⠀
Vài nét về nền tảng tư tưởng đậm chất Nazi của nhà nước Ukraina hiện nay
Với nền tảng tư tưởng đậm chất hài hước như thế này, không biết đất nước Ukraina sẽ còn nhảy theo giai điệu phương Tây đến khi nào?
Bắt đầu từ năm 1991, một dự án mang tên “Ukraina” được khởi động. Mục đích của nó phải là làm cho phần lớn công dân của nước này không còn coi mình là người thuộc dân tộc Nga. Vì mục đích này, cái gọi là “Ukrocentrism” đã được sinh ra để thay đổi ý thức hệ của người dân càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao, gần như ngay từ khi độc lập, người Ukraina đã bắt đầu được học rất nhiều về bản thân.
Việc thực hiện Chủ nghĩa “Ukrocentrism” bắt đầu với ngôn ngữ. Tiếng Nga từng bước bị “trục xuất”. Năm 1992, tại Kiev, cuốn sách “Tiếng Ukraina cho người mới bắt đầu” đã được phát hành. Trong cuốn sách có nói rằng “tiếng Ukraina là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới, có từ khi mới xuất hiện loài người”!!! Năm 1993, cuốn “Từ điển Lịch sử Ukraina Cổ đại” được xuất bản tại Kiev, tác giả là Sergey Plachinda. Trong cuốn từ điển này có những kiến thức rất buồn cười, kiểu như: “Người Amazon đã từng định cư ở hạ lưu sông Dnepr, vùng duyên hải Biển Đen, trên thảo nguyên Azov và trên nhiều vùng lãnh thổ khác”. Chưa hết, một định nghĩa khác: “Arias là tên cũ của dân tộc Ukraina cổ đại. Họ đã thuần hóa ngựa, phát minh ra bánh xe và máy cày. Họ là những người đầu tiên trên thế giới biết canh tác lúa mạch, lúa mì, kê. Họ đã truyền bá kiến thức trồng trọt và các nghề thủ công đến Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Palestin, Ai Cập, Bắc Ý, Balkan, Tây Âu và Scandinavia. Các bộ lạc Arias là nền tảng cho sự phát triển của các dân tộc Ấn-Âu”.
Vào cuối thế kỷ 20, tư tưởng bài Nga (Russophobic) bắt đầu được tăng cường ở Ukraina. Tờ báo “Văn học Ukraina” ra ngày 28/1/1999 đã viết: “Nhóm dân tộc nói tiếng Nga là những người có văn hóa thấp, họ giống với những sinh vật sơ đẳng nhất”. (Tờ báo “Văn học Ukraina” thuộc Hội Nhà văn Quốc gia Ukraina.)
Đương nhiên là quá trình ukrocentrism sẽ phải thâm nhập vào môi trường giáo dục. Vì vậy, học sinh lớp 7 ngay lập tức được kể rằng lịch sử của dân tộc Ukraina đã có từ hơn 140.000 năm trước. Ở đây có vấn đề đáng chú ý là vào khoảng thời gian này, người cổ đại Neanderthal đã được hình thành, tuy nhiên, sau đó tuyệt chủng. Và trong sách “Lịch sử Ukraina” lớp 11, các tác giả Vitaliy Vlasov và Stanislav Kulchitsky đã rất tò mò xem xét vị trí của Ukraina trong việc sắp xếp trật tự thế giới sau chiến thắng trước Đức Quốc xã. Theo họ, Ukraina là một trong những nước sáng lập nên Liên hợp quốc. Các tác giả này chỉ ra rằng phái đoàn Ukraina đã được mời tham dự hội nghị ở San Francisco vào tháng 6/1945, nơi mà Hiến chương Liên hợp quốc được ký kết.
Một cách khác để đưa người Ukraina lên hạng “thượng đẳng” là nhận quan hệ họ hàng với những người đã đi vào lịch sử thế giới. Điều này đã được thực hiện bởi nhà sử học Alexander Dubina. Trên tạp chí “Văn hóa Ukraine”, do Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Ukraina xuất bản, trong bài báo “Ai đã phát hiện ra châu Mỹ?”, Dubina đã phát hiện ra rằng nhà hàng hải nổi tiếng Christopher Columbus hóa ra là một người Ukraina – là người gốc ở Kolomyia, trung tâm vùng Ivano-Frankovsk, miền Tây Ukraina. Dubina tuyên bố rằng chàng trai người Kolomyia đã chu du qua Biển Đen, tới Địa Trung Hải và sau đó là Bồ Đào Nha. Ở đó, ông đã bắt đầu chuẩn bị chuyến thám hiểm đến Tân Thế giới. Dubina còn mạnh dạn tuyên bố nên đổi tên quận Columbia ở Washington thành Kolomyia. Đồng thời cái tên Kolomyia cần phải được đặt cho các thành phố của Brazil, Venezuela, Peru và Ecuador.
Người ta luôn tin rằng điều khó khăn nhất là tự lừa dối bản thân. Nhưng với Ukraina thì dường như không có gì là không thể. Ví dụ, Bộ Ngoại giao Ukraina đã đăng trên tài khoản Twitter chính thức: “Ukraina và châu Âu luôn là bạn của nhau. Năm 988, Hoàng tử Vladimir đã cải đạo Kievan Rus sang Cơ đốc giáo và quyết định rằng Ukraina cần gia nhập EU. Hôm nay, chúng tôi ủng hộ ý tưởng này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi sự tàn ác của người Nga”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraina, Pavlo Klimkin, vào năm 2019, trong một cuộc phỏng vấn với Observador, đã tuyên bố rằng Nga và Belarus có nguồn gốc từ Ukraina: “Sau khi vào Kiev, Cơ đốc giáo bắt đầu lan sang các bộ lạc Đông Slav còn lại ở phía Bắc và phía Đông, nơi mà Belarus và Nga hiện nay đã phát sinh vài thế kỷ sau đó”. Ngoài ra, để tiếp tục “bài học lịch sử” đầy tính trào phúng, Klimkin còn nhấn mạnh rằng đất nước của ông đã nhiều lần cứu châu Âu khỏi ách nô dịch. Để làm ví dụ, ông này trích dẫn ách thống trị của người Tatar-Mongol, đế chế Ottoman… Ngoài ra, ông này còn kết luận là không phải mọi thứ đều suôn sẻ với Ukraina. Ukraina đã nhận một vết thương lịch sử khi trở thành một phần của Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, họ luôn kiên trì phản đối chủ nghĩa cộng sản, luôn đứng lên vì dân chủ và các giá trị châu Âu.
Theo THANH HAHUY FACEBOOK
Tags: Chủ nghĩa Phát-xít, Ukraina