Kính màu ghép: Sắc màu rực rỡ của nền nghệ thuật phương Tây

Stained Glass là thuật ngữ và tên gọi riêng của một loại hình nghệ thuật thủ công mang tính mỹ thuật cao của châu Âu, được hình thành từ rất lâu sau sự ra đời của ngành công nghiệp thủy tinh trước Công Nguyên.

Trong hàng nghìn năm, rất nhiều nghệ nhân đi tìm nguồn cảm hứng từ những tấm kính lấp lánh. Dưới bàn tay của người thợ thủ công lành nghề, những tấm kính, không kể dưới hình thức nào, đều được biến hóa thành vô vàn tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Tuy vậy, khi được nhuộm màu, những tầm kính vạn hoa ấy lại được nâng lên một tầm cao mới.

Kính màu ghép xuất hiện chủ yếu tại các nhà thờ lớn, các cung điện hoàng gia, trở thành xu hướng trang trí nội thất của giới quí tộc và dần phổ biến hơn cho đến nay. Trước khi tìm hiểu về lịch sử của loại hình nghệ thuật này, chúng ta cần hiểu sơ qua về những đặc điểm cơ bản của kính vạn hoa.

Kính màu ghép: Sắc màu rực rỡ của nền nghệ thuật phương Tây

Kính màu ghép là gì?

Kính màu ghép là một loại kính được nhuộm với chất Oxit kim loại trong quá trình chế tác. Mỗi loại hợp chất sẽ đem lại một màu sắc khác nhau cho tấm kính, cho phép người nghệ sĩ chế tác những tấm kính với màu sắc đặc biệt. Ví dụ, kết hợp oxit đồng với thủy tinh nóng chảy sẽ cho ra màu xanh lá cây và xanh dương.

Khi thủy tinh đã nguội bớt, người ta sẽ ghép chúng lại với nhau để tạo thành các sản phẩm trang trí. Để chắp nối các tấm kính, người ta sử dụng nhiều loại vật liệu, như chì, đá, hay đồng.

Hàng hóa cổ đại

Người ta cho răng kính màu ghép xuất hiện lần đầu từ thời đế quốc La Mã, khi mà những người thợ thủ công chế tác những tấm kính màu sắc để làm vật phẩm trang trí. Chiếc ly Lycurgus đã chỉ ra rằng kỹ thuật sản xuất kính màu ghép đã xuất hiện từ thế kỷ 4.

glass-2

Chiếc ly Lycurgus, thế kỷ 4 SCN.

Chiếc ly Lycurgus là một chiếc ly trang trí làm từ loại kính lưỡng hướng sắc, một loại kính có khả năng thay đổi màu sắc phụ thuộc vào ánh sáng. Khi được chiếu sáng từ bên trong, chiếc ly mang màu đỏ, ngược lại, khi chiếu sáng từ bên ngoài, nó chuyển sang màu xanh lá đục.

Vậy người La Mã đã chế tác chiếc cốc bằng cách nào? Ngày nay, phương thức chế tác chiếc ly vẫn là một bí ẩn. Mặc dù một vài nhà sử gia tin rằng người nghệ nhân cổ đã thả một vài giọt vàng và bạc để tạo hiệu ứng cho chiếc ly. Họ cũng tin rằng người nghệ nhân cổ chỉ ngẫu nhiên tạo nên hiệu ứng này mà không hề biết được phản ứng hóa học giữa các hợp chất đó.

glass-3

Chiếc ly Lycurgus, thế kỷ 4 SCN.

“Chiếc ly Lycurgus là minh chứng cho một giai đoạn kỹ thuật ngắn ngủi tồn tại vào thế kỷ thứ 4 bởi những người thợ thủ công La Mã,” một nhóm các nhà sử gia giải thích trong bài nghiên cứu. “Giờ đây chúng ta đã biết rằng những hiệu ứng đó có được là do những hạt nano có sẵn trong thủy tinh. Tuy vậy, nó sẽ gây trở ngại cho quá trình nhuộm màu bởi vậy, không có nhiều sản phẩm được làm theo kỹ thuật này hay còn tồn tại.”

Dù vậy, Chiếc ly Lycurgus vẫn là một trong những thành tựu quan trọng nhất của kỹ thuật chế tác thủy tinh, nhà sử học Donald Harden đã gọi nó là “sản phẩm kiệt xuất của thời đại, được chế tác vô cùng tinh xảo còn tồn tại cho tới ngày nay.”

Tu viện thời Trung cổ

Vào thế kỷ 7, các nghệ nhân làm thủy tinh đã chuyển hướng chú ý từ vật phẩm nhỏ lẻ sang thiết kế cửa sổ. Họ sản xuất những tấm kính màu ghép để trang hoàng cho các tu viện, nhà tu kín, và những địa điểm tôn giáo khác. Tu viện St’s Paul tại Jarrow, nước Anh chính là một ví dụ điển hình.

glass-5

Kính màu ghép thời kỳ Anglo-Saxon.

Tu viện được thành lập vào năm 686 CN. Những tấm kính màu ghép được khai quật bởi nhà khảo cổ học Rosemary Cramp vào năm 1973. Tu viện đã cắt ghép những tấm kính nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng thị giác cho chiếc cửa sổ.

“Những tấm kính đó có hình dạng như những món đồ trang sức”, giáo sư Rosemary Cramp chia sẻ, “tuy vậy, chiếc cửa sổ hẳn phải có giá trị mỹ học cao.”

Nhà thờ lớn Gothic

Vào thời kỳ Trung cổ, kính ghép màu xuất hiện phổ biến tại hàng loạt nhà thờ lớn khắp châu Âu, Tuy vậy, cho tới thế kỷ 12, chịu ảnh hưởng từ kiến trúc La mã với những vòm tròn và tường dày, các tấm kính mang phong cách tối giản, với quy mô nhỏ và được viền bởi những khung sắt dày.

glass-6

Nhà thờ Đức Bà tại Pháp.

Và thế kỷ 12, phong cách thiết kế La Mã được thay thế bằng phong cách Gothic. Trái ngược các tòa nhà mang phong cách La Mã, các nhà thờ lớn đương thời chú trọng vào độ cao và ánh sáng. Phong cách này được thể hiện rõ nét qua những hình chóp cao ngất, cùng những bức tưởng mỏng và tinh xảo bên cạnh những chiếc cửa sổ kính ghép màu khổng lồ.

glass-7

Nhà thờ Đức Bà tại Pháp.

Cửa sổ Gothic được chia làm 2 dạng chính: cao với vòm đỉnh nhọn hoặc tròn theo hình dạng hoa hồng. Cả hai loại cửa sổ trên đều có kích thước đồ sộ và được chú trọng vào từng chi tiết, chú trọng vào từng đường gân. Bởi kích cỡ và tính chất của nó, kính ghép màu Gothic có khả năng tiếp thu nhiều ánh sáng hơn bao giờ hết.

Kiến trúc Hồi giáo

Tới thế kỷ 8, kính màu ghép được truyền bá tới Trung đông và được phổ cập trong cuốn sách ‘Kitab al-Durra al-Maknuna’ bởi nhà hóa học Jābir ibn Ḥayyān, một cuốn cẩm nang làm bằng thủy tinh.

Trong cuốn sách này, Jābir ibn Ḥayyān đã đưa ra hàng loạt ‘công thức’ chế tác đá quý nhân tạo bên cạnh các thức nhuộm màu thủy tinh. Theo tác giả, việc thí nghiệm là chìa khóa tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. “Trong hóa học, bạn cần tiến hành thí nghiệm thực tế, bởi nếu có thí nghiệm, bạn sẽ không thể nào đạt được một sản phẩm tiêu chuẩn,” ông viết.

Lúc bấy giờ, nền công nghiệp chế tác đồ thủy tinh đã lan rộng tới Irắc, Syria, Ai Cập và Iran. Tại đây, các người thợ thủ công áp dụng kỹ thuật của người La Mã để trang hoàng cho các nhà thờ Hồi giáo, cung điện, và những công trình kiến trúc Hồi giáo khác với chiếc cửa sổ rực rỡ sắc màu với họa tiết phức tạp.

glass-8

Nhà thờ hồi giáo Xanh.

Các nhà sử học tin rằng kỹ thuật chế tác kính màu ghép của người Hồi giáo chịu ảnh hưởng lớn từ Jābir ibn Ḥayyān. “Năng lực sáng tạo của thợ thủ công tại đây là vô hạn”, sử gia Josef W. Meri nhận xét trong bài nghiên cứu, “họ đã tìm tòi và sáng tạo nhiều kỹ thuật, phương thức chế tác mới và nâng tầm nghệ thuật kính màu ghép.”

Kính màu ghép tại Mỹ

Vào thế kỷ 19, tại Mỹ, kính màu ghép đã được hô biến trở thành một tân trào lưu nghệ thuật. Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm của Frank Lloyd Wright, người tiên phong trào lưu Prairie School, phong trào nghệ thuật tập trung vào mảng kiến trúc và nội thất, hướng tới sự khéo léo và gần gũi với môi trường.

glass-10

Cửa sổ kính màu ghép Frairie School.

Những chiếc cửa sổ nhuộm màu trong suốt trở thành một biểu tượng của trào lưu nghệ thuật này. Đồng thời, một thợ chế tác thủy tinh khác đã thành công trong việc đưa phong cách cổ điển vào tác phẩm của mình. Vào năm 1885, Louis Comfort Tiffany thành lập công ty thiết kế và chế tác đồ thủy tinh Tiffany, trụ sở chính tại thành phố đã cho ra mắt chiếc đèn ngủ kính màu ghép.

Chiếc đèn nổi tiếng một thời mang phong cách cổ điển, và ngày nay, nó đã trở thành một trong những món đồ cổ đắt giá nhất.

glass-12

Đèn ngủ Tiffany.

Kính màu ghép ngày nay

Ngày nay, kính màu ghép vẫn còn nguyên giá trị và các nghệ nhân đương thời vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo những kỹ thuật tác mỹ nghệ mới.

glass-13

Tom Fruin, ‘Kolonihavehus’.

Những tòa nhà chọc trời tại New York, hay những căn nhà kính chính là minh chứng rõ nét nhất về giá trị trường tồn với thời gian của nghệ thuật kính ghép màu.

Theo DESIGNS.VN

Tags: ,