Thể loại nhạc techno – đứa con đẻ của nền công nghiệp

Nhạc techno hay electronica hay nhạc điện tử cũng chỉ là những cái tên khác nhau của cùng một khái niệm. Đấy là loại nhạc sinh ra từ đời sống công nghiệp và được sử dụng như một liều thuốc giảm đau cho chính những kẻ sinh ra nó.

Năm 1916 những nghệ sĩ tự xưng là “vô chính phủ” như Hugo Balle Tristan Tzara Marcel Janco tụ hội ở tửu quán Voltaire (Zurich) và quyết định dấy lên phong trào Dada. Không đề ra những nguyên tắc nghệ thuật cụ thể Dada chỉ khẳng định tự do biểu hiện ý tưởng phá vỡ những rào chắn chủng tộc và xã hội.

Một trong những phương thức khẳng định tự do ấy là sử dụng tiếng động thay lời nói trong việc diễn đạt nội dung. Trước đó vào năm 1912 một nhạc sĩ kiêm nhà phát minh người Ý là Luigi Russolo từng sáng chế một công cụ tạo tiếng động đặt tên là Intonarumori. Đây là cỗ máy có khả năng mô phỏng những âm thanh tự nhiên như gió bão nước chảy mưa rơi.

Cỗ máy Intonarumori.

Và rồi Kurt Schwitters tín đồ Dada đã dùng tiếng động công nghiệp để hình thành hai tác phẩm “Anna Blume” (1919) và “Ursonate” (1923) của mình – đấy là những tác phẩm âm nhạc trừu tượng được xem như phát pháo hiệu mở màn kỷ nguyên techno.

Năm 1920 thiên tài điện tử người Nga Leon Theremin sáng chế máy tổng hợp âm thanh (synthesizer) thứ mà ngày nay ta quen gọi là “đàn organ điện tử”. Sự ra đời của thứ máy lai ghép giữa nhạc cụ và thiết bị điện tử này đã khẳng định hướng phát triển cho nhạc techno với nguyên tắc căn bản là tạo ra những âm thanh lạ tai không có thật.

Tuy đã có nền móng từ đó song phải sau Thế chiến 2 nhạc điện tử (electronica) – tên gọi chung của tất cả những loại nhạc xây dựng trên cơ sở synthesizer – mới có một hệ thống lý thuyết tương đối vững chắc do Karlheinz Stockhausen xây dựng.

Đàn synthesizer của Robert Moog.

Piano điện được phát minh năm 1958 đàn synthesizer được cải tiến hoàn thiện năm 1965 bởi Robert Moog (giờ đây có một âm sắc điện tử khá phổ thông mang tên ông). Và những tên tuổi như Steve Reich Phillip Glass (Mỹ) thì được ghi công như những người đầu tiên nghĩ ra cấu trúc “giai điệu và tiết tấu lặp đi lặp lại” mà ngày nay ta quen gọi là loop.

Có thể tóm lược những thành tố cơ bản của nhạc techno như sau: loop + âm sắc điện tử (nhân tạo) + tiếng động mô phỏng tự nhiên.

Dẫu cho techno ngày nay có phân nhánh ngày càng phức tạp thì những thành tố chính trên vẫn được giữ lại có chăng là ở những nồng độ đậm nhạt khác nhau.

Theo LÊ TRUNG NGÂN BLOG

Tags: ,