Học cách từ chối để cân bằng cuộc sống

Bạn đang stress? Bạn đang mệt mỏi? Bạn hoàn toàn kiệt sức? Bạn có thấy những điều trên thật quen thuộc? Thành thật mà nói, những miêu tả trên đúng với hầu hết những người đang đọc bài viết này. Là bạn tự tạo nên lý do để stress? Hoặc đơn giản là bạn đang tự bào chữa cho chính mình? Phần lớn mọi người cảm thấy mình là nạn nhân của sự mệt mỏi và quá tải của bản thân. Nhưng họ không biết rằng, họ có thể kiểm soát được điều đó.

Học cách từ chối để cân bằng cuộc sống

Bạn có đầy đủ khả năng để tự sắp xếp và thiết kế một cuộc sống chính xác như những gì bạn mong muốn. Bạn chỉ cần đơn giản là học cách nói ‘KHÔNG’ với một số thứ để có thể cân bằng cuộc sống của chính mình. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:

1. Đừng lo lắng người khác nghĩ gì về bạn

Hãy đối diện sự thật rằng: phần đông chúng ta đều lo lắng dư luận xã hội. Nhưng tại sao? Sao chúng ta lại phải sống như những gì người khác mong đợi? Có phải họ đang sống cuộc sống của chúng ta? KHÔNG, bạn mới là người nắm quyền kiểm soát cuộc sống của bạn. Đừng lo lắng cho dù người khác nghĩ bạn không phải là người đứng đầu, hay việc con cái bạn không hoàn hảo, hay bạn thật là ích kỷ. Điều mà bạn cần lo lắng là bạn nghĩ gì về mình.

2. Trước khi nhận lời mời từ bất cứ ai, chắc chắn rằng bạn thực sự muốn điều đó

Bạn có một lời mời sinh nhật lần thứ 16 từ đứa em họ xa? Cô bạn ‘lập dị’ của bạn hỏi xin lời khuyên về mối quan hệ ‘kỳ cục’ của cô ta? Hãy dừng lại một chút và nghĩ về việc bạn có thực sự muốn tham dự tất cả những điều trên hay không. Bạn có thể muốn hoặc không. Nhưng điều quan trọng là hãy chỉ nhận lời tham gia thứ mà thực sự khiến bạn cảm thấy vui vẻ và hứng thú. Còn với những lời mời không khiến bạn cảm thấy thoải mái, hãy lịch sự từ chối.

3. Dừng việc trở nên hoàn hảo

Theo quan điểm của tôi thì chủ nghĩa hoàn hảo gần như là một dạng rối loạn tâm lý (là quan điểm cá nhân tôi thôi nhé!). Tôi thực sự không có ý xúc phạm những ai mang chủ nghĩa hoàn hảo. Tôi chỉ là tôi, bất cứ thời điểm nào. Nhưng đoán xem? Cái gì là ‘hoàn hảo’? Không có gì và cũng không có ai như thế hết! Nó chỉ đơn giản là thứ hình mẫu nào đó mà người ta thích theo đuổi. Nó không có thật. Vì vậy, dừng sự theo đuổi ấy lại. Tự hào với con người của chính bạn. Đừng đặt áp lực nữa; hãy cố gắng làm mọi thứ tốt hơn, thay vì tốt nhất. Tin tôi đi, hai thứ đó khác nhau đấy.

4. Đừng lo lắng về việc làm tổn thương người khác

Đa số chúng ta, đặc biệt là nữ giới, thường có mong muốn làm người khác cảm thấy vui vẻ. Chúng ta không muốn cố ý làm ai đó tổn thương vì hành động nào đó của mình. Nhưng đã đến lúc bạn thay đổi suy nghĩ – đừng chịu trách nhiệm về cảm giác của bất kỳ ai, ngoại trừ chính bạn. Chỉ cần bạn giữ hành vi đúng mực, ứng xử lịch sự và không có ý đồ xấu với bất cứ ai, thì bạn cũng không cần phải lo lắng gì thêm nữa. Còn nếu ai đó vẫn cảm thấy khó chịu, đó là vấn đề của họ, không phải bạn. Chúng ta cần tự chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình chứ không phải đổ lỗi cho người khác. Vì vậy, ngay từ lúc này, đừng nghĩ đến việc bạn cần phải làm vừa lòng tất cả mọi người nữa.

5. Đừng vĩ những dư luận xã hội mà chạy theo những xu hướng thời đại

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa dư thừa. Từ những mớ thông tin trên những tờ báo lá cải về những ngôi sao cảm thấy họ không là gì cả nếu không có một căn nhà to hơn, một chiếc xe tốt hơn hay đang trong một kỳ nghỉ tuyệt vời hơn, đó là những thói đua đòi. Một lần nữa, nó hoàn toàn là một ảo tưởng. Không phải bởi vì đứa con 3 tuổi của bạn không phải là một ngôi sao bóng đá thì bạn là một cha mẹ tồi. Ai quan tâm điều đó cơ chứ? Hãy nhìn lại mục số 1 và nhớ rằng hãy ngừng quan tâm về những gì người khác nghĩ về bạn.

6. Hãy sống “ích kỷ”

Vâng, tôi biết từ đó mang một hàm ý tiêu cực. Không ai muốn mình bị gán cho cái mác ích kỷ. Nhưng bạn có biết không? Chăm sóc bản thân mình không phải là ích kỷ. Nó được gọi là biết quý trọng bản thân. Nếu bạn chỉ cho đi, và cho đi, và cho đi, và cho đi nhiều hơn nữa,… nhiên liệu của bạn sẽ cạn kiệt đi rất nhanh. Và cho đến khi bạn không còn nhiên liệu nữa, bạn không thể tiếp tục cho đi. Khi đó bạn sẽ phải sạc lại nhiên liệu của mình. Và điều đó có nghĩa là hãy nói lời từ chối với tất cả những nghĩa vụ lấy đi thời gian khi còn trẻ của bạn. Điều đó hoàn toàn ổn. Vâng, thật sự sẽ không có vấn đề gì nếu bạn từ chối.

7. Đừng “đồng ý” một cách hấp tấp hoặc theo thói quen

Đã có rất nhiều lần tôi nói ‘đồng ý’ chỉ vì thói quen hoặc chỉ bởi vì tôi tưởng rằng tôi nên làm như vậy. Tôi nói ‘đồng ý’ với một lời đề nghị thăng chức – nhưng sau đó tôi nhận ra tôi không thực sự thích những công việc như vậy. ‘Đồng ý’ để tham gia vào một dự án then chốt mà tôi không có một kinh nghiệm hay trải qua một khóa huấn luyện nào và rồi sau đó nhận ra rằng tôi rất ghét nó. Mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu chúng ta bỏ một ít thời gian nghĩ về nó. Thật ra điều đó là bắt buộc.

8. Tập trung vào cảm xúc của bạn

Hãy để cảm xúc chỉ dẫn bạn. Hãy bỏ lý trí qua một bên. Lồng ngực bạn có đang cố nén lại khi nhận lời đồng ý với một lời cam kết nào đó? Nếu có, hãy từ chối nó. Hãy chú tâm vào cảm xúc của bạn. Đừng quá lý trí. Nếu bạn cảm thấy bạn đang lý trí quá nhiều thì nó có thể thực sự đang quá nhiều với bạn. Đừng cố gắng tự nhủ bản thân nên tham gia hay thoát khỏi một điều gì đó khi trực giác đang mách bảo điều ngược lại.

9. Đừng sắp xếp ưu tiên cho thời khóa biểu cả bạn. Hãy lên lịch cho những lựa chọn mà bạn ưu tiên

Có một số người sống và chết theo thời khóa biểu của họ. Thành thật mà nói tôi cũng là một trong số đó. Nhưng tôi không có cùng lý do với họ. Tôi sống bằng thời khóa biểu của tôi chỉ khi tôi chắc chắn rằng tôi có thể hoàn thành mọi việc theo đúng thời gian biểu và hoàn thành tất cả những nghĩa vụ mà tôi muốn và vui vẻ thực hiện. Hãy nhìn vào những gì bạn thật sự nên dành sự ưu tiên. Để con mình tham gia vào 20,000 hoạt động ngoại khóa khác nhau trong khi bạn đang cắm đầu vào một công việc lấy đi hết tất cả sức lực để trở thành tổng giám đốc của một tập đoàn, tất cả đều là những lựa chọn. Những lựa chọn đó có thể làm bạn cảm thấy áp lực. Nếu không thì tốt. Hãy tiếp tục làm những việc đó. Nhưng nếu nó thực sự làm bạn cảm thấy áp lực, hãy nghĩ lại về những sự ưu tiên của bạn.

10. Hãy biết rằng lúc nào cũng bận rộn không đồng nghĩa với hạnh phúc hay thành công

Thỉnh thoảng người ta vẫn thường lẫn lộn sự bận rộn với sự thành đạt. Tôi biết rất nhiều người liên tục bận rộn nhưng họ thực sự không hoàn thành được việc gì cả. Chỉ bởi vì bạn bận rộn suốt, không có nghĩa bạn sẽ thành công, hay hạnh phúc hơn, hay đạt được thành quả tốt hơn những người biết từ chối đúng lúc.

11. Hãy nhìn vào những gì bạn đang bỏ lỡ

Thời gian dành cho bản thân, những bữa cơm gia đình, những cuộc trò chuyện với con cái, chơi game với gia đình. Vào cuối cuộc đời của bạn, bạn sẽ hối hận điều gì nhất? Không được làm chủ tịch tổ chức hay câu lạc bộ nào đó? Không dành thời gian cho công việc nhiều hơn? Không cho con bạn vào được đội tuyển bóng rổ quốc gia? Hay đã không thực sự hiểu con mình? Hay đã không tận hưởng thời gian dành cho bản thân, tìm hiểu những khoảng lặng yên bình trong con người bạn. Tôi nghĩ rằng đa số mọi người sẽ hối hận về những điều sau nhiều hơn.

Và những lời cuối cùng là: Sẽ không sao nếu bạn từ chối! Không chỉ là không sao, nó thật sự cần thiết nếu bạn muốn cân bằng cuộc sống của bạn và có được một khoảng lặng tâm hồn. Nếu bạn không thực sự cảm nhận được khoảng lặng đó, bạn có thể sẽ không bao giờ nghĩ đến việc từ chối. Đừng lo lắng. Mọi người vẫn sẽ thích bạn. Con bạn và vợ hay chồng bạn vẫn biết ơn bạn. Cuối cùng, từ chối sẽ giúp bạn tỉnh táo. Và nó sẽ giúp bạn sống một cuộc sống tốt hơn chứ không phải là một cuộc sống đầy áp lực.

Theo TINDICH

Tags: