Điều cần biết về chứng ấu dâm và cách bảo vệ trẻ em trước kẻ ấu dâm

Nạn nhân của kẻ mắc chứng ấu dâm sẽ bị tổn thương tâm lý và để lại hậu quả tinh thần rất nặng nề trong suốt cuộc đời.

ẤU DÂM LÀ GÌ?

Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì. Người bệnh phải có tuổi ít nhất là 16 và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 5 tuổi. Các hành vi bao gồm nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục. Vậy đồng tính nam lại thích quan hệ với các cậu bé thì sao? Họ cũng nằm trong nhóm lệch lạc tình dục này. Ở đây, lệch lạc tình dục bao gồm cả đồng tính lẫn ấu dâm. Hầu hết người có xu hướng ấu dâm là nam giới, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh là nữ giới.

Qua sự truyền tải thông tin hiện nay, ấu dâm được hiểu là các hành động lạm dụng tình dục với trẻ em. Thế nhưng, cách hiểu này không chính xác, vì nhiều nghiên cứu cho thấy, ấu dâm là bệnh, chứ không phải là tội. Không phải ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, nếu họ hiểu luật và kiểm soát được hành vi của mình (số này rất ít). Tuy nhiên, đặc thù của đa số người bệnh là thích giao cấu với trẻ em – điều này phạm vào luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em của nhiều nước trên thế giới, nên người mắc bệnh ấu dâm bị phạt theo luật hình sự về những hành vi không thể kiểm soát nổi của họ do bệnh ấu dâm gây ra.

Nạn nhân của ấu dâm sẽ bị tổn thương tâm lý và để lại hậu quả tinh thần rất nặng nề trong suốt cuộc đời bé gái. Tình trạng thường thấy của nạn nhân tội ấu dâm là hoảng loạn, hay gặp ác mộng, sợ người khác giới, luôn bị ám ảnh bị người đàn ông nào đó tấn công, luôn mặc cảm bản thân không còn trong sáng và hồn nhiên như các bạn cùng trang lứa. Khi đến tuổi trưởng thành, nếu không được cha mẹ, người thân và bạn bè cảm thông và chia sẻ, có 2 nguy cơ dễ xảy ra với bé: một là rối loạn chức năng tình dục, thích quan hệ với đàn ông đủ các lứa tuổi và trở thành một người buông thả. Hai là cô không bao giờ giao cấu với người khác giới, sống mặc cảm và độc thân suốt đời.

TRIỆU CHỨNG

Người bệnh tự cảm nhận mắc chứng ấu dâm thường khi đã qua khỏi tuổi dậy thì, khi xu hướng tình dục của họ vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người đồng lứa khác giới. Người bệnh không thể chọn xu hướng tình dục của bản thân và thường cảm thấy sợ hãi vì cảm xúc của mình. Họ cảm thấy tự ti, bị tách biệt khỏi xã hội và luôn lo sợ người khác biết về xu hướng tình dục của mình. Tất cả các điều này khiến họ tránh “giao tiếp” với người khác nhưng lại thấy hấp dẫn bởi trẻ em vì trẻ em dễ gần và không phán xét như người lớn. Nhiều người bệnh ấu dâm đã tìm cách sống mai danh ẩn tích và đến một vùng đất, một đất nước xa lạ để hành động giao cấu với trẻ em. Không ít trường hợp ấu dâm có kèm các biểu hiện của các bệnh tâm thần khác như lo âu, trầm cảm nặng, rối loạn cảm xúc và lạm dụng chất kích thích…

NGUYÊN NHÂN

Hiện nay, khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh ấu dâm. Hầu hết các chuyên gia cho rằng ấu dâm có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội. Một số bác sĩ cho rằng các nhân tố tính cách có ảnh hưởng đến bệnh nhân bao gồm các vấn đề về sự gắn bó hoặc phụ thuộc vào gia cảnh bất thường. Bị quấy rối khi còn nhỏ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ấu dâm. Tuy nhiên, con số này là không nhiều và cũng không chắc chắn sẽ dẫn tới bệnh ấu dâm. Gần một thập kỷ nay, một số nghiên cứu về yếu tố sinh học gây ra bệnh ấu dâm được tiến hành. Các yếu tố được nghiên cứu và giả thuyết đưa ra chẳng hạn như: Chỉ số IQ và trí nhớ kém, ít chất trắng trong não bộ hơn, ít hormon testosterone, các vấn đề trong não bộ… Trong đó, các vấn đề về não bộ được đồng tình nhiều nhất. Ở người thường, khi nhìn thấy trẻ em, não bộ tự phát ra sóng thần kinh làm trỗi dậy bản năng bảo vệ và che chở. Tuy nhiên ở người bệnh ấu dâm, các cảm xúc này bị nhiễu và não bộ làm cho người bệnh cảm thấy có hứng thú tình dục.

Nhà tâm lý học lâm sàng James Cantor thuộc Đại học Toronto (Canada) đã nghiên cứu các kết quả chụp cộng hưởng từ não của những kẻ mắc chứng ấu dâm và tin có sự đảo chéo giữa hệ thống phản ứng tình dục với hệ thống phụ trách vai trò nuôi dưỡng. Cụ thể là, bộ não của họ sẽ kích thích hệ thống phản ứng tình dục, thay vì hệ thống nuôi dưỡng, làm cha mẹ. Vì vậy ông cho rằng chứng ấu dâm là một căn bệnh và có liên quan đến những bất thường ở chất trắng của bộ não. Điều thú vị là Cantor còn phát hiện, 30 – 35% số kẻ ấu dâm là những người thuận tay trái. Những nhóm người khác có cùng tỉ lệ thuận tay trái là các đối tượng mắc bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Theo Cantor, các chuyên gia sức khỏe tâm thần nên tạo ra môi trường để những người mắc chứng ấu dâm có thể tham vấn, nhưng vẫn giữ tình trạng ẩn danh, để họ có thể được chữa trị bằng thuốc giảm ham muốn tình dục, tư vấn, trị liệu theo nhóm hoặc bất kỳ liệu pháp phù hợp nào khác.

Cha mẹ, người thân và toàn xã hội nên nêu cao tinh thần bảo vệ trẻ em trước các đối tượng mắc bệnh ấu dâm. Về điều trị trẻ em bị lạm dụng, mục đích quan trọng nhất là bảo vệ trẻ khỏi việc bị lạm dụng lần nữa. Đôi khi nhiều trẻ bị lạm dụng cần phải nhập viện để điều trị tâm lý nếu bị hoảng loạn.

BẢO VỆ TRẺ EM TRƯỚC NGƯỜI MẮC CHỨNG ẤU DÂM

1. QUY TẮC QUẦN LÓT (PANTS RULES) MÀ TỔ CHỨC NSPCC KÊU GỌI CÁC PHỤ HUYNH NÊN DẠY CHO CON CỦA MÌNH:

Nên cho trẻ mặc quần lót khi con được 3 tuổi trở lên.

    • P – Private (Riêng tư): Nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
    • A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con):Hãy cho trẻ biết rằng cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
    • N – No means no (Không là không): Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
    • T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn): Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật “tốt” và “xấu”. Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình” thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật “tốt” có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật “xấu” là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.
    • S – Speak up (Lên tiếng): Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo…

2. QUY TẮC BÀN TAY TRONG GIAO TIẾP MÀ CHA MẸ CẦN DẠY TRẺ ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ BẢO VỆ MÌNH.

Bàn tay của bé có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp.

  • Vòng 1: Ôm hôn, dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Vòng 2: Nắm tay, khoác tay: Với bạn bè, thầy cô, họ hàng.
  • Vòng 3: Bắt tay: Khi gặp người quen.
  • Vòng 4: Vẫy tay: Nếu đó là người lạ.
  • Vòng 5: Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Theo TUAN NGUYEN

Tags: , ,