Chùm ảnh: Cá ngựa cùng những người anh em ‘dị hợm’ nhất thế giới

Họ Cá chìa vôi (Syngnathiformes) gồm các loài cá ngựa cùng nhiều loài họ hàng vô cùng kỳ quái, xứng đáng được coi là những “kiệt tác” thể hiện khả năng sáng tạo phi thường của thiên nhiên.Chùm ảnh: Cá ngựa cùng những người anh em ‘dị hợm’ nhất thế giới

Cá ngựa đen (Hippocampus kuda) dài 30, sinh sống ở vùng nước nông ven biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng như ở tất cả các loài cá ngựa, con đực ở loài cá ngựa phổ biến này có một túi bụng dùng để ấp trứng mà con cái đẻ vào.

Cá ngựa Knysna (Hippocampus capensis) dài 12 cm, là loài cá ngựa đặc hữu của vịnh Plettenberg và một số sông ngòi, đầm phá ở Nam Phi. Loài cá ngựa sống trong nước lợ, có khả năng thay đổi màu sắc tùy theo môi trường này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Cá ngựa lùn (Hippocampus zosterae) dài 4 cm, được ghi nhận tại miển Tây Đại Tây Dương và vùng Carribbean. Đây là loài cá di chuyển chậm nhất thế giới với tốc độ cao nhất khoảng 152 cm/h.

Cá ngựa Shiho (Hippocampus sindonis) dài 8 cm, là loài đặc hữu vùng ven bờ Thái Bình Dương ở miền Nam đảo Honsu của Nhật Bản. Chúng còn được gọi là cá ngựa sơn (painted seahorse) do màu sắc sặc sỡ như được sơn phết.

Cá ngựa gai (Hippocampus histrix) dài 15-17 cm, là loài cá ngựa bản địa Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thân loài cá ngựa này có những hàng gai kéo dài liên tục.

Cá ngựa bụng lớn (Hippocampus abdominalis) dài 35 cm, được tìm thấy ở vùng biển Đông Nam Australia và New Zealand. Chúng có bụng phình to bất thường so với các loài cá ngựa khác.

Cá ngựa lùn Pontohi (Hippocampus pontohi) dài 1,7 cm, được ghi nhận ở vùng biển phía Đông Indonesia và Papua New Guinea. Là một trong những loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới, chúng có màu sắc giống loại tảo mà mình bám vào.

Cá hải long cỏ (Phyllopteryx taeniolatus) dài 46 cm, thường gặp ở bờ biển phía Nam của Australia.  Loài cá có hình thù kỳ dị này ẩn mình giữa đám rong biển trên các rạn đá, ngụy trang bằng các bộ phận giống như lá trên cơ thể.

Chùm ảnh: Cá ngựa cùng những người anh em ‘dị hợm’ nhất thế giới

Cá hải long lá (Phycodurus eques) dài 24 cm, được ghi nhận ở bờ biển phía Nam Australia. Thân hình giống những chiếc lá tảo chúng ngụy trang trước kẻ thủ cùng như con mồi là các loài không xương sống nhỏ. Loài này có thể bất động một chỗ suốt 68 giờ.

Cá hải long Lembeh (Kyonemichthys rumengani) dài 2,6 cm, có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương xung quanh Indonesia. Chúng có hình dáng ngụy trang giống mảnh vụn thực vật trôi nổi dưới đáy biển.

Cá chìa vôi khoang vằn (Doryrhamphus dactyliophorus) dài 18 cm, ohổ biến trên khắp các vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương Dườn – Thái Bình Dương. Lởn vởn trong san hô và các tảng đá ở rạn san hô, chúng có cơ thể thuôn dài điển hình của các loài cá chìa vôi.

Cá chìa vôi Schultz (Corythoichthys schultzi) dài 16 cm, khá phổ biến ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Khi ẩn mình ở rạn san hô, màu sắc cơ thể loài cá này làm rối mắt kẻ thù tiềm tàng cũng như con mồi.

Cá kèn Trung Hoa (Aulostomus chinensis) dài 80 cm, được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng theo đuôi cá lịch – loài săn mồi hung dữ ở rạn san hô – để chộp những con cá nhỏ mà cá lịch xua đi.

Cá dao cạo (Solenostomus paradoxus) dài 12 cm, phân bố ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hình thù kỳ dị cùng màu sắc có thể thay đổi theo môi trường khiến chúng rất khó bị nhận dạng bởi các loài động vật khác.

Cá dao cạo mập (Solenostomus cyanopterus) dài 16 cm, phấn bố ở Biển Đỏ và vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Có hình dạng giống những mảnh rong tảo, loài cá này vật vờ giữa đám rong biển và cỏ biển khi tìm mồi là động vật không xương sống nhỏ.

Cá múa đít sọc nâu (Aeoliscus strigatus) dài 15 cm, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài cá này nguy trang bằng cách chúc đầu xuống giữa những chiếc gai của cầu gai và cũng bơi với tư thế đó khi cần di chuyển.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,