Sự quái gở trong cách mô tả kẻ thù của phim ảnh Hollywood

Điện ảnh Mỹ bắt đầu biến nước Nga thành quỷ sứ từ những năm 1930. Thời đại “chiến tranh lạnh”, có hàng chục bộ phim chống Nga xuất hiện như Bình minh Đỏ, Rambo-3, Săn tìm tàu ngầm Tháng Mười Đỏ và nhiều phim khác.

Sự quái gở trong cách mô tả kẻ thù của Hollywood

Hollywood mô tả kẻ thù như thế nào?

Hollywood dẫn đầu thế giới về khối lượng sản xuất các bộ phim giải trí có doanh thu cao nhất.

Các bộ phim đó trở thành nổi tiếng và được phân phối trên toàn thế giới, nhờ điều đó “Dream Factory” (Công xưởng của những giấc mơ) đã trở thành một loại vũ khí hoàn hảo của “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang tích cực sử dụng.

Nhưng, bây giờ Hollywood có những khó khăn với các bộ phim hành động, kinh dị và lịch sử: trong các thể loại đó điều quan trọng nhất là xung đột, và trong cuộc xung đột cần phải có một kẻ thù. Đó có thể là kẻ thù trừu tượng — người ngoài hành tinh từ không gian bên ngoài, một loại virus chưa biết đến, những con quái vật khổng lồ. Kẻ thù đôi khi là phi vật thể — tiểu hành tinh đang đến gần, trận động đất hay sóng thần. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nỗ lực của Hollywood nhằm áp đặt quan điểm của họ nên theo dõi các bộ phim “thực tế”: phim hành động, kinh dị và phim bom tấn lịch sử.

Trong các bộ phim như vậy, số kẻ thù của Mỹ có thể đếm được trên đầu ngón tay — đó là Nga, Bắc Triều Tiên và “những kẻ cực đoan” đủ loại. Đáng lẽ Trung Quốc cũng có thể được đưa vào danh sách này bởi vì các tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ thường xuyên nhắc nhở về mối đe dọa từ phía Bắc Kinh, nhưng, trên thực tế có thể thấy một quá trình ngược lại: trong các bộ phim Mỹ người Trung Quốc thường được mô tả như các đối tác, và nhiều thước phim được quay trên lãnh thổ quốc gia châu Á này, ví dụ như cảnh quay tại Thượng Hải trong phần thứ ba Transformers.

Đôi khi các bộ phim Mỹ có hình thức tuyên truyền cứng nhắc quá mức. Ví dụ, trong bộ phim năm 2013 Olympus Has Fallen (Nhà Trắng thất thủ), “những kẻ khủng bố Bắc Triều Tiên”, mà các cơ quan đặc nhiệm Mỹ không thể bắt giữ chúng, dưới vỏ bọc một đoàn đại biểu đến từ Hàn Quốc cố gắng lọt vào Nhà Trắng. Có chú ý đến việc không ai biết về những nhóm khủng bố từ Bắc Triều Tiên, thì những “kẻ thù” như vậy được coi như những nhân vật hài hước chứ không phải thực tế.

Nếu không tìm được những kẻ thù từ bên ngoài thì Hollywood chọn lựa những “kẻ xấu” trong số những người Mỹ, ví dụ như trong bộ phim năm 2013 White House Down (Giải Cứu Nhà Trắng).

Ngành điện ảnh Mỹ đã tìm được lối thoát để mô tả những “kẻ thù”. Đó là những kẻ khủng bố và những tên phát xít Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Cả hai “kẻ thù” tượng trưng cho điều ác tuyệt đối, hình ảnh của chúng có thể được sử dụng trong bất kỳ bộ phim, mà không có nguy cơ gây một vụ bê bối quốc tế.

Trong số những bộ phim như vậy có Saving Private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan, năm 1998) với những cảnh quân đồng minh đổ bộ ở Normandy vào năm 1944, và gần đây là American Sniper (Lính bắn tỉa Mỹ, năm 2014) kể về lính bắn tỉa giỏi nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.

Tất nhiên, trong các bộ phim của Hollywood không bao giờ nói về những khoảnh khắc bất lợi trong lịch sử Hoa Kỳ.

Ví dụ, Liên Xô đã kêu gọi các nước đồng minh mở mặt trận thứ hai chống phát xít Đức vào đầu năm 1942, nhưng họ đã từ chối. Vào năm 1944, khi quân đội Anh và Mỹ đổ quân vào Pháp, quân đội Liên Xô đã thực hiện bước ngoặt trong Thế chiến II, đã dỡ bỏ sự phong tỏa Leningrad, và đang tấn công trên tất cả các mặt trận. Trận chiến Normandy đã đi vào lịch sử như một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất, đẩy nhanh qúa trình giải phóng nước Pháp và sự đầu hàng của Đế chế thứ ba, nhưng, khác với những sử liệu chính thức của phương Tây, chiến dịch này không phải là một bước ngoặt đảm bảo thắng lợi.

Trong các bộ phim về Iraq, các nhà làm phim Hollywood không bao giờ nhắc đến việc ở nước này vẫn không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính sự hiện diện của loại vũ khí này đã là cái cớ để xâm lược Iraq mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.

Sự “nồng hậu” của Hollywood dành cho Nga

Hollywood vốn lạnh nhạt với nước Nga từ rất lâu. Điện ảnh Mỹ bắt đầu biến Nga thành quỷ sứ từ những năm 1930. Thời đại “chiến tranh lạnh”, có hàng chục bộ phim chống Nga xuất hiện như Bình minh Đỏ, Rambo-3, Săn tìm tàu ngầm Tháng Mười Đỏ và nhiều phim khác.

Cho đến nay, trình bày Nga như kẻ thù và “mối đe dọa cho nước Mỹ cùng toàn thế giới” vẫn là sách lược kinh doanh không bao giờ thua của các nhà làm phim Mỹ.

Hollywood không chỉ nói xấu Nga trong những câu chuyện hư cấu của phim hành động hoặc phim viễn tưởng. Điều đáng ngạc nhiên là các nhà biên kịch Hollywood chẳng thèm che đậy, tô vẽ, mà họ dám thẳng tay bóp méo cả những sự kiện có thực dễ kiểm chứng.

Bộ phim Tương tác hấp dẫn kể về bi kịch của trạm không gian do va vào mảnh vỡ vệ tinh cũ bị Nga bắn khi thử nghiệm tên lửa mới. Chuyện có vẻ như thật. Nhưng thực tế là Nga chưa bao giờ bắn hạ vệ tinh bằng tên lửa thử nghiệm! Chính Hoa Kỳ mới là nước đã bắn thử nghiệm tên lửa vào vệ tinh năm 1985 và 2008. Năm 2007, Trung Quốc phá hủy vệ tinh thời tiết cũ, dẫn đến sự xuất hiện của hơn 2.300 mảnh rác vũ trụ trên quỹ đạo. Dưới ống kính các nhà làm phim Hollywood, nước Mỹ hoàn toàn vô tội. Nói xấu Trung Quốc vừa ảnh hưởng tới kinh doanh vừa khá nguy hiểm. Vì vậy, chỉ còn Nga xứng vai “phản diện” cho các bộ phim của Hollywood.

Trong phim có tựa tiếng Việt là Người đàm phán /Bridge of Spies/ kể về việc trao đổi gián điệp nổi tiếng thời “chiến tranh lạnh”, các nhà biên kịch Hoa Kỳ đã khá thoải mái “xào nấu” những sự thật được biết về cuộc trao đổi.

Trong phim, luật sư James Donovan của điệp viên Liên Xô Rudolf Abel không còn là một “luật sư bảo hiểm đơn thuần”, ông được biến thành vị luật sư cao cấp, gần gũi với giới quân sự Mỹ.

Gary Powers chưa bao giờ là người hùng-siêu nhân. Đó là một phi công nhận nhiệm vụ bay do thám nhưng không hề nắm thông tin bí mật liên quan đến Liên Xô. Sau khi bị bắt ngày 1 tháng 5 năm 1960, Powers đã tích cực hợp tác với phía điều tra. Vì điều này cũng như vì để mất chiếc máy bay hiện đại, không chịu tự sát, Powers được đón nhận ở quê hương như một kẻ phản bội, sự nghiệp phi công quân sự của ông chấm dứt. Vào giữa những năm 1990, Powers mới được phục hồi hoàn toàn danh dự, sau khi ông đã mất.

Rudolf Abel không bị phát giác nhờ hoạt động đặc biệt của FBI, ông bị lộ do sự phản bội của một tình báo viên. Số phận William Fisher (tên thật của Rudolf Abel) cũng không hề bị quên lãng. Ông không cung cấp cho tình báo Mỹ bất kỳ thông tin về những việc mình đã làm, sau cuộc trao đổi ông tiếp tục làm việc cho ngành tình báo Liên Xô trong vai trò cố vấn và giảng viên. William Fisher qua đời tại Moskva năm 1971.

Phim Người đàm phán có hàng nghìn khán giả trên thế giới. Trong mắt họ, câu chuyện trao đổi một phi công Mỹ lừng danh và một điệp viên Liên Xô sẽ lưu lại cùng với dòng ghi chú “dựa trên các sự kiện có thật”. Dù cho tác phẩm điện ảnh có được dàn dựng đầy ngoạn mục, nhưng phim chứa đựng hàng loạt sự giả mạo. Đó là điều ít ai biết tới.

Theo SPUNIKNEWS

Tags: , ,