà xử lý.

Từ năm 1831-1832 trở đi thì triều Nguyễn đã cử người đi buôn bán sang các nước lân bang ngày càng nhiều trong đó có Xiêm, hàng bán thường là gạo, đường, lâm thổ quý, và hàng mua về thường là len, dạ, vũ khí, đạn dược. Khi mà triều Nguyễn có chính sách đóng của với Phương Tây thì khách thương chủ yếu là người Hoa, Xiêm , Mã Lai, Java. Với những chính sách này thì quan hệ buôn bán của nhà Nguyễn chỉ trong phạm vi nhỏ mang tính khu vực chứ không mang tính toàn cầu. Đây là một việc làm sai lầm của triều Nguyễn, với chính sách đó đã làm cho đất nước bị suy yếu, khủng hoảng và sự suy vong là điều tất yếu.

Với những chuyến đi buôn bán của nhà Nguyễn và chính sách , điều luật trong buôn bán riêng cho Xiêm thì cũng cho thấy rằng quan hệ hai nước trong lĩnh vực này cũng diễn ra khá sôi nổi. Đây cũng là điều tất yếu trong mối bang giao của các quốc gia khi có mối quan hệ với nhau.

IV. Kết luận

Tóm lại trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước Xiêm và Việt Nam trong thế kỷ 19 là một mối quan hệ bình đẳng, hòa hiếu, thân thiện nhưng cũng có lúc mâu thuẫn, mối quan hệ này như là giai điệu cũng mốt nhạc lúc trầm lúc bổng có lúc thì êm dịu. Có người cho rằng mối quan hệ này là một mối quan hệ thất thường, lúc thân thiện, hòa hoãn, lúc tranh chấp. Xen giữa vào mối quan hệ này là nhân tố Chân Lạp(Campuchia) và Ai Lao (Lào), chính thành tố này cũng gây không ít phiền toái trong quan hệ hai nước, nhưng xét kỹ ra thì chính hai nước Việt Nam và Xiêm muốn mình có anh hưởng lớn nhất trong chính nước đó, không ai chịu nhường ai, có lúc một trong hai nước làm được điều này, nhưng kết cục người bản xứ không muốn và dẫn đến bàn đàn phán. Hòa bình là phương cách tốt cho quan hệ hai nước trong vấn đề Chân Lạp, điều đó cũng khẳng định rằng đâu có chiến tranh mới giải quyết được mọi việc mà hòa bình, thân thiện là phương thức tốt trong bất cứ mối quan hệ nào. Mối quan hệ này từ xa xưa cũng là bài học cho thế hệ chúng ta ngày nay, và chúng ta phải nhớ rằng giữa quan hệ hào hiếu, thân thiện và lập trường vũng chắc là cơ sở tốt cho bất cứ mối quan hệ, làm được điều đó thì sự bất hòa, chia rẽ sẽ không còn.

Nhìn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước ngày nay chúng ta cũng phải thầm cám ơn cha ông ngày trước đã có công vun đắp quan hệ hai nước có cái nền vững chắc, nhưng chính lẽ đó cũng là thách thức cho chúng ta ngày nay, sự thách thức đó chính là làm sao luôn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp đến muôn đời.

Theo ĐỨC VƯỢNG

Tags: , ,