Không ăn nhập gì với tên gọi của mình, loài bò sát mang tên Natalia này có diện mạo trông không được “nữ tính” cho lắm. Trông chúng giống phiên bản thu nhỏ của một con rồng trong truyền thuyết phương Tây.
Núp bóng “nghiên cứu khoa học”, thợ săn cá voi Nhật vẫn tiếp tục rong thuyền ra biển, và những người phản đối vẫn đang cố hết sức mình để dừng hành động đó lại.
Bọ hung năm sừng, kẹp kìm đen dài, cua bay hoa… là những loài côn trùng bản địa Việt Nam vừa có kích thước khủng, vừa có ngoại hình vô cùng kỳ dị.
Chim thiên đường đuôi phướn được coi là một trong những loài chim đẹp nhất Việt Nam. Có thể quan sát chúng khá dễ dàng tại các VQG Cúc Phương, Vũ Quang, Bạch Mã, Cát Tiên, Xuân Thủy…
Họ Cầy (Viverridae) gồm những loài thú trông giống mèo nhưng có mõm nhọn, chủ yếu sống trên cây. Việt Nam là nơi cư trú của gần một nửa trong tổng số 33 loài cầy đã được ghi nhận.
Chim bồ câu viễn khách, hổ Tasmania, chim Dodo… là những loài động vật đã bị tuyệt chủng do sự tàn sát của con người.
Nhông xám Nam Bộ hay nhông Bách (Calotes bachae) là một loài thằn lằn xuất hiện nhiều trong các công viên tại TP.HCM. Mãi tới năm 2013, giới khoa học mới biết chúng là một loài chưa từng được ghi nhận.
Các loài côn trùng thuộc bộ Chuồn chuồn (Odonata) có thân dài đặc trưng với cái đầu linh hoạt và đôi mắt lớn nhìn bao quát mọi hướng. Chúng là những kẻ săn mồi đáng sợ trong thế giới tự nhiên.
Rắn hoa cỏ nhỏ phân bố rộng khắp Việt Nam, thường gặp tại các vùng đất ẩm thấp hoặc đồi núi. Hàng chục trường hợp bị loài rắn này cắn đã được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 2 ca tử vong năm 2009 và 2011.