Lịch sử trần truồng của nước Mỹ

Có nhiều bài viết về cái hay, cái đẹp của nước Mỹ, nhưng bài viết một cách trần truồng về lịch sử đất nước này vẫn còn thiếu.

Bởi vậy tôi viết bài này với toàn những kiến thức rất căn bản có thể giúp ta hiểu sâu xa hơn về đất nước và dân tộc Hoa Kỳ.

Những gì trong bài viết đều là sự thật (có đính kèm những key word tiếng Anh cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm). Tôi sẽ trình bày sơ lược về:

– Cách đưa dân đến vùng Bắc Mỹ của người Anh vào thế kỷ thứ 16 và 17.
– Công lớn của nước Pháp trong việc thành lập nước Mỹ.
– Tai hại của bản hiến pháp đầu tiên.
– Bỏ quên tám vị Tổng thống đầu tiên để vinh danh George Washington.
– Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Mỹ không có giá trị thực tế.
– Những đạo luật kỳ quái phủ nhận quyền công dân của người da đen.
– Cuộc đấu tranh đòi quyền làm người và quyền bình đẵng của người da đen.
– Đảng American Party và phong trào chống đạo Công giáo.
– Biểu tượng thống nhất và biểu tượng nhân quyền của quốc gia (Lincohn memorial)
– Những nguyên nhân dẫn cuộc nội chiến ở Mỹ và hậu quả của nó.
– Những tên gọi khác nhau cho cuộc chiến Nam-Bắc, và tại sao người Mỹ không còn tổ chức lễ tưởng niệm lớn.

*

Ngày xưa, đã có thời người Âu châu thi nhau đi khám phá những vùng đất khác và sẵn sàng chiếm lấy làm thuộc địa cho nước mình. Tuy nhiên, theo thời gian, chủ quyền thuộc địa có thể thay đổi tuỳ vào sức mạnh quân sự, hay tuỳ theo sự thương lượng giữa các cường quốc. Nói về vùng đất mà bây giờ ta gọi là Bắc Mỹ, vào cuối thế kỷ 16, đã có lúc nước Anh, Pháp, Hoà Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Tô Cách Lan, tự ý chiếm đóng mỗi nước một nơi, rồi gỡi người mình đến đó sinh sống và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, cuối cùng thì Pháp bị mất Quebec (sau 200 năm phát triển), Louisiana và một số lãnh thổ khác trên đất Mỹ vào tay người Anh; Spain mất California, Arizona, New Mexico, Texas, Florida và chỉ còn giữ lại Mexico bây giờ. Còn Hoà Lan, Thuỵ Điển và Scotland cuối cùng chẳng được gì.

Sau khi khám phá ra thế giới mới, vì thiếu nhân lực để khai thác đất đai nên có những công ty chuyên đưa người da trắng nghèo từ Đức và các nước thuộc Vương quốc Anh đi “lao nô theo hợp đồng” (indentured servant). Họ là những người trẻ, phần lớn dưới 21 tuổi, không có tay nghề. Họ được bao vé tàu, bao ăn ở, quần áo, nhưng không được trả lương. Lúc hết thời hạn chủ sẽ tặng cho đồ mới và chút ít tiền để bắt đầu cho cuộc sống tự do.

Họ cũng giống như những nô lệ da đen, cũng có thể bị đổi chủ, nhưng chỉ tạm trong một khoảng thời gian nhất định và chủ thường cho họ làm những việc đỡ vất vả hơn hay đòi hỏi tài năng hơn. Đi theo dạng lao nô vừa kể bị cấm (chấm dứt) sau khi nước Mỹ được thành lập. Thông thường khi tàu cặp bến, thuyền trưởng sẽ đăng cần bán “lao nô” trên báo. Khi đã có người mua thì phải đến văn phòng chính phủ để làm hợp đồng. Có vô số lao nô qua đời trước khi hết thời hạn, vì chịu không nổi khí hậu, chướng khí của vùng đất mới.

Một cách phổ biến khác để đi tân thế giới: “lao nô khi đến nơi” (Redemptioners), tức là không cần có tiền để mua vé, không cần có hợp đồng, mà được mời lên tàu. Khi đến nơi họ sẽ thoả thuận với chủ tại cảng về thời gian làm nô lệ và loại công việc (có một số chủ ra bến cảng đón các con tàu vừa cặp bến từ châu Âu để tìm lao nô). Nếu đồng ý người chủ sẽ ứng trước tiền trả cho chuyến vượt biển. Đi theo diện này xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 18 và vẫn còn tiếp tục, sau khi đã có nước Mỹ, cho đến vài thập niên đầu của thế kỷ 19. Và những người này thường bị bóc lột nặng vì chủ tận dụng các yếu điểm: còn lơ ngơ láo ngáo ở chổ lạ, quá mệt lã sau chuyến đi dài 2 tháng trời.

Ngoài ra còn có một số tù nhân tình nguyện đi làm lao nô một thời gian rồi sẽ được ân xá. Nói chung, từ lúc đầu tiên cho đến hai thập niên đầu của thế kỷ 19, “lao nô” là lực lượng chiếm hơn một nữa dân số Mỹ và luôn luôn nam nhiều hơn nữ. Cũng có nhiều phụ nữ làm gia nô, chủ yếu giúp việc trong nhà. Ở Canada dưới thời thuộc Pháp, vua nước Pháp cho các cô gái nghèo không có của hồi môn (để lấy chồng), từ 12 đến 25 tuổi, được đi New France miễn phí (filles du roi). Đến nơi tha hồ lựa chồng. Vâng, đa số người dân đầu tiên tại Bắc Mỹ là lao nô trẻ tuổi đến từ Vương quốc Anh (Great Britain) và Đức. Mãi đến năm 1830 thì dân nghèo của các nước khác, chủ yếu từ châu Âu, mới lũ lượt tìm đến vùng “đất hứa” Mỹ và Canada. Lúc này đã không còn chương trình đi theo diện lao nô mà người ta đi cả gia đình và đi theo diện tự do, tự túc.

Chính sách đưa người sang thế giới mới bằng cách tiếp nhận lao nô đã giúp tăng nhanh dân số, nhưng vẫn không bao giờ đủ. Các chủ đồn điền vẫn phải cứ lo tìm kiếm lao nô mà vẫn không bao giờ đủ người để khai phá những vùng đất mới quá rộng lớn. Bởi vậy, năm 1619, có 20 nô lệ da đen đầu tiên được đưa đến Bắc Mỹ để thí nghiệm và sau khi có kết quả quá như ý, người da đen được tiếp tục đưa sang hàng loạt bằng cách mua bán, trao đổi, bắt cóc hay cưỡng bách từ Phi châu. Có hai loại nô lệ da đen: một loại chuyên giúp việc nhà như làm bếp núc, chăm sóc trẻ em, lau dọn trong nhà, đánh xe ngựa chở chủ đi công chuyện, chăn nuôi gia súc, bò, heo, ngựa, cho chủ, chăm sóc cây cảnh xung quanh nhà; loại thứ nhì chỉ lo làm việc tại các đồn điền. Chủ nô lệ cũng có người tốt: lo lắng chu đáo cho sức khoẻ và nhu cầu cần thiết của người nô lệ; cho phép làm đám cưới hỏi và cho phép vợ chồng con cái người da đen sống chung với nhau. Chủ xấu thường chú trọng đến việc bóc lột sức lao động và họ có thể bán người vợ hay người chồng da đen cho chủ khác vào bất cứ lúc nào.

Mối lợi của việc sử dụng nô lệ vô cùng to lớn, bởi vậy, từ năm 1650, các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đưa ra nhiều đạo luật kỳ dị (Slave codes) để cột chân người nô lệ. Ví dụ:

-Đạo luật năm 1650 của Virginia, điều 11: Mọi người (trừ nô lệ da đen) được quyền trang bị vũ khí và bị trừng phạt bởi luật lệ. (ý nói người nô lệ không có quyền công dân nên luật pháp không thể áp dụng đối với họ)

-Maryland, 1664: Phụ nữ da trắng mà lấy nô lệ thì phải làm việc cho ông chủ của chồng cho đến khi chồng mất.

-Virginia, 1705: Người chủ sẽ không bị phạt hay bị làm khó dễ nếu lỡ giết người… trong trường hợp nô lệ chống lại chủ.

-Louisiana, 1724: “Nô lệ đánh chủ hay gia đình chủ sẽ bị tử hình nếu gây trầy trụa hay chảy máu ở mặt.

-Alabama, 1833, section 31, 32 và 33: cấm dạy đọc, viết cho dân da màu, con lai và dân nô lệ; nếu bắt được sẽ bị phạt từ 250 đến 500 đô. Người nô lệ biết chữ không được viết dùm mọi giấy tờ cho người nô lệ khác; nếu bị bắt sẽ bị đánh 50 hèo rồi đuổi đi khỏi tiểu bang, cấm quay trở lại, hay là lần sau vi phạm bị đánh nhiều gấp đôi.

*

Bắt người khác hay một dân tộc khác làm nô lệ chẳng có gì mới mẻ đối với loài người. Nó rất thịnh hành vào thời xưa. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật đều đã cấm nô lệ từ lâu. Campuchia, Thái Lan đều cấm vào cuối thế kỷ 19. Ở Âu châu, năm 1772, nước Anh là nước quân chủ lập hiến đầu tiên có chính sách cấm sử dụng nô lệ trong nước. Năm 1809, Anh ban bố đạo luật cấm mua bán nô lệ tại các lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Anh bằng đạo luật Slave Trade Act, kèm với những trừng phạt nặng nề. Tuy nhiên, việc buôn bán, trao đổi lén lút thỉnh thoảng vẫn xảy ra, vì vậy nên vào năm 1833, đạo luật Slavery Abolition Act ra đời nhằm xoá bỏ hoàn toàn.

Noi gương của Anh , những nước ở châu Âu: Pháp, Hoà Lan, Bỉ, nhiều nước Nam Mỹ, nhiều tiểu bang miền bắc của Mỹ cũng đua nhau giải phóng cho người da đen. Tại miền bắc, người Mỹ thành lập hiệp hội giải phóng lao nô. Sau khoảng 10 năm, 1850, có 250 ngàn hội viên chủ yếu tại các vùng đã giải phóng nô lệ, trong số đó có bà Harriet Beecher Stowe. Bà cho ra đời tác phẩm “Uncle Tom’s Cabin” sau khi được truyền cảm hứng từ một tác phẩm đã xuất bản trước đó ba năm – 1849: “The Life of Josiah Henson, Formerly a Slave, Now an Inhabitant of Canada” (cuộc đời của một cựu nô lệ, Josiah Henson, hiện là cư dân của Canada) do chính Mục sư Henson tự thuật. Uncle Tom’s Cabin (Túp lều của chú Tom) bán ra được 300,000 bản trong năm đầu tiên và có ảnh hưởng đến quyết tâm giải phóng người da đen của nhiều người Mỹ sống ở miền Bắc.

Giải phóng nộ lệ là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh giữa các tiểu bang (American Civil War). Nhưng nguyên nhân trực tiếp là vì một số tiểu bang cùng nhau tách ra khỏi liên bang dựa trên cơ sở chính quyền thuộc địa tại các tiểu bang này đã tồn tại từ hơn 200 năm trước sự ra đời của liên bang. Và vì chính quyền thuộc địa cùng tạo ra chính quyền liên bang nên: một khi quyền lợi của tiểu bang không được tôn trọng mà còn bị chèn ép thì họ có toàn quyền rút ra khỏi liên bang và đây là thực hiện quyền tự do dân chủ. Sau đây là 5 nguyên do dẫn đến sự tách ra của một số tiểu bang miền Nam:

1. Miền Bắc đã dẹp bỏ chế độ nô lệ; nền công nghiệp đang phát triển, nên rất cần lao động cho các nhà máy. Các kỹ nghệ gia rất thèm muốn lực lượng da đen đông đảo đang làm việc tại những nông trại trù phú của miền Nam, nơi dân số da trắng chỉ có 5 triệu so với 22 triệu sống ở miền Bắc. Trong khi có 3 500 000 (95%) người da đen nô lệ sống ở miền Nam và 400 000 (5%) người da đen “tự do” sống ở miền Bắc.

2. Miền Nam không những muốn duy trì nô lệ mà người ta còn muốn bành trướng nạn nô lệ bằng cách dùng tiền bạc để thu mua các mãnh đất béo bở tại các tiểu bang mới bành trướng ở miền trung và miền tây. Sau khi mua đất mới, họ liền gửi nô lệ đến để khai thác, trồng trọt. Điều này làm mất lòng nhiều chính trị gia miền Bắc, những người không muốn chế độ nô lệ càng ngày càng bành trướng.

3. Một xung đột khác đã kéo dài suốt 30 năm: để bảo vệ nền kỹ nghệ đang phát triển ở miền Bắc, đạo luật mới cho phép đóng thuế hàng nhập cảng đã làm mất lòng các chính phủ miền Nam. Họ cảm thấy không công bằng khi những sản phẩm họ cần bị lên giá. Hàng từ Anh quốc nhập vào miền Nam bị giảm mạnh và ngược lại, lượng bông vãi xuất cảng sang nước Anh từ miền Nam cũng bị suy giảm trầm trọng.

4. Người miền Nam cho rằng họ có toàn quyền sử dụng nô lệ. Thật vậy, trong một vụ kiện tụng lớn vào năm 1856 (Dred Scott v. Sandford), toà tối cao Mỹ phán:

-Dựa theo hiến pháp thì người da đen dù đang làm nô lệ hay đã được sống tự do vẫn không thể được xem như là công dân của nước Hoa Kỳ, vì vậy, họ kkhông được phép kiện tụng tại toà.

-Người da đen cũng giống như tài sản riêng tư của người chủ, bởi vậy, luật pháp không thể đụng đến họ mà tuỳ thuộc vào người chủ của họ.

-Quốc hội không được quyền ngăn cấm sự sử dụng nô lệ trên lãnh thổ liên bang Mỹ.

-Dù cho ý kiến và cảm nhận đối với người gốc Phi đã đổi thay theo thời gian, nhưng ta vẫn nên tôn trọng cái mục đích và ý nghĩa thật sự đã được nêu rõ trong bản hiến pháp.

5. Có thể nói điều quan trọng nhất dẫn đến cuộc chiến là do kết quả bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào cuối năm 1960 – hoàn toàn bất lợi cho phe miền Nam. Biết chắc ở lại trong liên bang chẳng có lợi, nên trong khi Abraham Lincoln, thuộc đảng cộng hoà, vừa thắng cử Tổng thống và đang chờ bàn giao – Lincoln có thành tích từng đe doạ sẽ tiêu diệt chế độ nô lệ khi nắm quyền – thì 11 (7+4) tiểu bang nông nghiệp miền Nam đồng loạt tách rời Liên Bang Mỹ (United States of America)) xưng là những nước Cộng Hoà: Republic of Virginia, Republic of Georgia, South Carolina… rồi liên kết với nhau thành Khối liên hiệp Mỹ (Confederate States of America).

Dĩ nhiên, có xung đột quyền lợi trầm trọng nên chiến tranh giữa người Mỹ với nhau đã xãy ra trong 4 năm (1861-1865). Sau chiến tranh, người Mỹ bổ sung điều 14 cho hiến pháp (U.S. Constitution – Amendment 14) công nhận mọi người sinh ra trên đất Mỹ tự động trở thành công dân Mỹ. Vậy, người da đen trở thành người Mỹ, họ có toàn quyền của người công dân chứ không còn được xem như là vật sở hữu riêng của ông chủ.

Trong hồi ký của mình, nhà văn nổi tiếng Mark Twain có nói rằng ông tình nguyện theo phe miền Nam nhưng không có nghĩa là ông ưa thích chế độ nô lệ, mà bởi vì trước cuộc nội chiến nhà thờ luôn cho rằng nô lệ là chuyện tự nhiên do Thượng Đế đã xếp đặt.

*

Bây giờ, hãy nói về cuộc vùng lên thành lập quốc gia mới để được toàn quyền tự trị của những công dân người Anh sống xa tổ quốc. Lúc đầu Pháp lén lút bí mật giúp những người Anh chống lại nước Anh, nhưng vào giai đoạn cuối của cuộc chiến thì họ công khai giúp: lính, vũ khí, chiến thuyền… Và nhờ công lớn của nước Pháp mà người Anh có thêm một quốc gia độc lập mới vào năm 1781. Bá tước người Pháp La Fayette, 19 tuổi, tình nguyện đem vũ khí, tiền bạc, vượt biên sang Bắc Mỹ đánh Anh Quốc. La Fayette muốn trả thù cho nước Pháp, trả thù cho sự bại trận trước đó không lâu mà hậu quả là Pháp phải nhường lại các vùng đất mới (New France hay là Canada) ở Bắc Mỹ lại cho Anh. Nhận biết người tài và vì trong đám nổi loạn không có nhiều nhân tài nên George Washington đã phong cho chàng teenager – thanh niên mới vừa trưởng thành này – chức vụ Đại tướng quân đội nổi dậy.

Trong trận hải chiến kịch liệt trên vùng vịnh Chesapeake – Battle of the Chesapeake (trận hải chiến ở cửa biển giữa Virginia và Maryland), lực lượng hải quân hùng hậu với 36 chiến thuyền lớn được âm thầm điều động từ vùng Caribbean lên, Pháp đã đánh bại lực lượng hải quân hoàng gia Anh. Nhờ vậy mà bộ binh liên quân mới bao vây, đánh phá dễ dàng Yorktown, Virginia 1781, và cuối cùng buộc quân Anh phải đầu hàng. Với 7 000 lính Anh bị bắt, hai năm sau – 1783 – Anh ký hiệp ước Paris công nhận một nước USA độc lập. Ngoài Pháp, còn có công lớn của đồng minh Pháp: Hoà Lan và Spain giúp tiếp tế vũ khí, đe doạ xâm lược Anh và tìm cách phân tán quân lực Anh.

*

Năm 1776 nhóm gười Anh vùng lên tuyên bố thành lập nước riêng và ra thông cáo độc lập. Năm 1781 chiến tranh chấm dứt, quân đội Anh và khoảng 15 ngàn người Anh trung thành với tổ quốc kéo lên vùng đất ở phía bắc, mà Anh mới vừa chiếm từ tay người Pháp – Canada – để lập nghiệp. Từ lúc này mới có phân định biên giới giữa Canada và Mỹ. Đại diện của 13 chính phủ thuộc địa của Anh cùng ngồi xuống thành lập nước Mỹ và hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ được công bố.

Bản hiến pháp này tôn trọng mọi quyền lợi đã có sẵn của 13 chính phủ cựu thuộc địa. Nó không đá động đến việc thành lập các bộ cho chính phủ liên bang, lập hệ thống toà án, chuyện thuế má. Bởi vậy, chính phủ liên bang yếu xìu; không có tiền để trả nợ cho Pháp, Hoà Lan và Spain; cũng không thể trả lương cho lính – làm cho vô số binh sĩ đào ngũ. Kêu gào góp tiền thì tiểu bang nào muốn đưa bao nhiêu lấy bấy nhiêu, chứ không có cách giải quyết hữu hiệu. Tôi nghĩ, nếu người Anh có tính giống người Trung Quốc hay người Pháp là họ đã lợi dụng dịp này để mang quân vượt biên giới từ Canada hay từ Anh tràn xuống lấy lại cái thuộc địa củ của họ.

Năm 1789 xuất hiện hiến pháp mới với nhiều bổ túc. Thực ra, Hy Lạp và La Mã là nước đã từng có soạn và công bố hiến pháp từ hơn 2450 năm trước. Nhật, Anh, Serbia, Đức, Trung Quốc, dân da đỏ Iroquoi, Hungary, Ethiopia… cũng đã từng làm cách nay đã lâu lắm rồi. Hiến pháp của nước Mỹ không phải là bản hiến pháp đầu tiên của một nước cộng hoà lập hiến – vinh dự này thuộc về nước cộng hoà nhỏ xíu San Marino – năm 1600 – tức trước Mỹ 181 năm.

Ta thường biết George Washington như là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên. Nhiều sử gia không đồng ý, vì sau khi đã có bản hiến pháp đầu tiên tên “Articles of Confederation” vào năm 1781, John Hanson là president đầu tiên, với nhiệm kỳ chỉ một năm. Sau Hanson còn có 7 vị Tổng thống khác trước khi George Washington trở thành Tổng thống đầu tiên (1789) cùng với sự ra đời của hiến pháp mới với nhiều điều khoản được bổ xung, tức Washington kiêm luôn tổng tham mưu trưởng quân đội và nhiệm kỳ là 4 năm. Bởi vậy, gọi G. Washington là vị Tổng thống đầu tiên giúp nâng cao vị trí của ông ta trong lịch sử, nhưng việc này vô tình làm quên đi công lao của 8 vị Tổng thống khác trong thời gian 8 năm đầu tiên của nước Mỹ – tôi nghĩ như vậy.

Trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ – Declaration of Independence – có câu nổi tiếng: “Chúng ta, ai cũng biết sự thật hiển nhiên rằng mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong đó, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn độc lập Mỹ do Thomas Jefferson biên soạn và sau này ông trở thành Tổng thống thứ ba của Mỹ, 1801-1809.

Câu nói trên là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Rất tiếc là, tuyên bố cho hay để lý sự với Anh quốc, để đòi độc lập, chứ khi soạn thảo/ trình hiến pháp thì người Mỹ không đếm xĩa đến cái quyền bình đẵng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người da đen, da vàng, da đỏ. Chính Tổng thống Thomas Jefferson, tác giả của Tuyên Ngôn Độc Lập cũng có làm chủ một số nô lệ. Sau cuộc nội chiến số phận của người da màu gần như cũng vậy, cho tới khi phong trào “Civil Rights Movement” của người da đen Mỹ thành công (1955–1968), tức mất thêm 100 năm sau nữa.

Như đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến, trong đó có lý do thống nhất đất nước. Bởi vậy, năm 1911, Mỹ quyết định xây nhà tưởng niệm Abraham Lincohn để làm biểu tượng cho sự thống nhất đất nước (a symbol of national unity). Nhưng năm 1963, trước sân của nơi này, Mục sư Martin Luther King đã có bài nói chuyện lịch sử trước 750 ngàn người Mỹ đen. Từ đó, biểu tượng của nhà tưởng niệm Lincohn trở thành biểu tượng nhân quyền của nước Mỹ.

*

Phần trên đã bàn về những nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến của Mỹ, bây giờ hãy bàn về những chuyện đã xảy ra sau chiến tranh. Truyện “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the wind) là cuốn tiểu thuyết có giá trị về lịch sử theo con mắt của người miền Nam. Qua nó (cả truyện lẫn phim), ta thấy binh sĩ miền Nam thất thểu đói khát, rách rưới, ráng lê thân gầy lẫn thân tàn phế, hàng tuần hay hàng nhiều tháng trời lê lếch bộ để về quê. Trên đường về họ phải xin ăn và cũng mau là người miền Nam rất thương và tự hào, thông cảm cho binh sĩ của họ.

Trước khi được cho tự do giải tán, binh sĩ miền Nam phải giao nộp vũ khí và thề (với sự hiện diện của cuốn Kinh thánh) sẽ trung thành với chính phủ liên bang. Thời xưa, thề trước cuốn Kinh thánh thì hiếm có ai dám làm phản. Qua cuốn sách, ta cũng thấy được cảnh lính Yankee (phương Bắc) đi hôi của, cướp đoạt và hảm hiếp phụ nữ. Có nhiều đồn điền (từ vùng thành phố Atlanta, bang Georgia cho tới biển: 120 cây số bề rộng và 350-400 cây số chiều dài), bị lính phương bắc cày bừa, phá hoại cho tiêu tan hoa màu. Vì vậy, có cả trăm ngàn người miền Nam sống đói khổ sau đó.

Sau chiến tranh có một ít người có chức vụ lớn bị bắt giam hay bị xử tử. Khoảng 10 đến 15 ngàn người thuộc quân đội miền Nam không được quyền đi bầu. Đa số dân Nam khinh miệt và bất hợp tác với lính Yankee và chính quyền liên bang. Ai hợp tác bị gọi là đồ “scalawag”. Người di cư từ bắc xuống nam bị gọi là đồ “carpet-begger”. Nhiều tóp lính và dân-thường không phục, bỏ chạy qua Mexico tìm cách chống lại. Sau chiến tranh, một số người bất mãn nên cầm súng trở lại và chọn sống ngoài vòng pháp luật. Tổng thống A. Lincohn bị ám sát chỉ 5 ngày sau khi chiến thắng. Vì nạn chia rẽ giữa người Mỹ về cái chính nghĩa của cuộc chiến – miền Nam đúng hay miền Bắc đúng – nên đám tang của Lincohn là đám tang Tổng thống có lưa thưa người đưa đám nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Có nhiều phim và sách phản ảnh tình hình nói một đường làm một nẽo của chính quyền vào thời gian sau cuộc chiến. Ví dụ, phim “The Outlaw Josey Wales” dựa theo sách “The Rebel Outlaw: Josey Wales” do tài tử Clint Eastwood đạo diễn và đóng vai chính. Bạn của Wales trong nhóm cựu chiến binh miền Nam sống ngoài vòng pháp luật, bị giết sạch sau khi nghe lời, chịu ra trình diện, giao nộp vũ khí và tuyên thề trung thành với chính phủ. Trong phim còn có nhiều cảnh đốt nhà vô cớ hay giết người vô tội tuỳ theo ý của đám nhân viên công lực liên bang. Đây là một trong nhiều phim, sách theo chủ nghĩa xét lại những giá trị, những sai lầm trong lịch sử – phong trào nở rộ vào những năm 50s, 60s, và cũng nhân phong trào này mà vị tướng lừng danh, chỉ huy quân miền Nam tên Robert E. Lee được phục hồi danh dự.

Tướng Lee là một tướng tài. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Abraham Lincohn có mời Lee làm đại tướng nhưng Lee từ chối và bỏ trốn xuống miền Nam để chiến đấu cùng phe với quê hương ông. Dù cho không bị tù tội nhưng Lee chưa bao giờ được chính phủ Mỹ ân xá. Người ta không làm khó dễ Lee một phần vì không muốn gây căm phẫn thêm cho người miền Nam, vì Lee luôn là vị anh hùng đối với họ. Cha của vợ Lee (là con nuôi của Tổng thống George Washington) sở hữu 200 mẫu đất trên một ngọn đồi đối diện với khu hành chánh quan trọng nhất nước Mỹ (ngăn cách bởi dòng sông): điện Capital Hill, National Mall, toà Nhà trắng, những viện bảo tàng, những nhà tưởng niệm.

Từ lúc đầu, khi ông Lee dẫn vợ con bỏ ruộng vườn chạy theo phe miền Nam, lập tức nhà cửa, đất đai bị quân đội liên bang tịch thu. Khi chiến tranh leo thang thì nó bị biến thành một nghĩa trang danh tiếng: Arlington Cemetery, và đã có đến 16 ngàn ngôi mộ lính Yankee được chôn ở đó trước khi chiến tranh chấm dứt. Một an ủi cho Lee là, hoà bình được một vài năm thì chính quyền cho dời 440 ngôi mộ của chiền sĩ miền Nam về chôn ở nghĩa trang quốc gia nổi tiếng nhất nước Mỹ này. Sau khi Lee mất, người con trai đeo đuổi vụ kiện “khu đất 200 mẫu bị chính quyền chiếm đoạt vô lý”, và cuối cùng được bồi thường 150 ngàn đô.

*

Nói chung, dân số da trắng ở miền Bắc đông gấp 4 lần dân số da trắng ở miền nam. Miền Bắc giàu có hơn, quân đội được trang bị hiện đại hơn. Miền Bắc có lực lượng hải quân rất mạnh đã kiểm soát tốt vùng biển của miền nam và ngăn chận thành công mọi cố gắng liên lạc, cầu cứu, mua vũ khí của miền Nam với châu Âu. Thời này 70% xuất cảng của Mỹ sang châu Âu từ miền Nam; và vì bị phong toả biển nên kinh tế miền Nam càng bị kiệt quệ và sức chiến đấu càng bị suy yếu.

Cuộc chiến tranh này làm cho 620,000 lính bị chết, 1,030,000 lính bị thương và biết bao phố xá, ruộng vườn bị phá huỷ. Ngày hôm nay người ta hay ghép cuộc nội chiến với sự giải phóng nô lệ và chỉ ở miền Nam mới có tổ chức lễ. Lễ kỷ niêm 100 năm (1861-1961) đã được tổ chức lớn, và từ đó, vào ngày này người miền Nam ôn lại những trang sử về miền Nam, về tướng Lee, về Tổng thống Jefferson Davis. Họ đóng kịch, cãi trang thành Lee, thành Davis (Tổng thống phe miền Nam) và treo cờ của Liên Hiệp miền Nam. Họ còn dựng lại cảnh đánh nhau với quân phục, vũ khí xưa. Rất tiếc, vì lý do chính trị nên càng về sau người ta tổ chức càng nhỏ và chắc sắp dẹp bỏ luôn.

Cuộc chiến tranh Nam-Bắc ở Mỹ có nhiều tên, tuỳ người sống ở miền Nam hay Bắc và cái tên còn thay đổi theo thời gian. Vào lúc đó ở miền Bắc nó tên là: “Cuộc chiến tranh chống những kẻ nổi loạn” – War of Rebellion, “Cuộc chiến tranh cho tự do” – Freedom War. Còn ở miền Nam: Cuộc chiến tranh chống những kẻ gây hấn/ kẻ xâm lược từ phương Bắc – War of Northern Aggression, “Cuộc chiển tranh cho nền độc lập của phương Nam” – War for Southern Independence. Sau khi chấm dứt chiến tranh người ta gọi: “Cuộc chiến giữa các tiểu bang” – War Between the States. Ngày nay, người Mỹ gọi là “Cuộc nội chiến ở Mỹ” – American Civil War.

Năm nay kỷ niệm 150 năm nhưng vẫn tổ chức đơn sơ khiêm nhường, hiếm thấy giới truyền thông đưa tin, có lẻ vì Ông Benard Simelton, một chủ tịch của “NAACP” (tổ chức tranh đấu của người da đen, sáng lập từ 1909) lên tiếng: “Kỷ niệm American Civil War cũng giống như kỷ niệm holocaust” (cuộc tàn sát người Do Thái của Dức quốc xã). À, thì ra người ta sợ đụng chạm đến con cháu của người nô lệ.

*

Ngày xưa, đa số dân Mỹ theo đạo Tin lành và đạo Anh giáo (đạo thờ Chúa Jesus của người Anh, có Archbishop của Thánh đường Canterbury Cathedral) hay những đạo chỉ thờ Chúa Jesus chứ không thờ Đức mẹ Maria. Trong thế kỷ 17 và 18 đã có những đợt di cư của người Irish Công giáo và Tin Lành đến Mỹ, và trong số “lao nô” từ Đức cũng có chút ít người theo Công giáo (người Đức, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Holland, Aó, Na Uy, Đan Mạch theo Tin Lành). Nhưng từ năm 1830 đến 1960 (nhất là sau trận đói 1840-41) có cả triệu người từ Ireland ồ ạc đổ bộ vào Mỹ và Canada. Đa số dân Ireland theo Thiên Chúa giáo và Thánh Saint patrick là ông Thánh bổn mạng của người Irish – St Patrick Day.

Người Mỹ không vui, họ lo sợ người Thiên Chúa đến càng nhiều thì đất nước của họ sẽ chịu ảnh hưởng bởi quyền lực của đức Giáo hoàng Thiên Chúa giáo ở Rome – từ thế kỷ 11 đến TK 19, đức Giáo hoàng Thiên Chúa giáo được gọi là King Pope. Bởi vậy, đảng American Republican Party được thành lập (1843) và về sau đổi thành American Party. Đảng lớn mạnh nhanh, thắng nhiều cuộc bầu cử cấp tiểu bang và thành phố quan trọng như là Washington DC, San Francisco, Chicago, Boston, California, Massachusetts; và yếu dần khi chiến tranh xảy ra bởi vì nạn chia rẽ giữa đảng viên trong việc ủng hộ tiếp tục hay ủng hộ sự dẹp bỏ chính sách nô lệ. Đảng này chuyên chống di dân Thiên Chúa giáo, chống người Irish, chống nhập người Tàu vào Mỹ để làm đường xe lửa, chống nhập đá quí từ Ý, đòi hỏi phải dùng đá trong nước để xây tượng đài George Washington Memorial. Và chính người của đảng này đã bí mật lấy đi tấm đá “the pope’s stone” của nhà tưởng niệm George Washington (do đức Giáo hoàng từ Rome gỡi sang tặng) quăng xuống sông để thủ tiêu. Có lẻ vì chủ trương của nó không hợp với thời đại, không hợp với chính sách mới từ sau thập niên 60, và vì nó đã chết từ 150 năm trước, nên ngày nay người Mỹ hay chế giễu gọi là đảng “Know-Nothing” thay vì gọi đúng tên vào thời đó.

Theo PAULLE / SONGTRA BLOG

Tags: , ,