Bàn về ‘nền dân chủ’ trên mạng Internet

Nền chính trị điện tử là một trò chơi có “tổng = 0”, mặc dù công nghệ Internet chắc chắn là đã giảm bớt đi quyền lực nhà nước – như thuốc súng hay công nghiệp in ấn đã từng làm trong lịch sử.

Bàn về ‘nền dân chủ’ trên mạng Internet

Cuộc tranh cãi về tác động của Internet lên nền dân chủ đã diễn ra suốt một thập kỷ qua nhưng nó vẫn gieo một mớ bòng bong lớn trong tâm trí các học giả và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Những ý niệm này rất phức tạp, nhiều tầng lớp và các ý niệm trừu tượng thì khó có thể đưa ra các phương pháp đo lường chính xác. Chúng ta có rất ít lựa chọn ngoài việc tìm kiếm một đại diện hiện hiện có – có thể đo lường về mặt số lượng, thường chỉ làm rối rắm thêm các mối quan hệ.

Tính xác thực của thế giới ảo?

Phần phương trình của Internet được nắm bắt khá dễ dàng; mức độ phổ biến của Internet là thông số đáng tin. Các đại diện xác thực khác – tỉ lệ người người sử dụng Internet hoặc điện thoại di động, hoặc các chỉ số khác phức tạp hơn như mật độ trong không gian blog của mỗi quốc gia – cũng khá minh bạch, nếu không nói là rất thuyết phục.

Mặt khác, việc đo lường sự dân chủ đòi hỏi chúng ta phải thay thế bằng những thứ rõ ràng hơn: quyền con người, tự do ngôn luận, sự minh bạch và tham nhũng, hoạt động công dân, tập trung truyền thông, và thậm chí là cả những chỉ số bí mật hơn như sự đa dạng của môi trường công (môi trường đòi hỏi một nhóm đại diện khác để được đo lường một cách phù hợp).

Nhân tố trong sự khác biệt quá lớn giữa các nền kinh tế, công nghệ và chính trị, và đó là lý do rõ ràng tại sao những ai nghiên cứu tác động của Internet lên nền dân chủ sẽ không giành được giải Nobel Hòa Bình nào trong tương lai.

Vì những lý do trên, cuộc tranh luận lớn kéo dài cả thập kỷ qua cho đến nay đã chia thành nhiều chủ đề bàn luận nhỏ hơn: vai trò của điện thoại di động trong sự phát triển kinh tế, vai trò của blog trong việc tăng cường sự đa dạng của truyền thông, vai trò của mạng xã hội trong các cuộc phát động chính trị, v.v…

Những cuộc thảo luận như vậy có vẻ rất nhà nghề, và đôi khi sự không rõ ràng của nó lại được đánh giá quá cao. Nhưng, đây không phải là lần đầu tiên các học giả hay các blogger không thể thống nhất về một chủ đề đầy sự hồ nghi với thế giới thực. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết đang củng cố nhận thức của chúng ta về tác động của Internet lên nền dân chủ, trong việc góp phần hình thành nên các chính sách.

Nền chính trị điện tử

Một giả thuyết đặc biệt được nhiều người đặt ra ngay từ đầu cuộc chơi đó là “không gian số” sẽ đem lại sinh khí mà xã hội dân sự cần để hoạt động. Được trang bị các công cụ rẻ tiền và dễ sử dụng để huy động nguồn quỹ, dễ xuất bản, và các nền tảng huy động hiệu quả, các tổ chức xã hội dân sự có thể vượt qua lỗ hổng tài nguyên và sự thiếu hiệu quả trong hoạt động trước đây để trở nên nhanh hơn, tinh gọn và mạnh mẽ hơn.

Chỉ đến bây giờ, chúng ta mới khám phá ra rằng tinh gọn hơn không có nghĩa là chất lên một cỗ máy nhiều thứ hơn, đặc biệt là với những tổ chức xã hội dân sự với các chương trình nghị sự gây tranh cãi (so với các chuẩn mực cục bộ). Mặc dù Internet có thể đã làm cho các hoạt động ngoại biên của họ dễ dàng hơn nhưng cũng làm cho các hoạt động chính của các tổ chức này trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả hơn.

Hóa ra, kết quả không được mong đợi này lại dễ giải thích hơn người ta tưởng. Nền chính trị điện tử là một trò chơi có “tổng = 0”, mặc dù công nghệ Internet chắc chắn là đã giảm bớt đi quyền lực nhà nước – như thuốc súng hay công nghiệp in ấn đã từng làm trong lịch sử. Nhưng đồng thời, nó cũng củng cố quyền lực cho những ai không nằm trong danh sách “bạn bè của xã hội dân sự” (một lần nữa, tương đồng với thuốc súng và công nghiệp in ấn, việc các tổ chức cực đoan và quân sự tăng cường sử dụng Internet cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ).

Ví dụ, những người theo chủ nghĩa dân túy ở Nga (cũng như nhiều nước khác) dựa vào Internet để gây quỹ, tuyên truyền, huy động và chiêu mộ thêm những người ủng hộ. Lộn xộn nhất phải kể đến DPNI (Phong trào chống nhập cư bất hợp pháp), một tổ chức thuộc hàng năng động nhất đã cố gắng làm cuộc cải cách Web nhằm tạo ra mạng xã hội sử dụng công nghệ nhận dạng – kết hợp các dòng dữ liệu khác nhau – điều tra dữ liệu dân số về vị trí sinh sống của các dân tộc thiểu số sống trong các thị trấn Nga với bản đồ trực tuyến (thật đáng tò mò, một nhóm nhà tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động phụ thuộc vào cùng công nghệ nhận dạng – thường là với những cách kém hiệu quả hơn để khui ra các vụ khai thác gỗ bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường và các cuộc tấn công nhằm vào người dân tộc).

Tương tự, những loại hình “giả khoa học” đã tìm thấy một ngôi nhà thứ hai trên Internet. Bị cấm ở các lớp học, nó đang trở lại trên Facebook và YouTube. Ví dụ, các cộng đồng chống vắc-xin mãnh liệt nhất đã rất háo hức nắm lấy trang Web này để tuyên truyền cho những tuyên bố phản khoa học của mình với quy mô lớn mà trước khi có Internet không thể đạt được.

Một nghiên cứu năm 2007 được một nhóm các học giả từ Canada thực hiện đã phân tích tất cả các video chỉ bằng tiếng Anh trên YouTube (vào thời điểm đó chỉ có 153 video) chứa bất kỳ thông điệp nào về tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy 1/3 trong số đó bày tỏ công khai quan điểm tiêu cực về giá trị của văc-xin và 1/5 thì có thái độ mập mờ. Những video tiêu cực đó lại nhận được sự bình chọn cao của người xem YouTube.

Trên tất cả các video đó, hầu như có tới một nửa mâu thuẫn với các tiêu chuẩn tham khảo hiện hành về tiêm chủng (trào lưu chống văc-xin hoạt động hết sức sôi nổi ở các nước đang phát triển; báo cáo của UNICEF cho biết chiến dịch nâng cao nhận thức trực tuyến là một kênh đối lập mạnh mẽ với những người chống vắc-xin).

Không chỉ từ câu chuyện trên, người ta đặt ra câu hỏi: liệu một công ty công nghệ như You Tube (và cả công ty mẹ Google) có nên xác minh những tuyên bố khoa học được tung lên trang web của mình không; nếu có, họ nên tiến hành như thế nào? (Google đã đối mặt với một loạt các vấn đề tương tự khi họ phân loại nhầm một video ngược đãi tù nhân ở Ai Cập là quá bạo lực mà bỏ qua vai trò xã hội của nó).

Các vòng biên tập của các tổ chức truyền thông truyền thống có thể sẽ không bao giờ cho phép những video như thế được phát sóng hoặc là, thường có ai đó trong đội ngũ biên tập sẽ tách các lời bình luận ra khỏi sự kiện; và các trang người dùng tạo ra nội dung sẽ phải đối mặt với thách thức này như thế nào vẫn còn chưa rõ ràng.

Theo TUẦN VIỆT NAM / DISSENTMAGAZINE (2012)

Tags: , ,