Phía sau lá phiếu chống của Việt Nam ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 7/4/2022

Đó là cuộc bỏ phiếu chứa đầy dã tâm của những kẻ đạo đức giả có bàn tay tanh tưởi mùi máu. Bọn chúng không có tư cách gì để đi rao giảng về nhân quyền, dân chủ cho các quốc gia khác.

Về lá phiếu chống của Việt Nam ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 7/4/2022

Ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Theo kết quả được công khai, Việt Nam là một trong số 24 quốc gia tham gia bỏ phiếu chống/phản đối (phiếu đỏ). Các quốc gia này đến từ châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Trong danh sách các quốc gia bỏ phiếu trung lập (phiếu trắng) có nhiều quốc gia là đồng minh thân cận của phương Tây hoặc đang đóng vai trò trong việc định hình giá nhiên liệu thế giới như Saudi Arabia, UAE, Qatar…

So với các lần bỏ phiếu trước, đã có một sự phân cực rất rõ ràng khi có tới 24 quốc gia bỏ phiếu chống, 58 quốc gia bỏ phiếu trắng (chiếm 40% số các quốc gia tham bỏ phiếu). Đây là một cuộc bỏ phiếu quá vội vàng khi chưa có kết quả điều tra trung lập, kết luận cuối cùng liên quan đến vụ việc Bucha.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia châu Phi, Trung Đông (ngay cả các đồng minh dầu mỏ giàu có của phương Tây như Qatar, UAE, Ả Rập Saudi, Oman…), Nam Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á… phản đối hoặc bỏ phiếu trung lập. Tính riêng Đông Nam Á, đã có tới 8 quốc gia không đồng ý hoặc trung lập về quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền (hai nước bỏ phiếu đồng ý là Myanmar và Philippines).

Đặc biệt, Tổng thống Serbia đã tố cáo Phương Tây “tống tiền” đất nước mình, khiến đại diện của Serbia phải bỏ phiếu chống lại Nga tại Liên hợp quốc. Và chắc chắn Serbia không phải là trường hợp duy nhất bị “cưỡng bức” phải bỏ phiếu theo ý muốn của phương Tây.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Serbia đã bỏ phiếu tán thành. Sau đó, vào tối 7/4, Tổng thống Aleksandar Vucic cho biết quyết định ban đầu của Serbia là bỏ phiếu trắng, nhưng họ đã chịu áp lực rất lớn nên phải đổi phiếu. Ông Vucic nói rằng phương Tây đã gây áp lực, mà thực chất là “tống tiền”, khi đe dọa sẽ ban bố những lệnh trừng phạt kinh tế có thể gây tổn hại cho Serbia.

Những diễn biến nói trên không có gì khó hiểu, khi cuộc bỏ phiếu được khởi xướng bởi những kẻ có lịch sử chuyên đi đô hộ, xâm chiếm, thuộc địa hóa, thao túng chính trị, vơ vét tài nguyên, gây tội ác bằng bom đạn ở các quốc gia khác. Những kẻ đạo đức giả có bàn tay tanh tưởi mùi máu đó không có tư cách gì để đi rao giảng về nhân quyền, dân chủ cho các quốc gia khác.

Đã không có bất cứ một cuộc bỏ phiếu “vì nhân quyền” tương tự nào ở Liên hợp quốc được tiến hành trước những tội ác rõ ràng như việc quân đội Israel tàn sát người Palestine ở Dải Gaza, không quân NATO hủy diệt cơ sở hạ tầng dân sự ở Liên bang Nam Tư, quân đội Mỹ tra tấn có hệ thống tù nhân Iraq, và xa hơn là hàng loạt cuộc thảm sát người Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

>> Việt Nam không cần phải diễn trò để làm vừa lòng bọn đạo đức giả

Có lẽ đã đến lúc Liên hợp quốc cần nghiêm túc nhìn lại vấn đề “dân chủ, nhân quyền” khi áp dụng với các quốc gia nằm trong tổ chức này. Liên hợp quốc cần phải là một tổ chức hòa hợp, chính nghĩa, công tâm, thay vì là một tổ chức bị chi phối bởi quyền lực của Mỹ và các đồng minh.

“Việt Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế.

Những thông tin như vậy cần được xem xét trên cơ sở kiểm chứng khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan”.

Trích từ bài phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 7/4/2022

TỔNG HỢP

Tags: , ,