⠀
Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người
Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm mưu hiểm độc, đấy là sự dối mình dối người.
Bài viết của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm.
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
Tuy nhiên có trường hợp mình nói lời an ủi, động viên người khác nhưng vẫn thấy cảm giác là lạ, bất an giống như mình đang nói dối! Để biết lời mình nói có phải đang phạm tội “vọng ngữ” không, chúng ta cần dựa vào tâm lí và động cơ của lời nói.
Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm mưu hiểm độc, đấy là sự dối mình dối người.
Ngược lại nếu đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khác. Ví dụ, một cô gái nếu nhận xét khách theo đuổi sẽ nói “hôm nay em đẹp quá, thật lộng lẫy!”. Đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, vui sướng thì bất kì ai cũng thích nghe.
Có lúc để xây dựng, hàn gắn quan hệ với một người nào đó hoặc để gây sự chú ý của người nghe, vì một mục tiêu gì đó mà nói lời ngọt ngào. Bản thân lời nói đó không sai, trường hợp này chúng ta cần xem xét đến thái độ người nói. Nếu thái độ người nói thành khẩn, thật lòng, khiêm tốn với mong muốn người nghe chấp nhận ý tốt của mình, mong mình có được sự giúp đỡ thì chỉ cần nói thế nào chứng tỏ mình đang tôn trọng đối phương, giúp mình và người xích lại gần nhau hơn thì đấy không phạm tội “ỷ ngữ”.
Có người thường nói với tôi: “Thưa thầy, mấy năm con chưa gặp thầy, sao chẳng thấy thầy già chút nào cả, ngược lại hình như thầy đang trẻ ra!”. Nếu cho rằng người đó khen tôi trẻ hơn trước thật thì đấy là dối, nếu họ nói bằng cảm nhận thật như thế, đấy cũng không phải là tội vọng ngữ. Thực ra, những người nói như thế không có ác ý gì nên cũng không xem là phạm tội vọng ngữ. Hơn nữa tôi biết họ nói thế với mong muốn sao cho tôi khỏe mạnh thực sự, còn bản thân tôi là người hiểu mình thế nào nên đương nhiên sẽ không nghĩ đấy là lời nói thật!
Nhưng cũng có người thích trọng dụng những kẻ tiểu nhân chỉ để được nghe lời nịnh bợ ton hót của họ. Người như thế là không hiểu bản thân, dễ bị lời ngon tiếng ngọt lừa gạt làm lu mờ tâm trí. Trường hợp này không những vô ích thậm chí mình còn bị lời ngon ngọt kia bưng bít tai mắt.
Có người cho rằng, lời nói dối vô hại cũng không nên nói ví dụ có người đi làm muộn nhưng không muốn nói mình dậy trễ nên lấy cớ tắc đường, hỏng xe hoặc bất kì lí do nào đó để biện hộ cho mình. Kiểu lấy lí do để che đậy sự thực của mình, có thể người nghe đã biết nhưng nhất thời không muốn nói ra thôi. Tuy nhiên bạn cứ lấy cớ này nọ mãi để mong người khác hiểu và thông cảm cho mình thì tốt nhất bạn nên nói sự thật. Nói thêu dệt, nói sai sự thật bất lợi cho người cho mình nên tốt nhất là bạn đừng nói.
Theo THƯ VIỆN HOA SEN
Tags: Văn hóa ứng xử, Con người và xã hội