⠀
Hải chiến vịnh Manila 1898: Cuộc thảm sát rùng rợn trên biển
Cuộc chiến trên vịnh Manila là một trận “đồ sát” giữa chiến hạm kiểu mới của Mỹ với chiến hạm kiểu cũ của Tây Ban Nha, khiến cho toàn bộ hạm đội Tây Ban Nha bị tơi tả, với 380 người thương vong. Trong khi đó, hạm đội Mỹ chỉ có một kỹ sư chết do thời tiết quá nóng, còn lại không bị thiệt hại gì.
Trong 30 năm cuối cùng của thế kỷ 19, nước Mỹ dựa vào thực lực kinh tế và hạm đội hải quân hùng mạnh của mình, bắt đầu kế hoạch bành trướng xâm lược, tranh giành thuộc địa với các đế quốc già như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Mỹ đặc biệt nhòm ngó Cuba, Puerto Rico và Philipine – những vùng đất thuộc địa của Tây Ban Nha.
Ngày 25/4/1898, Chính phủ Mỹ lấy cớ chiến hạm của Mỹ bị phát nổ trong cảng Habana Cuba là thuộc địa của Tây Ban Nha, tuyên chiến với Tây Ban Nha. Ngày 1/5, Tư lệnh hạm đội Châu Á của Mỹ là Dewey chỉ huy 7 chiến hạm kiểu mới tiến về hướng vịnh Manila của Philipine vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha, phát động tấn công vào 7 tàu chiến của phân hạm đội Thái Bình Dương – Tây Ban Nha đang neo đậu trong vịnh. Sáng s ớm, các hạm đội của Mỹ xếp thành hàng dọc, dưới sự chỉ huy của chiếc kỳ hạm “Olympia” cùng tiến vào vịnh Manila. Các tàu quân sự mới của Mỹ được trang bị hỏa lực mạnh, vận tốc nhanh, do đó áp dụng chiến thuật linh hoạt cơ động. Họ vừa tiến công vừa nổ súng, khi tiếp cận vị trí neo đậu của các tàu Tây Ban Nha thì đột ngột chuyển hướng, rồi lại men theo hạm đội Tây Ban Nha vừa tiến vừa đánh.
Hạm đội Tây Ban Nha được trang bị vũ khí cũ kỹ và thiếu sự huấn luyện đã rơi vào vị thế bị động, Đến trưa, Dewey một lần nữa chỉ huy hạm đội Mỹ tấn công dữ dội vào hạm đội Tây Ban Nha, khi chỉ còn cách bờ biển khoảng l,830km mới quay thuyền trở ra. Đô đốc Tư lệnh hạm đội Tây Ban Nha Montohe đã chỉ huy đại bác phản công kịch liệt, các pháo đài trên bờ biển cũng đồng loạt nổ ran nhằm vào phía tàu Mỹ, nhưng đều không ngăn chặn được sự tấn công bằng đại bác của hạm đội Mỹ. Chiếc kỳ hạm “Hoàng hậu Chris tina” bị bắn trúng nhiều lần, cuối cùng bốc cháy và chìm, Montohe đành chuyển s ang chiếc tàu hiệu “Đảo Cuba” để tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Không đầy một tiếng đồng hồ, tất cả hạm đội Tây Ban Nha đều bị đánh đắm hoặc hư hỏng nặng. Tư lệnh Montohe bị thương nặng, vội lên thuyền nhỏ tháo chạy về căn cứ.
Cuộc chiến trên vịnh Manila là một trận “đồ sát” giữa chiến hạm kiểu mới của Mỹ với chiến hạm kiểu cũ của Tây Ban Nha, khiến cho toàn bộ hạm đội Tây Ban Nha bị tơi tả, với 380 người thương vong. Trong khi đó, hạm đội Mỹ chỉ có một kỹ sư chết do thời tiết quá nóng, còn lại không bị thiệt hại gì.
Sau trận chiến này, Mỹ đã nắm hoàn toàn quyền không chế trên biển tại Philipine. Quân viễn chinh Mỹ đổ bộ thuận lợi vào cảng Manila, đánh bại quân thực dân Tây Ban Nha, chiếm được thủ đô Manila của Philipine. Tiếp đó, quân Mỹ lại đánh chiếm Cuba và Puerto Rico. Ngày 12/8, Chính phủ Tây Ban Nha cầu hòa, thừa nhận nền độc lập của Cuba, đồng ý để Mỹ chiếm lĩnh, đồng thời chuyển nhượng Philipine, đảo Guam và Puerto Rico cho Mỹ. Cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha trở thành một cuộc chiến phân chia lại thuộc địa giữa các đế quốc, cũng là cuộc chiến tranh đánh dấu mốc thế giới bước vào chủ nghĩa đế quốc.
Theo LỊCH SỬ CÓ GÌ HAY
Tags: Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Philippines