5 thói quen tâm lý phổ biến có thể làm ‘hỏng’ não của bạn

Một số thói quen tâm lý có thể chiếm một phần lớn những nguồn năng lượng trí não làm rút ngắn lại khả năng nhận thức của chúng ta.

5 thói quen tâm lý phổ biến làm ‘hỏng’ não của bạn

Não bộ của chúng ta giống như một con chip máy tính. Nó có giới hạn trong việc xử lý năng lượng hoặc nguồn thông tin để sử dụng trong một khoảnh khắc nhất định. Bất kể những nhiệm vụ được thi hành (hoặc trạng thái cảm xúc) chiếm quá nhiều nguồn năng lượng của trí não đều ảnh hưởng tới khả năng tập trung, sự chú ý, khả năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, hoặc những khả năng liên quan tới nhận thức khác; và kết quả là, trí thông minh của chúng ta bị suy giảm.Để làm rõ nguyên lý này, bạn thử vừa đi bộ vừa đếm ngược từ 1000 trở xuống và cách 7 đơn vị (1000, 993, 986, …). Bạn sẽ sớm dừng việc đi bộ lại. Tại sao ư? Bởi vì não của bạn làm việc quá sức cho việc tính toán này khiến bạn không còn miếng năng lượng cho việc nhấc cái chân lên để lê bước tiếp nữa.

Hầu hết những nhiệm vụ thi hành phổ biến không thật sự ảnh hưởng mấy đến khả năng làm việc hoặc học tập của chúng ta. Hầu hết chúng ta có thể làm bài tập về nhà trong khi đang nghe nhạc hoặc có thể cuốn vào quyển sách khi đang thưởng thức bữa ăn.

Tuy nhiên, một số thói quen tâm lý có thể chiếm một phần lớn những nguồn năng lượng trí não làm rút ngắn lại khả năng nhận thức của chúng ta. Một số ít người nhận ra những thói quen này có những hiệu ứng gây hại, vì thế họ dừng việc đó lại – và điều này thực sự giúp họ có thể thực hiện nhiệm vụ khác một cách tốt nhất.

5 thói quen tâm lý phổ biến làm suy giảm chức năng của trí não

1. Ôm ấp niềm ủ rũ

Lặp đi lặp lại những sự kiện chán nản, mệt mỏi, hoặc căng thẳng – đặc biệt là với tần suất thường xuyên hoặc biến nó thành thói quen- có thể khiến đầu óc chúng ta chạy đua với những dòng suy nghĩ hoặc bị xáo trộn với cảm xúc, và làm tiêu tốn nguồn năng lượng não bộ một cách đáng kể. Ngoài việc ảnh hưởng tới chức năng nhận thức của chúng ta, việc ôm ấp niềm ủ rũ (còn được biết với tên gọi “tư lự”) có thể tạo ra những nguy hiểm tới cảm xúc và sức khoẻ của chúng ta.

2. Níu giữ những mặc cảm tội lỗi chưa được giải quyết

Chúng ta luôn cảm thấy mặc cảm tội lỗi hết lúc này tới lúc khác. Khi đó, chúng ta thường đưa ra lời xin lỗi hoặc làm một điều gì đó để giải quyết những cảm xúc mặc cảm đó. Tuy nhiên, khi mặc cảm tội lỗi vẫn còn lẫn quẩn và lặp đi lặp lại trong đầu, nó tạo ra một sự sao nhãng trong suy nghĩ mà có khiến suy giảm trầm trọng các chức năng về nhận thức. Giải pháp cho vấn đề này là hãy tìm cách tốt nhất để bỏ cảm giác tội lỗi này sau lưng.

3. Phàn nàn một cách thiếu hiệu quả

Hầu hết nhiều người chia sẻ những nỗi khổ của bản thân cho bạn bè thay vì thảo luận những điều đó với những người có thể giúp họ giải quyết chúng. Vấn đề là, mỗi lần chúng ta kể lể cái “sự tích” đó, chúng ta trở nên nản chí và khó chịu. Cơn giận và nỗi khổ cần một năng lượng đáng kể và việc bắt đầu phàn nàn sẽ biến chúng trở thành cái máy rút cạn năng lượng não bộ một cách thường xuyên.

4. Phân tích quá mức lời từ chối

Lời từ chối tạo ra một cơn đau về mặt cảm xúc có thể tác động một cách đáng kể tới tâm trạng và ảnh hưởng nghiêm trọng lên chức năng nhận thức. Nó cũng có thể khiến chúng ta trở nên tự chỉ trích bản thân, một thói quen về lâu dài sẽ tổn hại đến lòng tự trọng, kéo dài quãng thời gian bị hành hạ bởi các nỗi đau khổ về cảm xúc, và kéo theo cả những khả năng suy nghĩ bị suy giảm (Đọc thêm 10 Surprising Facts about Rejection.)

5. Lo âu

Nhiều người không cho rằng lo âu là có hại. “Tôi chỉ có một chút lo lắng nhỏ thôi mà”, chúng ta có thể nói như vậy với một nụ cười gượng gạo. Nhưng lo âu tạo ra trạng thái cảm xúc khó chịu và không thoải mái, có thể làm cho chúng ta thực sự bị xao nhãng. Khi chúng ta lo lắng về điều gì, chúng thường chiếm lấy những ưu tiên trong trí óc của ta, và đẩy mọi thứ khác sang 1 bên. May mắn là, việc chỉ ra và giải quyết lo âu (bằng cách nghĩ về những giải pháp có tiềm năng) dễ hơn so với một mối lo lắng.

Theo TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

Tags: