Không thể chối cãi về bản chất chiến tranh ủy nhiệm của xung đột Ukraina

Thường dân Ukraina là nạn nhân, là con tin của cuộc chiến. Trong khi đó, lực lượng quân đội chính quy và lực lượng bán vũ trang Ukraina chính là những kẻ “Đánh thuê một nửa” của NATO ngay trên đất nước mình.

Không thể chối cãi về bản chất chiến tranh ủy nhiệm của xung đột Ukraina

Tác giả: Nhà báo Hà Quang Minh.

Mấy ngày qua dư luận ồn ào xoay quanh cái tên Trevor Cadieu, trung tướng quân lực Canada, người được phía Nga tung tin là bị bắt khi đang cố gắng trốn thoát khỏi nhà máy Azovstal. Phía Nga cho rằng Cadieu phụ trách một phòng thí nghiệm virus gây bệnh và có liên quan đến cái chết của 18 người. Nga dẫn giải Cadieu về Moskva và sẽ đưa ra toà.

Phe thân phương Tây không phủ nhận việc Cadieu bị bắt nhưng cho rằng NATO không liên quan vì Cadieu đã từ nhiệm. Theo thông tin chính thức, Cadieu từ nhiệm hôm 5/4 vừa rồi do đang bị điều tra liên quan đến cáo buộc tấn công tình dục. Sau khi từ nhiệm Cadieu liền đến Ukraina trong tư cách cá nhân.

Điều phi lý bật rõ ở câu chuyện này, nhìn từ phía nào cũng phi lý. Nếu Cadieu không liên quan, có nghĩa là ông ta đến Ukraina ở tư cách dân sự. Tuy nhiên, một sĩ quan quân đội cao cấp đang bị điều tra và có nguy cơ phải ra toà án hình sự lại có thể nhơn nhơn bay sang Ukraina và đến Azovstal một cách dễ dàng trong tình hình nước sôi lửa bỏng thì thực sự cực bất hợp lý. Và nếu ông ta tới Ukraina ở tư cách quân sự thì lại càng bất hợp lý hơn. Tại sao một đội quân đang giương lá cờ chính nghĩa chống ngoại xâm, chống “độc tài Putin”, chống “phát xít Nga” lại có thể dung nạp một ông tướng có vấn đề nghi ngờ đến đạo đức ở đúng cái điều cấm kỵ nhất với giới quân sự: tấn công tình dục?

Nhưng cứ dẹp chuyện Trevor Cadieu sang một bên vì suy cho cùng, so với tất cả những gì đang xảy ra ở Ukraina hôm nay, một tay trung tướng quèn đang bị nghi án tấn công tình dục như Cadieu chỉ là nhãi nhép. Tất nhiên, với chúng ta, ông ta đang hơi có giá trị một chút để dẫn dụ câu chuyện hôm nay. Đó là cách dùng từ và khái niệm nhìn nhận của Nga và NATO về những người “không-phải-Ukraina” đang khoác áo chiến binh ở mảnh đất này. Phía Nga gọi thẳng là lính đánh thuê, cố vấn quân sự tuỳ theo mô tả công việc. Phía NATO gọi đó là “quân tình nguyện hưởng ứng kêu gọi của Zelensky”.

Nói cách nào thì nói, một người lính đi đánh trận cho một chính quyền khác, quốc gia khác với tổ quốc của mình và không có lệnh chỉ đạo từ giới chức quân sự tổ quốc mình mà có nhận tiền thù lao thì được gọi là lính đánh thuê. Bán mạng lấy tiền trên chiến địa, khái niệm đánh thuê là vừa đủ.

Bây giờ, quay lại chuyện của Ukraina từ 2014 tới nay. Trong thoả thuận Minsk ký giữa 4 bên Ukraina – Nga – Đức – Pháp hồi cuối năm 2015 sau khi Nghị định thư Minsk đổ vỡ có một điều khoản mà tất cả chúng ta cần phải lưu tâm. Đó là điều khoản thứ 10 “Tất cả các lực lượng vũ trang nước ngoài rút khỏi Ukraina”. Khi đã ký vào điều khoản này, điều đó có nghĩa 4 chính quyền, được đại diện bởi 4 nguyên thủ Poroshenko – Putin – Merkel – Hollande, đều công nhận ở Ukraina, mà cụ thể là Donbass, vùng có giao tranh dữ dội, đang hiện diện quân đội nước ngoài. Quân đội nước ngoài ở khu vực này từ 2014 tới trước ngày 24/02/2022 KHÔNG PHẢI LÀ QUÂN ĐỘI NGA. Họ là ai? Họ là các cố vấn quân sự của NATO, là các chiến binh được chính NATO tuyển dụng đưa sang Ukraina dưới hình thức lính đánh thuê mà đa phần chiến binh này toàn là quân nhân chuyên nghiệp tinh nhuệ mới giải nghệ. Với sự thừa nhận bằng văn bản về sự hiện diện của những quân nhân nước ngoài này ở Donbass, rõ ràng, chiến tranh đã diễn ra âm ỉ ở Ukraina 8 năm nay chứ không phải bây giờ mới bắt đầu.

Zelensky chơi mạnh tay hơn Poroshenko khi muốn gạch bỏ cái nghĩa vụ của Ukraina ở thoả thuận Minsk này. Và ông ta đã phải trả giá bằng việc Ukraina hôm nay nhà tan cửa nát. Putin trở thành đồ tể trong mắt truyền thông phương Tây. Nga bị cáo buộc là kẻ xâm lược. Cả phương Tây rần rần chống lại nước Nga, cấm từ kinh tế cho tới văn hoá, thể thao. Nhiều người nghĩ rằng lệnh trừng phạt liên tiếp sẽ khiến Nga gục ngã. Thực tế, Nga quen với trừng phạt rồi. Chúng ta quá say mê với thông tin về thương chiến Mỹ – Trung thời Trump mà quên béng mất rằng từ 2014 tới giờ, riêng Nga gánh 2000 lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Đấy không phải là một thương chiến tàn khốc hơn thì là gì?<

>> Putin có nên nã tên lửa vào bọn chọc gậy bánh xe ở London hay không?

Và bây giờ, khi cuộc chiến trở nên bế tắc, Anh tuyên bố kêu gọi viện trợ vũ khí hạng nặng thêm nữa cho Ukraina, thậm chí kêu gọi tấn công cả vào đất Nga. Hiếu chiến hơn, Boris Johnson còn doạ nếu Nga dùng vũ khí hóa học thì Anh có thể tham chiến trên chiến trường. Ông thủ tướng thích ăn tiệc này quên mất là không cần đến hải quân (thế mạnh của Anh) và bộ binh (độ thương vong sẽ lớn), vũ khí huỷ diệt của Nga có thể xoá sổ London phút mốt. Trong khi đó, tuần vừa qua, Biden khẳng định tiếp tục rót hỗ trợ quân sự cho Ukraina 33 tỷ USD để đánh Nga tới cùng.

Trong định nghĩa về chiến tranh uỷ nhiệm mà các bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng, mọi hình thức đối đầu giữa phe Anh, Mỹ với Nga như thời gian kéo dài, cách hỗ trợ quân sự, cách tham gia v..v và v..v đều đáp ứng đủ điều kiện của cuộc chiến tranh uỷ nhiệm. Và nhất là khi hôm qua, Đức giáo hoàng mới tuyên bố rằng “NATO sủa trước cửa ngõ của Nga nên mới kích động Putin gây chiến”, chúng ta càng hiểu rõ bản chất của cuộc chiến hôm nay hơn.

>> Vì sao Đức Giáo hoàng Francis coi NATO không khác gì ‘chó’?

Đã đến lúc phải gọi tên cuộc chiến này là “Chiến tranh uỷ nhiệm giữa Anh, Mỹ và các thành viên NATO bị ép buộc đối đầu với Nga”. Còn người Ukraina, họ là ai? Thường dân Ukraina là nạn nhân, là con tin của cuộc chiến. Trong khi đó, lực lượng quân đội chính quy và lực lượng bán vũ trang Ukraina chính là những kẻ “Đánh thuê một nửa” của NATO ngay trên đất nước mình. Đặc biệt là lực lượng bán vũ trang Ukraina. Lực lượng này không tuân theo chỉ thị của Bộ quốc phòng Ukraina nên họ càng gần với đội ngũ đánh thuê cho Anh và Mỹ mà thôi.

Còn việc Nga xâm lược Ukraina thì sao? Chúng ta KHÔNG BAO GIỜ được phủ nhận hành vi này. Nhưng cuộc xâm lược ấy là gì? Nó chỉ là avatar cho một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm giữa hai thế lực “Anh, Mỹ” và thế lực Nga.

Về tuyên bố của Giáo hoàng. Có thể tuyên bố này không làm thay đổi được chiến cuộc nhiều nhưng nó chỉ ra rất rõ bản chất của cuộc chiến uỷ nhiệm với avatar là cuộc xâm lược Ukraina của Nga. Và nó đủ khả năng thiết lập lại nhìn nhận của công chúng phương Tây. Các quốc gia Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Pháp có tín ngưỡng Kitô (theo Giáo hội La Mã) thuần thành hơn một nước Anh có giáo hội đã ly khai khỏi Vatican từ thời Henry VIII và Mỹ (24% theo giáo hội La Mã) nên giới chính trị chóp bu các nước châu Âu ấy cũng ít bị giật dây bởi các nhóm tinh hoa dân tộc Do Thái hơn. Nhưng Biden hãy dè chừng. Với tỷ lệ 24% người theo Công giáo La mã, người dân Mỹ hoàn toàn có thể sẽ nghĩ khác sau tuyên bố của Đức Giáo hoàng trong bối cảnh bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới gần và lạm phát Mỹ tăng kỷ lục nhất trong 40 năm qua.

Theo HÀ QUANG MINH FACEBOOK 

Tags: , , ,