⠀
Tìm hiểu ‘Lục nghệ’ thời Trung Hoa cổ đại
Vào thời nhà Chu (1122 TCN – 256 TCN) “sáu loại nghệ thuật” hay còn gọi là “lục nghệ” (六艺) đã được giới thiệu trong hệ thống giáo dục của vương triều này.
Lục nghệ bao gồm lễ, nhạc, bắn cung, toán học, cưỡi xe ngựa và thư pháp. Hầu hết những khái niệm này được cho là bắt nguồn từ trường phái tư tưởng của Khổng Tử.
Lễ được ví như là sự mộ đạo của một cá nhân, sự tôn kính thần thánh, và tôn trọng những người xung quanh. Nhiều nghi lễ được cử hành trong các lễ tưởng niệm, đám tang và các hoạt động quân sự.
Nhạc là một môn học chính trong việc giảng dạy lục nghệ.Âm nhạc cổ điển Trung Quốc gây cảm hứng cho thế gian với những âm thanh và cung bậc riêng biệt mà đôi khi có thể cảm nhận như thể là chúng đang nói chuyện với bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên và người lớn tuổi nghe nhạc cổ điển trong khi học tập hay làm việc có hiệu quả và năng suất hơn những người nghe nhạc pop. Âm nhạc cổ điển đã được chứng minh là kích thích một phần của não bộ và không làm người ta bị rối trí và lẫn lộn. Tổ tiên Trung Quốc hẳn đã biết điều này cách đây hơn 2.000 năm.
Bắn cung là một phương pháp tuyệt vời được sử dụng nhằm nâng cao tính chính xác, sự siêng năng và tập trung. Không chỉ các học sinh được dạy làm thế nào để nuôi dưỡng những giá trị [tính cách] quan trọng này, mà đồng thời chúng còn được đào tạo để bảo vệ chình mình hoặc trong thời chiến của Trung Quốc cổ đại những kỹ năng này sẽ được áp dụng để bảo vệ triều đình.
Khi nói đến Toán học không thể không nói về tầm quan trọng của nghệ thuật chủ yếu này. Một số nhà toán học vĩ đại nhất là đến từ Trung Quốc như Thẩm Quát (Shen Kuo) và Lưu An (Liu An). Các kỹ năng toán học tốt đã được sử dụng ở nhiều khía cạnh quan trọng của đời sống người Trung Quốc, như Thiên văn học và Y học Trung Quốc hay “Trung Y”. Ngay cả ngày nay khi chúng ta so sánh khả năng toán học Trung Quốc trong hệ thống giáo dục thì yêu cầu của các kỹ năng này là cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước khác, nơi mà máy tính được sử dụng thường xuyên.
Nghệ thuật cưỡi xe ngựa là một cách thức cao quý và làm dịu các bài học quá sôi nổi trong lớp học. Theo tiềm thức thì hình thức thể thao này cũng giúp học sinh làm quen với việc cưỡi ngựa ở tốc độ cao giống như kiểu dân quân Trung Quốc ra chiến trận khi thời điểm đến. Vì vậy, khi thời điểm cần bảo vệ đất nước đến thì những nguyên tắc cơ bản đã được ăn sâu trong đầu.
Thư pháp Trung Hoa được ủy thác một cách rộng rãi cho các trường học và cho những người được dạy ở trường tư thục. Thư pháp được dùng để rèn luyện tính tự kiềm chế và khuyến khích sự hoàn thiện. Người dân Trung Quốc vào thời đó xem nét chữ viết tay một người như bộ mặt thứ hai của người đó và được cho là cách nhận ra tính cách một người thông qua khả năng viết thư pháp. Thư pháp chính là tấm gương thể hiện nhân cách của họ.
S.T
Tags: Trung Quốc, Văn minh nhân loại, Trung Hoa cổ, Thế giới cổ đại, Văn hóa Trung Hoa