Học giả Mỹ nói về chuyện ‘Việt Cộng thảm sát dân’ ở Huế 1968

Theo truyền thông của chính quyền Sài Gòn và phương Tây, lực lượng Giải phóng đã tập trung và giết hại hàng ngàn người dân theo một kế hoạch đã định trước trong suốt một tháng chiếm đóng Huế trong cuộc tổng tấn công mùa Xuân năm 1968.

Học giả Mỹ nói về ‘cuộc thảm sát dân thường của Việt Cộng’ ở Huế 1968

Bài viết của tác giả Noam Chomsky và Edwards S. Herman

Avram Noam Chomsky (1928) là một nhà ngôn ngữ học, nhà triết học, nhà khoa học nhận thức,nhà hoạt động chính trị. Ông là Giáo sư đại học và Giáo sư Emeritus ngành ngôn ngữ học tại Học viện công nghệ Massachusetts. Bắt đầu với các chỉ trích về chiến tranh Việt Nam vào thập niên 1960, Chomsky đã được người ta biết nhiều hơn, đặc biệt là trên quốc tế, về những quan điểm chính trị của ông. Ông thường được xem là một trong những nhà trí thức quan trọng nhất trong nền chính trị cánh tả tại Hoa Kỳ. Ông được nhiều người biết về các hoạt động của mình, và những chỉ trích của ông về quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ và một số chính phủ khác.

Edward S. Herman (7, 1925) cũng là một nhà kinh tế học và là nhà phân tích truyền thông. Ông là giáo sư tại trường Wharton thuộc đại học Pennsylvania.

*     *

*

Lời khẳng định thiết yếu về cuộc thảm sát ở Huế, khi chúng tôi nói về “cuộc tắm máu huyền thoại”, chúng tôi không hàm ý là không có sự giết chóc nào đã xẩy ra. Sự thật nó đã xẩy ra trên một quy mô đáng kể. Nhưng đối với chúng tôi những bằng chứng có tính cách thuyết phục thì thấy rằng hình như cốt lõi của sự thật đã bị méo mó, bị mô tả một cách sai lệch, bị thổi phồng, bị tô vẽ với những điều bịa đặt nhằm mục đích tuyên truyền. Nói về những sự kiện, chúng tôi không có ý đưa ra một bản báo cáo miêu tả cuối cùng nào nhưng chỉ so sánh những bằng chứng có được với những lời giải thích của chính phủ và phương tiện thông tin rằng trong suốt một tháng chiếm đóng Huế trong cuộc tổng tấn công mùa Xuân năm 1968, “NLF” Mặt Trận Giải Phóng miền Nam (MTGPMN) và quân Bắc Việt đã có chủ trương tập trung và giết hại hàng ngàn người dân theo một kế hoạch đã định trước và một “sổ đen” “blacklist” những người làm việc cho chính phủ hoặc đại diện cho “kẻ thù giai cấp” “class enemies”. Những tài liệu căn bản bổ xung cho câu chuyện này gồm một bản báo cáo do chính phủ Sài Gòn đưa ra vào tháng 4/1968, một tài liệu lấy được và đã phổ biến trong công chúng của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 11/1969, và một bài phân tách dài xuất bản năm 1970 của một nhân viên Phòng Thông tin “USIS” Douglas Pike. Cả hai bản báo cáo của Sài Gòn và của Pike đã gây nên một sự nghi ngờ về cơ bản của nguồn tin, về giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Nhưng quan trọng hơn nữa là những tài liệu này đã không có sự điều tra hay sự nghiên cứu tỉ mỉ.

Như trong trường hợp về cuộc cải cách ruộng đất đã đề cập ở trên thì trong trường hợp này sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát của MTGPMN và VNDCCH tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất trong nước. Vào mùa thu năm 1969, đã xẩy ra ngẫu nhiên cùng thời gian với những nỗ lực của chính quyền Nixon nhằm làm cân bằng những ảnh hưởng của làn sóng những nỗ lực hoạt động hòa bình vào tháng 10 và tháng 11, và làm giảm đi sự tai tiếng của vụ thảm sát Mỹ Lai vào tháng 11/1969.

Ngay sau Tết Mậu Thân, Trưởng ty Cảnh sát Huế Đoàn Công Lập đã ước lượng con số nạn nhân bị thảm sát do “NLF” MTGPMN và VNDCCH gây ra là khoảng 200 người và những mồ chôn tập thể những quan chức địa phương và những thường dân khác là khoảng 300 người. Trong một bản báo cáo đưa ra cuối tháng 4/1968 do lực lượng tuyên truyền của chính phủ Sài Gòn khẳng định rằng khoảng 1.000 người đã bị Việt Cộng giết tại Huế và khoảng gần một nửa trong số nạn nhân đã bị chôn sống. Vì câu chuyện không được để ý đến, cho nên tuần lễ sau đó, đại sứ quán Hoa Kỳ đã đưa ra cùng một bản báo cáo và lúc ấy nó đã trở thành tin tức hàng đầu trên những tờ báo Mỹ. Câu chuyện đã không được chất vấn mặc dầu không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt Cộng giết. Và rồi cuối cùng nhiếp ảnh gia này đã được máy bay đưa đến địa điểm ấy, nhưng viên phi công đã từ chối không chịu hạ cánh với lý do nơi đó không an toàn để hạ cánh.

Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể mặc dầu họ đã báo cáo có nhiều thường dân đã bị bắn và bị giết suốt cuộc tái chiếm thành phố.

Len Acklan, một nhân viên IV S tại Huế năm 1967 đã trở lại Huế vào tháng 4/1968 để điều tra, đã được nhân viên Việt Nam và Mỹ thông báo rằng khoảng 700 người đã bị Việt Cộng giết. Những cuộc đều tra rất chi tiết của ông đã bổ sung cho sự ước lượng này và cũng chỉ ra rằng những cuộc giết người chủ yếu gây ra do lực lượng của MTGPMN ở địa phương khi họ rút lui trong suốt chặng đường cuối cùng của cuộc chiến đẫm máu kéo dài một tháng. Richard West, một người có mặt ở Huế ngay sau cuộc chiến đã ước tính “khoảng vài trăm người và một số ít người ngoại quốc” đã bị Việt Cộng giết và đã suy đoán rằng những nạn nhân như kiểu nạn nhân vụ Mỹ Lai do lực lượng Mỹ và VNCH gây ra có thể đã bị chôn sống trong những hố tập thể.

Vào mùa thu 1969, một “tài liệu lấy được” đã được khám phá (tài liệu này đã nằm trong số hồ sơ chính thức trong vòng 19 tháng mà không được chú ý đến), trong đó kẻ địch “tự nhận” đã giết 2.748 người trong suốt chiến dịch ở Huế. Tài liệu này là nên tảng chính mà dựa trên đó câu chuyện về thảm sát ở Huế được xây dựng. Vào lúc nó được tiết lộ cho báo giới thì tháng 11/1969, Douglas Pike đã đưa ra câu chuyện về vụ thảm sát theo yêu cầu của Đại sứ Ellsworth Bunker. Pike, một người vận động chuyên nghiệp của giới thông tin đại chúng, nhận ra rằng những phóng viên Mỹ rất thích “tài liệu” này, cho nên ông đã phát hành tài liệu này. Ông cũng biết không nhà báo nào hiểu được tiếng Việt nên những tài liệu này đã được dịch và xây dựng lại để phù hợp với những yêu cầu của một cuộc thảm sát. Ông cũng biết rằng không có nhà báo nào thắc mắc về tính xác thực của ông và tự lượng giá để tìm ra những bằng chứng. Vì rằng trong lúc này những tài liệu bị cố tình làm sai lạc về Việt Nam rất cần. Vụ Mỹ Lai đã bị đổ bể và những hoạt động vì hòa bình có tổ chức vào mùa thu năm 1969 đã gia tăng. Pike đã đứng (?) về vấn đề này.

Để những “hồ sơ lấy được” sang một bên, chi tiết có tính cách thuyết phục về cuộc thảm sát là việc tìm ra những hố chôn tập thể. Nhưng những bằng chứng này đã không đủ thuyết phục như những tài liệu đã được sắp xếp trên. Một sự khó khăn cơ bản đã xẩy ra từ sự việc rằng số đông thường dân bị giết chết trong cuộc chiếm lại thành phố Huế bởi đạn pháo kích của Mỹ và Nam Việt Nam được bắn một cách bừa bãi. David Douglas Duncan, một nhà nhiếp ảnh chiến trường nói về cuộc tái chiếm rằng đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát.” Một nhà nhiếp ảnh khác, viết rằng hầu hết các nạn nhân “đã bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ”. Robert Shaplen viết về lúc đó “Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy. Trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng.

Sự ước tính đầu tiên của Nam Việt Nam về số thường dân bị giết trong cuộc chiến lúc giao chiến trong suốt cuộc tái chiếm thành phố là 3.776 người. Townsend Hoopes, Phó tham mưu trưởng không quân (Under-secretary of the Air Forces) vào lúc bấy giờ nói rằng trong nỗ lực tái chiếm thành phố, 80% dinh thự đã bị đổ nát và trong đống gạch vụn đó có khoảng 2.000 thường dân bị chết. Con số thương vong do Hoopes và Sài Gòn đưa ra đã vượt quá con số ước tính cao nhất về những nạn nhân của quân Bắc Việt và MTGPMN, bao gồm những viên chức chính quyền, điều này không phải là những sự bịa đặt tuyên truyền có thể chứng minh được. Theo Oberdofer, thủy quân lục chiến Mỹ đưa ra những tổn thất của Cộng sản khoảng 5.000 người trong khi đó Hoopes nói rằng thành phố bị 1.000 quân Cộng sản chiếm đóng, nhiều người trong số họ đã trốn thoát, điều này đưa ra giả thuyết là phần lớn những người chết là thường dân nạn nhân bom đạn Mỹ.

Một số thường dân bị chết vì cuộc tấn công của Mỹ đã được quân của Mặt Trận chôn tập thể cùng với những du kích bị thiệt mạng về phía của họ (theo nguồn tin của quân Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) và một số lớn thường dân bị “quân đồng minh chôn sống” (mass graves by the “allies”). MTGPMN đã khẳng định đã chôn cất 2.000 nạn nhân của cuộc chiếm đóng thành phố” đã được khám phá trong những mồ chôn tập thể. Oberdorfer nói rằng 2.000 nạn nhân của những cuộc chiếm đóng thành phố” đã được khám phá trong những mồ chôn tập thể nhưng ông đã không đưa ra lý do để tin rằng đây là những nạn nhân của cuộc thảm sát của Bắc Việt và MTGPMN hơn là những người chết do bom Mỹ. Ông dường như đã tin hoàn toàn vào những lời khẳng định của bộ tuyên truyền – Fox Butterfiedd, trên tờ New York Times số ra tháng 4/1975 lại đặt 3.000 thi thể trong hố chôn duy nhất! Samuel Adams đã từng là nhà phân tích của CIA, viết trên tạp chí Wall Street số ra 26/3/1975 rằng con số ước lượng về số người chết của Nam Việt Nam và Cộng sản như trùng hợp nhau”. Sài Gòn nói đã đào lên được 2.800 thi thể, một bản báo cáo của Công an Bắc Việt cũng đưa ra những con số khoảng 3.000” Không có bản báo cáo của công an nào nói như thế được biết đến. Và đối với ông Adams, ông rõ ràng không nghĩ rằng có thể con số 2.800 người đã được thay đổi theo yêu cầu của bản tài liệu dịch sai.

Một đặc điểm đáng lưu ý về những hố chôn tập thể là những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dầu đã nhiều lần yêu cầu được đến xem. Một trong những tác giả đã nói chuyện với một binh sĩ thủy quân lục chiến có mặt tại buổi khai quật công khai đầu tiên cho rằng những phóng viên có mặt lúc đó là những người đáng tin cậy đuợc lựa chọn một cách cẩn thận và rằng những thi thể không được kiểm tra. Ông còn nhận xét rằng những dấu vết ở hiện trường chứng tỏ đã sử dụng xe ủi đất (cái này Việt Cộng không có). Có lẽ chỉ có những bác sĩ phương Tây xem xét những mồ chôn – Alje Vennema, một bác sĩ người Canada, nhận thấy rằng con số nạn nhân trong hố chôn tập thể mà ông đã xem xét đã bị Mỹ và Sài Gòn thổi phồng lên gấp 7 lần.

Con số 68 người đã được báo cáo là 477 người, hầu hết trong số họ đã bị thương và dường như là nạn nhân trong lúc giao chiến. Hầu hết các nạn nhân mặc đồ quân phục.

Rất ít người để ý đến giả thuyết rằng những nạn nhân ở Huế không phải do Bắc Việt hay bom đạn Mỹ mà do quân đội Sài Gòn giết khi tái chiếm thành phố. Nhiều người thân Cộng đã lộ dạng trong suốt cuộc tổng tấn công, và đã hợp tác với chính quyền địa phương do những người cách mạng ở Huế hình thành, hoặc bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với MTGPMN. Khi quân Gải phóng rút đi, nhiều cán bộ và những người ủng hộ quân giải phóng kẹt lại ở thế rất nguy hiểm và họ trở thành nạn nhân của những sự trả thù của chính quyền Sài Gòn. Bằng chứng đã đuợc đưa ra ánh sáng rằng sự giết để trả thù trên quy mô lớn đã xẩy ra ở Huế do lực lượng chính quyền Sài Gòn sau khi tái chiếm thành phố.

Trong một bài mô tả đầy sinh động, một nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1.100 người bị giết (sau ngày quân Sài Gòn “giải phóng” thành phố)”. Hầu hết sinh viên, giáo viên đại học, tu sĩ, những nhà trí thức và tín đồ (religions people) ở Huế đã không bao giờ che đậy cảm tình của họ đối với quân giải phóng.

Trong bất cứ trường hợp nào, tình trạng rất lộn xộn về những sự kiện và bằng chứng cộng với những “chứng cứ” không thể tin được của Mỹ và Sài Gòn, ít ra cũng có thể nói rằng “cuộc tắm máu” do quân giải phóng và quân Bắc Việt gây ra tại Huế đã được xây dựng trên những bằng chứng hời hợt. Và dường như rất có thể những bom đạn Mỹ “cứu” dân Việt Nam đã giết nhiều thường dân hơn là quân giải phóng và Bắc Việt đã làm. Cũng có thể sự thanh toán mang tính chính trị của chính quyền Sài Gòn đã vượt quá bất cứ cuộc thảm sát nào của quân giải phóng và Bắc Việt ở Huế. Bằng chứng cho thấy rằng đa số cảnh sát, công chức và quân nhân ban đầu nằm trong danh sách “cải tạo” hơn là trừ khử, nhưng số người bị giết tăng lên vì áp lực quân sự về phía MTGPMN và Bắc Việt tăng lên. Có một điều đáng lưu ý, như trường hợp cải cách ruộng đất, lực lượng quân giải phóng của Mặt Trận khi rút lui đã bị cấp trên kiểm điểm một cách gay gắt vì đã đi quá giới hạn và làm tổn thương cách mạng. Cho đến nay chúng tôi không hề nghe bất cứ một lời tự phê bình nào của Mỹ và cán bộ cao cấp của Sài Gòn về sự giết hại của họ ở Huế.

…. Chúng tôi đã đề cập một vài trong số những hoạt động trắng trợn hơn nữa của bộ máy tuyên truyền Mỹ và Sài Gòn. Phải cần nhấn mạnh rằng ngay những bản báo cáo hằng ngày đã xây dựng nhiều tin tức về vấn đề Đông Dương lẽ ra nên được xem xét với nhiều hoài nghi hơn.

Một nhà báo Nhật bản Katsuichi Honda một lần điều tra một bản báo cáo hàng tuần của Bộ Tổng thông tin của quân đội Mỹ ở Sài Gòn nhan đề: ”Những Hoạt Động Phá Hoại của Việt Cộng”. Nghiên cứu một vụ mà ông đã quan tâm nhất, ông khám phá ra rằng sự phá hoại không chỉ kinh hoàng và dai dẳng xẩy ra thường xuyên, nó thật sự đã bị che đậy bằng hành động “kiểm soát tin tức”. Và xem ra những người bị giết không phải là nạn nhân của MTGPMN.

Dường như có vô số “sự việc kinh hoàng” đã được che đậy một cách bí mật sau sân khấu của cuộc chiến Việt Nam đang gia tăng. Ông khám phá ra rằng vụ ám sát 5 sinh viên Phật tử tình nguyện trước đây được công bố chính thức là nạn nhân của Việt Cộng rõ ràng là do quân chính phủ Sài Gòn gây ra. Trong một số trường hợp khác “những lính say rượu” cãi lộn nhau rồi ném lựu đạn vào một số thường dân qua đường bị chết. Trường hợp này cũng bị cáo giác là do Việt Cộng tấn công.

Trong những vụ khác, sự thật đã phơi bày một cách tình cờ. Đề cập đến một ví dụ đặc biệt phi lý, kịch cỡm, tại nơi mà hài cốt của những nạn nhân vụ Mỹ Lai đã được chuyển về đã bị không lực VNCH và trận không kích phá hủy. Nhưng như thường lệ, vụ này cũng đổ cho Việt Cộng. Sự thật đã được những người theo đạo Quaker ở trong vùng phanh phui ra.

Những ví dụ trên đây gợi lên một điều những bản báo cáo chính thức là những sự dối trá và lừa bịp và trong một vài trường hợp đã được thay đổi thành những câu chuyện hoang đường chính thức. Một kết luận quan trọng hơn nữa là rằng nguồn tin chính thức nói chung đã hạn chế phẩm chất một cách tối đa. Chúng nêu lên những vấn đề nhưng không đưa ra câu trả lời đáng tin cậy nào.

“The Political Economy of Human Rights – Volume I”

By Noam Chomsky and Edward S. Herman

Black Rose Book, Montréal, 1979 – 5.2.3 The Hue Massacre of 1968 (Excerpts)

 Theo NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tags: , , , ,