5 nỗi niềm khó nói của người cầm máy ảnh

Nghiệp nhiếp ảnh vừa có nhiều vui thú nhưng cũng không thiếu những khó khăn và thăng trầm mà chỉ người trong nghề mới có thể hiểu thấu.

Không phải cứ máy xịn là ảnh đẹp

Để chụp một bức ảnh đẹp thì cần rất nhiều yếu tố chứ không chỉ là việc sở hữu một chiếc máy ảnh đắt tiền, một nhiepes ảnh gia cần biết nắm bắt khoảnh khắc và sắp đặt bố cục một cách hoàn hảo và phải bắt được cái thần trong mỗi bức ảnh cũng như liên tục sáng tạo để cho “ra đời” những bức ảnh đẹp. Thậm chí để chụp ảnh bằng một chiếc máy ảnh công nghệ cao thì người chụp cần nhiều kinh nghiệm và công sức xử lý hơn bình thường vì lúc này việc chụp ảnh không còn đơn giản chỉ là bấm máy.

Chụp ảnh miễn phí

Khi nhận lời chụp ảnh miễn phí cho bạn bè hay người quen thì ngoài việc bỏ công sức và thời gian của mình, các nhiếp ảnh gia còn không tiếc phần khấu hao máy ảnh và thiết bị vì khoản tiền đầu tư cho nghiệp nhiếp ảnh rõ ràng là không nhỏ. Cũng chính vì lí do đó mà các nhiếp ảnh gia chỉ ưu ái nhận lời chụp ảnh cho một số người và cũng mong muốn được thông cảm khi từ chồi lời đề nghị chụp ảnh miễn phí chỉ vì họ không muốn công sức của mình không nhận lại đền đáp xứng đáng.

Luôn phải giải thích những điều cơ bản về nhiếp ảnh

Một trong những điểm gây nhiều phiền toái nhất cho các nhiếp ảnh gia chính là việc họ phải luôn cố gắng giải thích những khái niệm nhiếp ảnh cơ bản cho những người xung quanh.

Công việc này tuy không có gì là sai nhưng nếu phải lặp lại điều đó quá nhiều lần, các ông thợ của chúng ta cũng sẽ cảm thấy phán chán vì cứ phải “phổ cập giáo dục” cho những người vốn đã chẳng hiểu và chẳng bao giờ quan tâm đến nhiếp ảnh.

Không học hành bài bản thì không thể thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Đây cũng là điểm khiến các nhiếp ảnh gia cảm thấy khổ tâm nhất, tuy nhiên thực tế điều này hoàn toàn khác. Phần lớn các nhiếp ảnh gia nổi danh như Ansel Admas, Henri Cartier-Bresson… đều là những người không qua đào tạo trường lớp. Nghệ thuật thì thường cần đến tài năng nhiều hơn là kiến thức. Điều mà các nhiếp ảnh gia tài năng luôn tâm niệm đó là một khi đã có niềm đam mê và tâm huyết thì việc lĩnh hội kiến thức để trưởng thành trong nghề sẽ không phải là vấn đề đối với những nhiếp ảnh gia chân chính.

Thường xuyên bị kì kèo giá cả

Gần đây sự phát triển của công nghệ và việc càng ngày càng nhiều người sở hữu các thiết bị ghi hình như máy ảnh, smartphone.. khiến người trong nghề nhiếp ảnh dần dần mất đi chỗ đứng. Việc kiếm sống bằng nghề trở nên khó khăn hơn, chỉ có một số ít người cố gắng bám trụ vì yêu nghề, và một số khác là nhiếp ảnh chuyên nghiệp mức giá chụp dịch vụ sẽ có điểm khác biệt. Tuy nhiên những người chụp ảnh dạo là đối tượng gặp nhiều khó khăn hơn cả do phải mất công sức đi kiếm khác và thường bị kì kèo trả giá xuống mức thấp mà vẫn phải chấp nhận vì không muốn mất khách.

Đồ nghề bị mượn

Đây chính là nỗi niềm khó nói nhất của hầu hết những người thích chụp ảnh. Máy ảnh và ống kính đều là các thiết bị đắt tiền và cần được giữ gìn cẩn thận. Nhưng trong hầu hết trường hợp thì bạn bè lại không biết được điều đó và thường thì kết quả sau cùng luôn khiến chủ nhân khá phiền lòng.

Bởi vậy mới nói, việc cho mượn hay không món đồ quý giá của mình luôn là chuyện khó nói và khó giải quyết của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào.

Theo HỌC NHIẾP ẢNH

Tags: