Chùm ảnh: Rừng cạn thức ăn, báo đốm Amazon xuống nước mưu sinh

Nghiên cứu mới của WWF xác định loài báo đốm Amazon đã thay đổi tập tính, chuyển sang săn bắt thủy hải sản nhiều hơn thay vì ăn thịt thú rừng để đảm bảo nguồn cung protein.Chùm ảnh: Rừng cạn thức ăn, báo đốm Amazon xuống nước mưu sinh

Ảnh: Guardian/WWF Brazil

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 1 1.jpg

Báo đốm châu Mỹ (Pathera onca) là một trong 4 loài mèo lớn bên cạnh sư tử, hổ và báo hoa mai. Chúng là loài duy nhất có nguồn gốc từ châu Mỹ. Từng sinh sống trên một cùng rộng lớn trải dài từ Mỹ đến Argentina nhưng nay hiện loài này chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng Amazon thuộc các nước Brazil, Bolivia và Colombia.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 2 2.jpg

Khu bảo tồn đa dạng sinh học Maraca-Jipioca ở bang Amapa, miền bắc Brazil, là một trong những nơi tập trung nhiều báo đốm Amazon nhất. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã phát hiện sự thay đổi tập tính đặc biệt của loài báo đốm ở khu vực này.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 3 3.jpg

Từng có nhiều trường hợp ghi nhận việc báo đốm xuống nước để bắt cá, nhưng tại khu bảo tồn Maraca-Jipioca, các nhà khoa học phát hiện chúng chủ động tiêu thụ nhiều cá hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 4 4.jpg

Thống kê của các nhà khoa học cho thấy có tới 27 cá thể sinh sống trong khu vực rộng 600 km2 này, tương đương với 6 con trong một khu vực có diện tích 100 km2. Thường thì với một diện tích như vậy chỉ có khoảng 2-4 cá thể sinh sống. Việc này cho thấy khu bảo tồn có nguồn thức ăn dồi dào với báo đốm.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 5 5.jpg

Các nhà khoa học gắn thiết bị định vị bằng cách lắp vòng cổ vào con báo sau khi gây mê. Mọi chuyển động của con báo sẽ được gửi về hệ thống máy tính và sử dụng làm dữ liệu để phòng tránh xung đột với con người.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 6 6.jpg

Các nhà khoa học cũng lấy mẫu ADN của báo để xác định xem chúng có đi vào sâu lục địa để giao phối hay không. Nếu không thì dân số loài báo ở khu bảo tồn trong tương lai sẽ là sản phẩm của giao phối cận huyết, điều ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng trong tương lai.

Chùm ảnh: Rừng cạn thức ăn, báo đốm Amazon xuống nước mưu sinh

70 bẫy ảnh cũng được đặt để chụp lại hoạt động của báo. Thông qua 30.000 bức ảnh được gửi về, các nhà khoa học xác định báo đốm trong khu bảo tồn tích cực xuống nước để săn bắt cá.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 8 8.jpg

Việc báo đốm tích cực bắt cá hơn có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt thức ăn trong rừng. Tuy nhiên, khả năng thích ứng này được cho là sẽ giúp cho chúng có khả năng sinh tồn tốt hơn trong tương lai. Hiện chỉ còn khoảng 15.000 cá thể trên toàn thế giới.

Rung can thuc an, bao dom Amazon phai xuong nuoc muu sinh hinh anh 9 9.jpg

Hình ảnh gửi về từ một bẫy ảnh cho thấy một con báo đốm đang trở về sau chuyến săn mồi ở bờ biển, miệng ngậm một con cá.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Tags: , , ,