Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và tấn thảm kịch Honduras

Đất nước chìm trong đói nghèo và bạo lực, con đường sống duy nhất của hàng ngàn Honduras là tị nạn sang các quốc gia Nam Mỹ khác, hoặc xa hơn là hành trình ngàn km vượt qua biên giới Guatemala và Mexico đến nước Mỹ, đất nước của những người nhập cư.

Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và tấn thảm kịch Honduras

Người dân Honduras trốn khỏi nghèo đói và bạo lực chiếm số lượng lớn trong hàng vạn người di cư di chuyển qua Mexico với hy vọng đặt chân đến nước Mỹ, nơi mà cho là “thiên đường” của người nhập cư. Vậy câu hỏi ở đây là tại sao hàng ngàn người di cư Honduras hay người dân nhiều nước Nam Mỹ khác lại từ bỏ quê hương của mình vượt qua hàng km với đầy nguy hiểm đến Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố tình trạng trên là một lời tuyên chiến với nước Mỹ và ông chủ Nhà Trắng sẵn sàng triển khai quân đội đến biên giới để ngăn dòng người di cư trên.

Tuy vậy nước Mỹ không vô can trong tình trạng bất ổn và đói nghèo ở các nước Trung Mỹ hay Nam Mỹ hiện tại, vì sự tác động của Washington lên nền chính trị và cả kinh tế của nhiều quốc gia Nam Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ qua ít nhiều đã dẫn tới kết quả ngày hôm nay.

Joseph Nevins, cây bút của tờ Business Insider trong bài phân tích mới đây của mình đã nhận xét rằng, sự xuất hiện của Quân đội Mỹ tại Honduras và nguồn gốc của dòng người di cư Honduras đến Mỹ hiện tại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi người Mỹ bắt đầu xuất hiện tại Honduras từ 1890.

Như sử gia Walter LaFeber viết trong “Cuộc cách mạng không thể tránh khỏi: Mỹ ở Trung Mỹ,” các công ty Mỹ xuất hiện ở Honduras nắm trong tay hệ thống đường sắt và ngân hàng thao túng gần như hoàn toàn nền kinh tế của quốc gia Trung Mỹ này, và để làm được điều đó họ không ngần ngại hối lộ các quan chức Honduras để có được các hợp đồng thương mại kếch xù.

Và theo thời gian chính phủ các nước Trung Mỹ trong đó có cả Honduras dần phụ thuộc hoàn toàn vào Washington về mặt kinh tế. Thậm chí trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong những năm 1980, chính sách quân sự và chính trị của Mỹ ảnh hưởng đến Honduras lớn đến mức, truyền thông quốc tế còn đặt cả biệt danh cho quốc gia Trung Mỹ này là “USS Honduras” hay Cộng hòa Lầu Năm Góc.

Chính quyền Tổng thống Reagan cũng “góp công” rất lớn trong việc tái cấu trúc nền kinh tế Honduras, tập trung vào xuất khẩu hàng hóa đặc, biệt là nông sản. Sự thay đổi trên ít nhiều giúp kinh tế Honduras đi lên trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, niềm vui của người dân Honduras cũng chóng tàn khi họ nhận rằng nền kinh tế của nước chỉ đang phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và đang làm suy yếu nền nông nghiệp vốn đã quá yếu ớt của Honduras.

Không chỉ nắm trọn nền kinh tế, người Mỹ còn thao túng luôn cả chính trường Honduras khi hậu thuẫn cho các chính quyền quân sự tồn tại ở quốc gia Trung Mỹ này trong suốt nhiều thập kỷ, và bất cứ chính quyền dân sự nào xuất hiện ở Honduras đều nhanh chóng bị xóa bỏ bằng các cuộc đảo chính quân sự được người Mỹ hỗ trợ.

Và đỉnh điểm cho cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn chính trị ở Honduras chính là cuộc đảo chính quân sự năm 2009 khi cựu Tổng thống Manuel Zelaya bị quân đội lật đổ, khi ông này cố gắng thay đổi hiến pháp ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Mỹ. Và những gì mà người dân Honduras nhận được sau vụ đảo chính trên chính là đói nghèo và bạo lực.

Sau năm 2009, Honduras nhanh chóng biến thành quốc gia nguy hiểm nhất thế giới, tham nhũng tràn lan, tỉ lệ tội phạm và giết người tăng cao chóng mặt. Trong khi đó an sinh xã hội của người dân, chi tiêu dành cho y tế và giáo dục giảm mạnh. Chính những yếu tố trên đã buộc người Honduras phải rời khỏi đất nước của mình để tìm đến một tương lai tươi sáng hơn.

Theo KIẾN THỨC 

Tags: , , ,