ASEAN trên bàn cờ quốc tế: Quá khứ và tương lai

Chắc chắn, ASEAN là quan trọng. Thiếu vắng ASEAN, các nước ở Đông Nam Á có thể tiếp tục lúng túng bởi những chia rẽ sâu sắc, sự thiếu tin tưởng và những hận thù. Không có ASEAN, có thể các nước ở Đông Nam Á sẽ vẫn là những con tốt và mục tiêu trong các cuộc tranh giành mượn tay kẻ khác của các cường quốc quan trọng ngoài khu vực.

Bài viết của tác giả Marty Natalegawa, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia giai đoạn 2009-2014. Bài viết được đăng trên báo cáo Tầm nhìn An ninh Khu vực 2018 (tr.26-28) của Hội đồng Hợp tác An ninh Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP).

Năm 2017, ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập. Đối với các thể chế cũng như người dân, những cột mốc như vậy cần phải được phản ánh và đánh giá. Là một người hoạt động ngoại giao trong 30 năm, phần lớn thời gian đó liên quan đến ASEAN, tác giả phải thừa nhận mình không đương nhiên có xu hướng không ngừng tán dương những gì tốt trong các thành tựu trước đây của ASEAN. Tác giả có xu hướng xem xét chi tiết những gì liên quan đến quá khứ hơn để cố gắng đảm bảo những đóng góp không ngừng của ASEAN trong tương lai.

Chắc chắn, ASEAN là quan trọng. Mặc dù ASEAN kiên quyết tránh tất cả mục đích an ninh, nhưng chưa bao giờ dời mắt khỏi sự thật rằng việc nâng cao nhận thức về an ninh đáng tin cậy trong nhóm là tuyệt đối cần thiết đối với những khát vọng kinh tế và cộng đồng của nó. Thiếu vắng ASEAN, các nước ở Đông Nam Á có thể tiếp tục lúng túng bởi những chia rẽ sâu sắc, sự thiếu tin tưởng và những hận thù. Không có ASEAN, sẽ không phải không tưởng tượng nổi rằng các nước ở Đông Nam Á vẫn là những con tốt và mục tiêu trong các cuộc tranh giành mượn tay kẻ khác của các cường quốc quan trọng ngoài khu vực. Quả thực, một Đông Nam Á thiếu vắng ASEAN hẳn quá dễ vướng vào các vòng xoáy xung đột tái diễn bất hạnh quá quen thuộc của tình trạng chậm phát triển về kinh tế và biến động chính trị kèm theo các hậu quả về nhân đạo, vật chất và quản trị. Không cần phải nói, nó không phải luôn luôn thuận buồm xuôi gió.

Những thách thức đối với sự thống nhất của ASEAN không thiếu và đã được ghi nhận rõ. Những câu hỏi về sự liên quan của ASEAN trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng đã được đưa ra. Quả thực, tác giả nhớ lại nhiều lần khi mà những kẻ gièm pha đã coi thường ASEAN. Nhưng sau tất cả, ASEAN đã thể hiện sự kiên cường của mình. Rút cuộc, ASEAN đã chứng minh sự cần thiết của mình. Nó là quan trọng. Thực tế, những đóng góp của ASEAN hoàn toàn là mang tính biến đổi. “Niềm tin chiến lược” đã thay thế sự thiếu hụt niềm tin đã từng phổ biến trong quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á. “Vai trò trung tâm” của ASEAN trong việc xây dựng cấu trúc an ninh chính trị và kinh tế của một khu vực rộng lớn hơn đã lấn át tầm nhìn về một Đông Nam Á tầm thường bị vướng vào những cuộc đối địch giữa các cường quốc chủ chốt gây chia rẽ. Và sự lạc quan về triển vọng kinh tế của khu vực có rất nhiều, trái với những thách thức đang gây nản chí trên mặt trận này mà chúng ta đã phải đương đầu trong những thập kỷ qua. Quả thực, để phù hợp với lời hứa tập trung vào người dân và liên quan đến người dân, bên cạnh việc cải thiện vật chất cho người dân của mình, ASEAN tiếp tục coi trọng và thúc đẩy nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ như là những mục tiêu chủ chốt.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta ghi dấu kỉ niệm 50 năm thành lập ASEAN, thì chúng ta phải có trách nhiệm đặt ra câu hỏi rằng liệu nó có còn phù hợp với mục đích trong 50 năm tới hay không. Liệu ASEAN có được trang bị để nắm bắt các cơ hội và giải quyết các thách thức xuất phát từ một thế giới được đặc trưng bởi sự thay đổi liên tục, và quả thực, gia tăng nhanh chóng hơn bao giờ hết? Liệu nó có thể đối phó với một thế giới nơi mà các khác biệt thực tế giữa các vấn đề toàn cầu-khu vực-quốc gia đang trở nên ngày càng khó nắm bắt hơn? Liệu nó có thể chèo lái một tiến trình mang tính xây dựng xét tình trạng phổ biến của các vấn đề mà không tuân theo các giải pháp quốc gia đơn phương và đòi hỏi quan hệ đối tác hợp tác, nhưng trong một bầu không khí chính trị chung đã được ghi dấu bởi quan niệm phản đối chủ nghĩa toàn cầu hóa, phản đối chủ nghĩa khu vực theo chủ nghĩa dân túy? Liệu ASEAN có thể hưng thịnh trong một thế giới của các chính sách đối ngoại giao dịch mà nhấn mạnh đến những thành tựu ngắn hạn tức thì, thay vì các chính sách đã gắn liền với các nguyên tắc cùng có lợi mà đã phục vụ tốt khu vực? Và ASEAN sẽ thực hiện vai trò trung tâm của mình như thế nào trong một thế giới đặc trưng bởi những biến đổi địa kinh tế và địa chính trị mang tính kiến tạo không ngừng?

Không cần phải nói, xét những thành tựu và đóng góp trước đây của ASEAN, ASEAN cần phải củng cố và đảm bảo các khía cạnh của sự hợp tác của mình mà đã có tác dụng. Không còn nghi ngờ gì là việc tiếp tục theo đuổi 3 trụ cột có ảnh hưởng sâu xa của Cộng đồng ASEAN, mà được minh họa rõ ràng bởi Tầm nhìn ASEAN 2025 được đưa ra gần đây, sẽ có tầm quan trọng chính trong vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, đặc tính quan trọng nhất đối với thành công trong tương lai của ASEAN sẽ là việc luôn sẵn sàng nắm lấy sự thay đổi mang tính biến đổi. Một ASEAN “mọi chuyện vẫn như thường lệ” giữa một thế giới đặc trưng bởi một tốc độ thay đổi chóng mặt – có nguy cơ là không thích đáng và trì trệ. Một ASEAN như vậy, khả dĩ nhất là đang phản ứng và đáp ứng các sự kiện trước mắt, đưa ra bình luận về những sự kiện đó, hơn là chủ động lên khuôn và định hình chúng. Theo quan điểm của tác giả, ASEAN có kết quả và ý nghĩa nhất khi can đảm biến đổi – để bắt đầu và nhất là có sự kiên trì, kiên cường và bền bỉ trong ngoại giao để thực hiện được những sáng kiến này. Một số mốc quan trọng trong các quyết định của ASEAN trong 50 năm qua tại các thời điểm quan trọng của khu vực đã làm nổi bật những đóng góp mang tính biến đổi của ASEAN: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976, các quyết định mở rộng tư cách thành viên ngoài các nước thành viên sáng lập ban đầu; quyết định thực hiện chương trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN; và sáng kiến tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á với sự tham gia vượt ra ngoài ASEAN+3. Tất nhiên, những ví dụ này không có ý định để gạt bỏ đóng góp của ASEAN đối với sự biến đổi cấu trúc kinh tế khu vực.

Trong tất cả các trường hợp này, ASEAN đã không bị hạn chế bởi những gì có thể có được khi đó; và ASEAN cũng không bị xói mòn bởi những thách thức hàng ngày ở thời điểm hiện tại. Thay vào đó, nó đã thông qua một quan điểm nhìn về phía trước – quả thực một quan điểm nhìn xa trông rộng – để chấp nhận khu vực như nó đã từng nhưng vẫn nhìn vào cái nó có thể và thậm chí nên là gì. Bởi vậy, ASEAN là một tác nhân quan trọng của sự chuyển đổi mang tính biến chuyển.

Cần lưu ý rằng trong tất cả nằm những công việc trên đây, Indonesia không bao giờ vắng mặt. Quả thực, Indonesia luôn luôn đi đầu; luôn theo đuổi đề xuất sáng kiến cải tiến; kiên nhẫn khi cần phải vượt qua; làm việc nghiêm túc để trau dồi ý thức về quyền sở hữu chung trong dự án ASEAN giữa tất cả các nước thành viên; và giành được sự ủng hộ của các nước này cho các sáng kiến của mình.

Theo quan điểm của tác giả, để duy trì kết quả, ASEAN phải luôn nuôi dưỡng và làm sâu sắc thêm đặc điểm “mang tính biến chuyển” của mình. Xét việc không tránh khỏi những thay đổi địa chính trị và địa kinh tế, chẳng hạn, ASEAN có những lợi ích cơ bản để đảm bảo rằng những thay đổi đang diễn ra phù hợp với những lợi ích chung. Trong các hình thức cụ thể, ASEAN phải truyền tải và thể hiện vai trò trung tâm mà ASEAN luôn tuyên bố.

Như vậy, trong quá khứ, tác giả đã đề cập đến việc ASEAN cần bảo đảm cho một “sự cân bằng năng động” đối với khu vực rộng lớn hơn – sự thiếu vắng của quyền lực có ảnh hưởng hơn – thông qua việc thiết lập các quy chuẩn và nguyên tắc mạnh mẽ và ràng buộc mà nói về lợi ích chung của khu vực có liên quan đến an ninh và sự thịnh vượng như là những “hàng hóa công cộng”. Trong cùng một mạch, tác giả đã nhấn mạnh vào “động lực” của sức mạnh chứ không phải là sự “cân bằng” của sức mạnh; thúc giục việc phát triển một năng lực quản lý khủng hoảng hiệu quả và kịp thời thông qua việc tận dụng tốt hơn tiềm năng của EAS; và đã thúc giục việc xác nhận lại cụ thể cam kết về việc không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các nước EAS như đã đưa ra trong Nguyên tắc Bali năm 2011.

ASEAN không được làm cho những tham vọng và triển vọng của mình không gây được ấn tượng. Vai trò trung tâm và sự thích đáng phải giành được. Nó phải được biểu lộ bởi sức mạnh của những ý tưởng và sáng kiến cũng như thông qua hoạt động ngoại giao kiên quyết để thực hiện được. Và nhất là phải tin tưởng vào chính các thể chế và các phương thức mà nó đã tạo ra bằng việc tận dụng chúng dù cho có thông lệ nhà nước, nhất là trong việc ngăn chặn và giải quyết xung đột.

Điều có thể là một chuyện hiển nhiên, nhưng tuy nhiên đáng nhấn mạnh: ASEAN thống nhất rõ ràng đã là một điều kiện tiên quyết cho những thành tựu trong 50 năm của nó. Tầm quan trọng của ASEAN chỉ được nhấn mạnh khi các hậu quả của việc chia rẽ thu hút được sự chú ý của công chúng. Giữa lúc ASEAN đưa ra ngày càng nhiều các tầm nhìn, các tuyên bố, và quả thực các kế hoạch hành động chi tiết cho các trụ cột của Cộng đồng ASEAN, thì điều quan trọng là ASEAN tiếp tục có thể tập hợp xung quanh một số mục tiêu chủ chốt và chiến lược:

– Duy trì và thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực;
– Thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của ASEAN;
– Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và dân chủ phù hợp với một ASEAN lấy con người làm trung tâm.

Quả thực, những “mục tiêu gắn kết” cơ bản này nằm trong phần cốt lõi của dự án ASEAN mà được phản ánh trong dự án Cộng đồng ASEAN 3 trụ cột.

Tác giả tin rằng điều quan trọng là ASEAN tiếp tục thể hiện những mục tiêu thống nhất rộng lớn như vậy: “thực hiện” hòa bình, thịnh vượng và dân chủ. Một điều cũng cần thiết là ASEAN nhận ra sự “liên kết” giữa những mục tiêu và những mục đích cơ bản này, và do đó nhu cầu đảm bảo sự hiệp lực, cố kết và “cân bằng” giữa chúng. Phải có sự gắn kết và mạch lạc đối với 3 trụ cột của ASEAN. Sự thống nhất và gắn kết của ASEAN không thể vẫn trừu tượng và khoa trương được. Sự thống nhất và gắn kết của ASEAN phải luôn được nuôi dưỡng, thậm chí được kiểm tra, bởi các sáng kiến chính sách cụ thể trong 3 lĩnh vực chủ chốt được xác định trên đây. Thách thức đối với sự thích đáng tương lai của ASEAN phần lớn nằm ở sự thờ ơ và trì trệ, cũng như trong những chia rẽ công khai về các sáng kiến chính sách.
Không cần phải nói, do sự khác biệt ở nhiều mặt của ASEAN – chính trị, kinh tế và xã hội – nhiệm vụ đạt được thỏa thuận và sự nhất trí giữa các nước thành viên của ASEAN sẽ không trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phải ghi nhớ rằng đã không và không có lý do tại sao nó trở thành một nhiệm vụ bất khả thi.

Trong quá khứ, ASEAN được coi là thông thạo và nhanh nhạy trong việc xử lý sự đa dạng của mình, cả bên trong ASEAN cũng như trong các triển vọng chính sách đối ngoại của các nước thành viên của ASEAN. Dự án ASEAN chưa bao giờ giả định một sự định hướng đồng nhất đối với việc quyết định chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN. Thay vào đó, các nước thành viên ASEAN khéo léo thể hiện một sự cân bằng và hiệp lực tốt giữa các cân nhắc cạnh tranh nhau thường xuyên ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu để đảm bảo rằng chúng bổ sung cho nhau. Đặc biệt, Hiệp ước Bali II mà đã triển khai Cộng đồng ASEAN 3 trụ cột cũng như Hiệp ước Bali III hướng về một ASEAN có chung tiếng nói về các vấn đề toàn cầu đang được quan tâm chung là những nỗ lực có tính toán để đạt được những sự hiệp lực như vậy. Đây không phải là những nhiệm vụ dễ dàng. 50 năm qua có đầy đủ các ví dụ khi mà sự thống nhất và gắn kết của ASEAN đã được thử thách. Tuy nhiên, khắp ASEAN đều thể hiện sự kiên cường của mình, và các nước thành viên ASEAN đã duy trì niềm tin vững chắc vào hiệu quả của ngoại giao; vào nghệ thuật thuyết phục và đối thoại tích cực. Vì lý do này, tác giả tin rằng điều quan trọng là ASEAN tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng phẩm chất mà ASEAN đã làm tốt, cụ thể đó là phẩm chất của “mối quan hệ đối tác hợp tác”.

Trong một thế giới được ghi dấu bởi các nền chính trị ngày càng bị chia rẽ ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, có vẻ như có một chút ngây thơ và cường điệu khi nói về “mối quan hệ đối tác hợp tác”. Tuy nhiên, trong thực tế những điều kiện hiện nay đem lại cho các nước thành viên ASEAN một cơ hội duy nhất để đưa ra một câu chuyện thay thế rất cần thiết trong những quan hệ nội bộ quốc gia: một câu chuyện về quan hệ đối tác hợp tác và sự lãnh đạo. Một quan điểm chính trị chung thể hiện niềm tin vững chắc vào giá trị của ngoại giao, và quả thực đặc biệt ngay cả khi những bất đồng hiện ra ngày càng rõ ràng và đưa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề mà coi thường các giải pháp quốc gia đơn phương, có thể tỏ ra là một phần cực kỳ quan trọng của bộ công cụ chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phần nào nhiệm vụ của ASEAN có thể được coi là xua tan mọi khái niệm rằng có tồn tại một khoảng cách không thể lấp được giữa việc theo đuổi lợi ích quốc gia và việc thúc đẩy hợp tác khu vực và thể hiện rằng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa toàn cầu quả thực có thể được dựa chắc chắn vào các quy tắc “cùng thắng” là tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Trong thế giới thế kỷ 21, ý tưởng về một nước đơn phương “chiến thắng” thông qua việc theo đuổi hẹp hòi các lợi ích của mình, không quan tâm đến bối cảnh rộng hơn, không thể duy trì được. 50 năm qua minh họa cho cái có thể đạt được nếu các nước ở khu vực Đông Nam Á kiên định theo đuổi sự lãnh đạo hợp tác và quan niệm đối tác như vậy. Để vẫn còn thích đáng, các nước thành viên ASEAN không nên bỏ quên kinh nghiệm này hay coi những đặc điểm như vậy là dĩ nhiên trong tương lai.

Để có được kết quả thiết thực, quan hệ đối tác hợp tác và sự lãnh đạo phải thấm nhuần suy nghĩ của các nước thành viên ASEAN, dù lớn hay nhỏ. Không thể có “chủ nghĩa khu vực tùy theo yêu cầu” ở ASEAN. Dự án ASEAN chỉ mạnh bằng mắt xích yếu nhất của nó.

Một nguồn khích lệ sâu sắc là ASEAN ngày nay nói bằng khả năng hùng biện và sự điều tiết về triển vọng lấy người dân làm trung tâm và về những gì thích đáng với người dân. Điều này không phải lúc nào cũng như vậy và cần phải làm nhiều hơn để ngay cả là duy trì, chứ chưa nói đến làm sâu sắc, thành tựu này. ASEAN phải tìm cách phát triển một ý thức mạnh mẽ hơn về quyền sở hữu và sự tham dự các thông lệ này từ dân chúng của nó. Nó cần phải cố gắng để đảm bảo rằng các chính sách mà ASEAN giúp đỡ để tạo thành là có sự thích đáng và lợi ích thiết thực với người dân của nó nói chung.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG

Tags: ,