21 tư thế tạo dáng cần ghi nhớ trong chụp ảnh trẻ em

Chụp trẻ em không phải dễ bởi trẻ em thường nghịch ngợm và hiếu động, đôi khi còn không chịu chụp ảnh, nhưng nếu chụp được thì ảnh rất dễ đẹp vì những nét đáng yêu, ngây thơ của trẻ em luôn mang lại cảm xúc tốt cho bức ảnh của bạn. Vậy làm thế nào để có những bức ảnh chụp trẻ em đẹp?

Dưới đây 21 tư thế tạo dáng mà bạn có thể chủ động sắp xếp để có những bức ảnh trẻ em đẹp, do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang http://www.posingapp.com và được giới thiệu bởi Digital-Photography School.tư thế chụp ảnh trẻ em

Lưu ý, chụp ảnh trẻ em đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và phải luôn thích ứng với các hành vi tự nhiên của chúng. Bạn khó mà có thể bắt chúng phải nghe theo bạn để đứng trong khuôn hình như ý bạn muốn, cho nên một số tư thế pose ảnh ở đây có thể không thực hiện được. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng các tư thế này để tham khảo cho những ý tưởng khi giơ máy lên chụp ảnh.

1. Khi chụp ảnh trẻ em, hãy nhớ chụp ngang tầm mắt của chúng và cố gắng để chúng được tự nhiên, bắt lấy những khoảnh khắc cảm xúc và hành vi tự nhiên của chúng. Đây là một trong những tư thế dễ chụp nhất của ảnh trẻ em:

bí quyết chụp ảnh trẻ em

2. Một tư thế dễ thương của trẻ em: hãy để đối tượng của bạn nằm trên đất (trên một bãi cỏ hoặc bãi biển chẳng hạn), và chụp từ một góc rất thấp.

tư thế chụp ảnh trẻ em

3. Một biến thể khác nếu đối tượng chụp của bạn nằm trên mặt đất:

tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

4. Một kiểu tạo dáng dễ thương khác để chụp ảnh em bé. Đặt em bé lên một chiếc giường và trùm lên một tấm chăn để bé hé đầu ra (bạn có thể giả vờ chơi trò trốn tìm với bé, và tìm cách chộp khoảnh khắc bé hé đầu ra). Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo màu sắc của chăn cũng như ga trải giường phối màu tốt với nhau. Dùng toàn màu trắng cũng rất đẹp.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

5. Để trẻ em thoải mái hơn, hãy thử để cho bé được ôm hoặc chơi với chú gấu nhồi bông yêu thích của bé, hoặc bất kỳ đồ chơi nào khác mà bé chọn.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

6. Hãy thử chụp ảnh trẻ em trong môi trường hàng ngày của chúng, ví dụ như đang chơi trò chơi ưa thích, đang làm bài tập ở nhà, đang chơi đàn, chơi cờ… hoặc như trong ví dụ này, bé đang vẽ tranh với màu nước. Giữ cho chúng bận rộn trong một khung cảnh quen thuộc là một cách tốt để có được sự hợp tác và bạn sẽ chụp được bức ảnh mà bạn muốn.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

7. Một ý tưởng hay khác là hãy khiến đứa trẻ bận rộn với một việc gì đó và bé sẽ thậm chí không nhận ra bạn định chụp ảnh bé. Bé đang chăm chú đọc một cuốn sách yêu thích chỉ là một trong những ví dụ để bạn “tạo dáng” cho ảnh mà bé không biết.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

8. Hãy chú ý và không bỏ lỡ khoảnh khắc bé đang cười lớn hoặc hét to. Những tình huống như vậy luôn luôn tạo ra những bức ảnh thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật và do đó rất đáng xem. Nhưng, đừng cố tạo ra những nụ cười không tự nhiên, tránh tạo những cảm xúc giả với bất kỳ giá nào.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

9. Sử dụng một số các loại thức ăn ngon làm đạo cụ. Bạn có thể chụp được những khoảnh khắc thú vị khi chụp ảnh trẻ em đang ăn một số bánh kẹo, kem, trái cây…

bí quyết chụp ảnh trẻ em

10. Bong bóng xà phòng chỉ đơn giản là một phụ kiện phải có đối với nhiếp ảnh trẻ em. Trước hết, trẻ em đều rất yêu thích và thực sự hạnh phúc khi thổi bong bóng. Thứ hai, bạn có thể làm việc một cách sáng tạo và tìm ra các thiết lập ánh sáng chính xác để có được những bong bóng sáng lung linh như một điểm nhấn trong các bức ảnh của bạn.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

11. Khi chụp ảnh ngoài trời, bạn có thể tổ chức một trò chơi trốn tìm để con bạn chơi, chẳng hạn để bé trốn đằng sau một gốc cây lớn và bảo bé nhìn trộm ra (có thể phối hợp với người lớn khác). Thời điểm bé ló đầu ra sẽ rất thú vị để chộp một bức ảnh.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

12. Trò chơi với cát cũng là một bối cảnh hay để chụp ảnh trẻ em. Các bé có thể chơi mê mải trong khi bạn chỉ cần quan sát và chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng đến bé.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

13. Hãy thử một số bức ảnh hành động. Cho bé một quả bóng để chơi. Sau đó, thử chụp bé từ một góc thấp dưới đất, trong đó quả bóng là yếu tố chính nằm ở tiền cảnh của bức ảnh.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

14. Khi chụp ảnh trẻ em và gia đình, đừng quên những con thú nuôi trong nhà. Hãy đưa chúng vào bức ảnh của bạn và bạn sẽ thấy niềm vui và những cảm xúc được tạo ra trong đó.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

15. Sân chơi của trẻ em một nơi rất tốt cho một số bức ảnh ngoài trời. Bạn có thể tìm thấy những khoảnh khắc tuyệt vời cho những bức ảnh chụp hành động.

bí quyết chụp ảnh trẻ em

16. Nếu một cậu bé hoặc một cô bé thành thạo một số môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, quần vợt…), bạn có thể có một chân dung đặc biệt của bé với các đạo cụ tương ứng.

tư thế tạo dáng để chụp ảnh trẻ em

17. Chụp ảnh người mẹ với em bé cũng rất dễ thương. Người mẹ nằm trên mặt đất với một đứa trẻ trên ngực. Ngoài ra, nếu đứa trẻ vẫn là một trẻ mới biết đi, người mẹ có thể giữ bé bằng cả hai tay trên ngực mình. Bạn cũng có thể thay thế người mẹ bằng người bố, hoặc thậm chí cả bố mẹ và các bé đang âu yếm hoặc trêu đùa nhau.

cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

18. Một kiểu ảnh rất đơn giản và tự nhiên khác: người mẹ (hoặc ai đó) bế bé nâng lên một bên và nhìn bé, nựng bé. Hãy thử các vị trí đầu khác nhau.

19. Một bức ảnh ngập tràn cảm xúc: chỉ cần đề nghị bé ôm lấy mẹ. Hãy tìm cách nắm bắt được cảm xúc tự nhiên của hai mẹ con cho một bức ảnh vô giá.

cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

20. Một bức ảnh hấp dẫn, vui vẻ và dễ chụp, nhưng cũng không kém phần độc đáo: hãy đề nghị người mẹ nằm trên sàn, sau đó đứa trẻ ngồi trên và bám vào lưng mẹ.

cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

21. Kiểu tạo dáng này cũng rất đẹp cho một bức chân dung gia đình. Có thể được bố trí trong nhà trên một chiếc giường, hoặc ngoài trời trên nền đất. Có thể kết hợp số lượng khác nhau với các đối tượng chụp, người lớn hoặc trẻ em.

cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

Và một lưu ý cuối cùng, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải nhớ khi chụp ảnh trẻ em là các bé thường di chuyển rất nhanh, không chỉ là chuyển động vật lý trong không gian, mà còn là cử chỉ của đầu, hướng mắt và các biểu cảm trên khuôn mặt – mọi thứ đều thay đổi liên tục và ngay lập tức! Điều đó có nghĩa là bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để tránh các vệt mờ trong ảnh. Hãy thiết lập một hoặc hai mức ISO trên mức “bình thường” để có tốc độ màn trập nhanh hơn. Và luôn luôn chụp ở chế độ chụp liên tục để có thể chụp một series ảnh trong một lần nhấn nút chụp để đảm bảo không bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá.

Theo VNREVIEW

Tags: , ,