Đôi điều về việc chỉnh sửa ảnh và đạo đức trong nhiếp ảnh

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần có đạo đức, hay đạo đức hiện diện trong tất cả các nghành nghề và nhiếp ảnh cũng không phải là một ngoại lệ.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin bên cạnh máy ảnh kỹ thuật số. Tính “Chân thiện mỹ” trong nhiếp ảnh cũng phần nào mai một với những “chế biến” quá mức của người sử dụng máy ảnh ngày nay. Phạm vi đạo đức cũng phần nào thể hiện trong các hành động này. Dưới đây là trích lược một phần bài viết của tác giả Alexandre Buisse trong cuốn sách Remote Exposure nói về vấn đề này.

… Mặc dù trong cuốn sách này tôi thảo luận về các vấn đề chụp ảnh phong cảnh, nhưng vẫn có một vài điều khác nữa mà mỗi nhiếp ảnh gia cần phải ghi nhớ.

Năm 1971, Reinhold Messner một huyền thoại leo núi đã xuất bản một bài báo rất nổi tiếng “The Murder of impossible” tạm dịch là “ không thể bị chết”, ông cho rằng những tiến bộ về công nghệ của các thiết bị leo núi, các then co giãn đặc biệt, các vận động viên “không thể bị chết” và cho phép chinh phục bất kỳ bức tường nào. Bài viết này đã dẫn đến một cuộc tranh luận nảy lửa, và vẫn còn tranh luận, người ta cho rằng những bài huấn luyện leo núi được sử dụng rộng rãi thật ra chỉ là trò lừa bịp, vì thực tế các thiết bị đã hỗ trợ gần hết.

Nhiếp ảnh cũng phần nào giống như vậy, đạo đức nghề nghiệp là quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù các hình ảnh có thể được “chế biến” trong các phòng tối, hoặc với cuộc cách mạng kỹ thuật số, điều này càng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể loại bỏ các dây điện thoại hoặc thậm chí các dây đeo hỗ trợ leo núi chỉ trong vài giây, bạn có đủ thời gian và công sức, để sửa chữa bất kỳ các hình ảnh mà không ai có thể nhận ra. Và khi bạn duyệt web, bạn có thể thấy các cuộc thảo luận sôi nổi về việc một tấm ảnh nên sửa chữa hoặc “giữ nguyên”, điều nào là tốt nhất và chi tiết nào của bức hình nên bỏ đi.

Trước tiên, hãy xác định chính xác những gì chúng ta đang thảo luận. Có hai dạng “chế biến” bạn không nên nhầm lẫn: đó là những thay đổi nhỏ và sửa đổi khung cảnh. Mặt khác, những thay đổi nhỏ trên bức hình, chẳng hạn như chỉnh độ sáng, màu sắc, độ sắc nét, và thậm chí là cắt xén, có thể được xem là một cách đơn thuần giải quyết những hạn chế của máy ảnh.

Các xử lý tự động hình JPEG cũng tương tự như các thay đổi bên trong máy ảnh. Hình ảnh không bị thay đổi là điều gần như không thể xảy ra: Câu hỏi đặt ra là ai là người sẽ thực hiện việc thay đổi này, người sử dụng hay máy ảnh. Mặt khác, một số thao tác có thể được mô tả như thay đổi hậu cảnh. Những thay đổi trong phạm vi từ dàn dựng toàn bộ hình ảnh cho đến việc tạo ra các bản sao, hay việc thay đổi quá mức độ tương phản và độ bão hòa để tạo ra các tông ảnh không giống với thực tế.

Một xử lý rất thú vị làm nổi bật sự khác biệt giữa hai loại “chế biến hình” là ảnh đa tông (HDR). Như chúng ta đã biết, HDR có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi tông ảnh của bộ cảm biến máy ảnh và tạo ra một hình ảnh gần hơn với những gì mắt và não của chúng ta nhìn thấy ngay tại môi trường thực tế. Nhưng việc điều chỉnh tông ảnh quá mức, làm độ tương phản hay độ bảo hòa của bức ảnh cũng sai lệch, bức ảnh đa tông lúc này không còn giống với thực tế như mắt chúng ta có thể nhìn

Dĩ nhiên, tôi không giả vờ đặt vấn đề này để đề cao cá nhân, nhưng bạn phải quyết định những “chế biến” nào có thể được chấp nhận. Đơn giản tôi muốn đưa ra một nhận xét là: bất cứ những “chế biến” nào mà bạn chấp nhận, bạn nên thành thật về điều đó. Lời khuyên này quan trọng gấp đôi so với các thứ liên quan đến bản chất và những hành động trong nhiếp ảnh, nó như một hợp đồng ngầm định với người xem, hình ảnh này miêu tả những gì, người xem thấy và xảy ra trước mắt, ngay tại thời điểm chụp.

Bất kể cách chúng ta nhìn vào bức ảnh, phá vỡ sự thật (ví dụ: sao chép toàn bộ hình ảnh mặt trăng từ một tấm hình khác) theo ý kiến ​​của tôi là sai về mặt đạo đức. Xóa bỏ các đường dây điện thoại xấu xí có thể được chấp nhận, nhưng bạn nợ cho người xem một lời giải thích vì sao xóa nó.

Ngoài vấn đề trên, sự trung thực cũng rất quan trọng, với cá nhân tôi các hình ảnh “chế biến” có thể được chấp nhận, miễn mục đích chính của nó dùng để gắn kết chặt chẽ hơn nữa hình ảnh với ký ức của khung cảnh, để gây được cảm xúc với người xem. Điều này có nghĩa, đôi khi tôi cũng làm tăng sự thu hút ở một số khía cạnh nào đó của bức hình (ví dụ, tôi có thể làm cho các đám mây đen trên đường chân trời nhiều hơn tạo nên cảm giác mưa bão) để có thể truyền các thông điệp của tôi.

Tôi cho rằng những loại “chế biến” hay xử lý hình ảnh như vậy chủ yếu dựa trên sở thích cá nhân, tôi cũng chấp nhận điều này với mục đích tăng tính “nghệ thuật”, không phải là một mục tiêu khách quan. Cuối cùng, để có câu trả lời cho vấn đề này, trước tiên cần phải hiểu rõ mục đích của nó, và bạn cần suy nghĩ cẩn thận thông qua các ưu và khuyết điểm của việc “chế biến” hình ảnh để có được kết luận cuối cùng của riêng bạn.

Theo HOPA.VN

Tags: