Tình yêu thú cưng và câu chuyện môi trường

Ở các nước phát triển, nuôi một chú mèo trong một năm có thể gây ra tác động môi trường gần bằng với lái một xe ôtô Volkswagen Golf. Còn một chú chó cỡ trung bình thì tác động môi trường là… gấp đôi một xe hai cầu chạy 10.000km/năm.

Nhà tôi nuôi hai con mèo, con đen và con trắng, cùng một giống mèo xù, chúng đều béo ú, và cực kỳ lười nhác. Mang tiếng nhà có mèo, mà thỉnh thoảng phải gọi cả bác giúp việc hàng xóm qua để đuổi bắt mấy con chuột làm loạn cái kho.

Nhưng nói chung, đó cũng là vì tôi rất yêu mèo, và tôi nuôi chúng để làm cảnh, và giải trí cho tôi, chứ không phải để bắt chuột. Với lại, suốt ngày ôm ấp nó, mà nghĩ tới cảnh nó vừa xơi một chú chuột, tôi thấy cũng… không ổn.

Chắc nhiều người trong các bạn, cũng thích nuôi chó mèo, hay thú cưng nói chung. Cuộc sống xô bồ và công việc nhiều áp lực, thú cưng như cái chỗ để mình lùi về, một cái gì làm mình thấy dịu lại, đỡ cáu kỉnh. Ít nhất, đối với tôi, mấy con mèo cũng ít cãi lại và không bao giờ chỉ trích tôi. Theo các nhà khoa học, khi chúng ta ở bên cạnh thú cưng, não của chúng ta nhả ra nhiều oxytocin hơn giúp làm hạ huyết áp, giảm stress và sự lo âu.

Nhưng, các bạn đã bao giờ nghe nói tới tác động môi trường của chúng chưa?

Ở các nước phát triển, nuôi một chú mèo trong một năm có thể gây ra tác động môi trường (eco-footprint) gần bằng với lái một xe ôtô Volkswagen Golf (xe loại nhỏ). Còn một chú chó cỡ trung bình thì tác động môi trường là… gấp đôi một xe hai cầu chạy 10.000km/năm. Đây là tính tất cả nguồn tài nguyên để sản xuất ra thức ăn, đồ chơi, đồ tắm rửa cho chó mèo và chưa tính đến các tác động môi trường khác do chúng trực tiếp gây ra như đi vệ sinh, tốn nước sạch v.v.

Tác động môi trường lớn của chó mèo, chủ yếu là do chúng là động vật ăn thịt. Mà việc sản xuất ra thịt tiêu tốn nhiều tài nguyên về đất đai và năng lượng, gấp rất nhiều lần so với sản xuất ngũ cốc hay rau quả. Theo một khảo sát tại Mỹ năm 2009 – 2010, 62% người dân Mỹ (tương đương hơn 71% hộ gia đình) có nuôi ít nhất một thú cưng. Cũng theo kết quả khảo sát này, ngành công nghiệp thú cưng của đất nước này có mức chi tiêu tới 45,4 tỉ USD năm 2009.

Tất nhiênở Việt Nam, việc chi tiêu quá nhiều vào việc nuôi chó mèo, vẫn chưa phải là một vấn đề  như ở nhiều nước phát triển, nhưng thay vào đó, lại là những vấn đề môi trường khác. Tôi chắc bạn cũng đã không ít lần phải khó chịu với những chú chó được chủ cho chạy lung tung khắp nơi và… bậy trên vỉa hè, trong con hẻm nhà bạn. Kể cả những chú chó được chủ dẫn đi dạo, cũng cứ tiện đâu lại cho nó vệ sinh ở đó. Khổ cho cả người đi bộ, lẫn những công nhân vệ sinh môi trường. Phân chó mèo sẽ theo nước mưa thấm xuống đất hoặc sông ngòi, sẽ làm nhiễm khuẩn nguồn nước với các vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người và động vật hoang dã, giết các loài thủy sinh. Đặc biệt, phân mèo còn độc hơn phân chó và không tự phân hủy sinh học. Ngay cả khi xả theo toilet, cuối cùng khi ra đến biển chúng cũng làm nhiễm bệnh cho các loài rái cá biển và các loài vật khác, do nó có vi khuẩn toxoplasma gondii. Toxoplasma cũng gây ra bệnh ở con người, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ có thai.

Gần đây người Việt bắt đầu dùng cát vệ sinh cho mèo, thường là nhập khẩu. Cát này làm từ một loại đất sét tự nhiên, dùng phương pháp khai thác bề mặt để bóc lớp đất ở trên để tới lớp đất sét ở dưới. Và phương pháp này đã phá hủy rất nhiều diện tích đất tự nhiên, làm ảnh hưởng môi trường sống các loài hoang dã. Hơn nữa, chính những chú mèo khi hít phải bụi của loại cát vệ sinh này lại bị các bệnh hen hoặc phổi.

Không riêng gì chó mèo, cá cảnh cũng có tác động không nhỏ đến môi trường. Việc thay nước cho bể cá cũng vô tình làm thiếu hụt nguồn nước ngọt của trái đất. Nếu cộng tất cả lượng nước thay bể cá trên toàn thế giới hàng năm lại, chúng có thể giúp 1,2 tỉ người trên thế giới không bị rơi vào tình trạng thiếu nước.

Tôi không hề có ý định nói là bạn không được nuôi thú cưng. Dù gì, những tác động về môi trường của nó vẫn không thấm vào đâu so với những điều tuyệt vời mà chúng mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Tôi chỉ muốn các bạn nghĩ một chút tới những tác động này, vì chúng ta hoàn toàn có thể giảm các tác động đó.

Hãy thử làm ít nhất một trong những điều này

1. Bạn đã bao giờ nghĩ sẽ cho chú chó mèo cưng của mình khẩu phần ăn kiêng không? Ví dụ như 1 lần/tuần chẳng hạn. Sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của chúng, lại vừa góp một phần nhỏ xíu vào việc giảm tình trạng ấm lên toàn cầu. Chỉ cần một chú khuyển ăn chay một ngày, năng lượng tiết kiệm mỗi năm tương đương với hơn 700 triệu lít xăng đấy.

2. Bạn hãy cho chó mèo ăn những thực phẩm thứ phẩm, như phủ tạng, đầu đuôi cá, tép riu, hơn là cho ăn nguyên miếng thịt, nguyên con cá (nhưng tránh đồ hỏng ôi thiu nhé). Hạn chế cho đồ ăn chế biến sẵn nhập khẩu, vì vừa đắt, lại nhiều chất bảo quản, chưa kể bao nhiêu CO2 phát thải cho việc vận chuyển nó từ cả nửa vòng trái đất để sang tới Việt Nam.

3. Thay vì mua cát vệ sinh mèo, bạn nên tận dụng các nguyên liệu bỏ đi có sẵn như tro than tổ ong nghiền ra, hoặc mùn cưa, gỗ vụn, giấy báo cũ, rồi thay hàng ngày.

4. Khi mua các loại thuốc diệt rận chó mèo, nên tìm mua loại có thành phần tự nhiên, an toàn hơn cho cả chó mèo và con người. Ngoài ra có lá cây mần tưới, vò nát, để vào chỗ chó mèo ngủ, sẽ đuổi hết bọ chó mèo.

5. Bạn hãy huấn luyện những chú thú cưng của mình đi vệ sinh đúng chỗ. Và khi đưa cún cưng đi dạo ở công viên, lỡ chúng “làm bậy” thì bạn cũng nên giải quyết hậu quả giùm chúng.

6. Bạn cũng cần phải vệ sinh thường xuyên cho thú cưng của mình, ngay cả chỗ ngủ cũng phải sạch sẽ nữa. Có như thế mới không tạo ra ổ vi khuẩn, gây ô nhiễm môi trường và lây bệnh cho mọi người. Nhưng cũng không nên tắm quá thường xuyên, vừa tốn nước, vừa làm chó mèo bị khô da, bị ngứa.

7. Bạn thích mua đồ chơi cho thú cưng của mình? Các nghiên cứu cho thấy, thực ra mèo sẽ thích chơi với một cái túi giấy hơn là một cái đồ chơi công nghiệp. Chó thì không phân biệt được màu sắc sặc sỡ của những đồ chơi đó, nên chúng ta mua đồ chơi cho chó mèo thường là để sướng mắt mình thì đúng hơn. Khi mua, bạn hãy chọn những loại làm từ các nguyên liệu tái chế, hoặc tận dụng từ đồ chơi đã bỏ đi của em bé. Các cửa hàng thú nuôi ở nước ngoài bán rất nhiều thứ cho thú cưng được làm từ các nguyên liệu vải hữu cơ thay vì vải nilông, hoặc từ các vật liệu tái chế 100%. Điều này chứng tỏ việc sống xanh giờ không chỉ dành riêng cho con người, mà cả cho thú cưng nữa đó.

8. Nếu bạn nuôi cá cảnh, khi thay nước bể cá, đừng thay cả bể mà chỉ cần thay 1/3 hoặc 1/2 lượng nước trong bể thôi. Phần nước bỏ đi cũng đừng vội đổ xuống cống mà có thể tưới cho cây cảnh rất tốt.

1. Bạn đã bao giờ nghĩ sẽ cho chú chó mèo cưng của mình khẩu phần ăn kiêng không? Ví dụ như 1 lần/tuần chẳng hạn. Sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của chúng, lại vừa góp một phần nhỏ xíu vào việc giảm tình trạng ấm lên toàn cầu. Chỉ cần một chú khuyển ăn chay một ngày, năng lượng tiết kiệm mỗi năm tương đương với hơn 700 triệu lít xăng đấy.

2. Bạn hãy cho chó mèo ăn những thực phẩm thứ phẩm, như phủ tạng, đầu đuôi cá, tép riu, hơn là cho ăn nguyên miếng thịt, nguyên con cá (nhưng tránh đồ hỏng ôi thiu nhé). Hạn chế cho đồ ăn chế biến sẵn nhập khẩu, vì vừa đắt, lại nhiều chất bảo quản, chưa kể bao nhiêu CO2 phát thải cho việc vận chuyển nó từ cả nửa vòng trái đất để sang tới Việt Nam.

3. Thay vì mua cát vệ sinh mèo, bạn nên tận dụng các nguyên liệu bỏ đi có sẵn như tro than tổ ong nghiền ra, hoặc mùn cưa, gỗ vụn, giấy báo cũ, rồi thay hàng ngày.

4. Khi mua các loại thuốc diệt rận chó mèo, nên tìm mua loại có thành phần tự nhiên, an toàn hơn cho cả chó mèo và con người. Ngoài ra có lá cây mần tưới, vò nát, để vào chỗ chó mèo ngủ, sẽ đuổi hết bọ chó mèo.

5. Bạn hãy huấn luyện những chú thú cưng của mình đi vệ sinh đúng chỗ. Và khi đưa cún cưng đi dạo ở công viên, lỡ chúng “làm bậy” thì bạn cũng nên giải quyết hậu quả giùm chúng.

6. Bạn cũng cần phải vệ sinh thường xuyên cho thú cưng của mình, ngay cả chỗ ngủ cũng phải sạch sẽ nữa. Có như thế mới không tạo ra ổ vi khuẩn, gây ô nhiễm môi trường và lây bệnh cho mọi người. Nhưng cũng không nên tắm quá thường xuyên, vừa tốn nước, vừa làm chó mèo bị khô da, bị ngứa.

7. Bạn thích mua đồ chơi cho thú cưng của mình? Các nghiên cứu cho thấy, thực ra mèo sẽ thích chơi với một cái túi giấy hơn là một cái đồ chơi công nghiệp. Chó thì không phân biệt được màu sắc sặc sỡ của những đồ chơi đó, nên chúng ta mua đồ chơi cho chó mèo thường là để sướng mắt mình thì đúng hơn. Khi mua, bạn hãy chọn những loại làm từ các nguyên liệu tái chế, hoặc tận dụng từ đồ chơi đã bỏ đi của em bé. Các cửa hàng thú nuôi ở nước ngoài bán rất nhiều thứ cho thú cưng được làm từ các nguyên liệu vải hữu cơ thay vì vải nilông, hoặc từ các vật liệu tái chế 100%. Điều này chứng tỏ việc sống xanh giờ không chỉ dành riêng cho con người, mà cả cho thú cưng nữa đó.

8. Nếu bạn nuôi cá cảnh, khi thay nước bể cá, đừng thay cả bể mà chỉ cần thay 1/3 hoặc 1/2 lượng nước trong bể thôi. Phần nước bỏ đi cũng đừng vội đổ xuống cống mà có thể tưới cho cây cảnh rất tốt.

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Tags: , ,