⠀
130 năm trước, người Mỹ nghĩ gì về quan hệ Pháp – Đông Dương?
Giờ đây chúng tôi xin trình bày về nguyên nhân tranh chấp. Đế quốc An Nam, gồm 3 miền, trải dài theo biển trên một khoảng hơn 1200 dậm, và bao gồm trong các biên giới của nó một khu vực rộng hơn 200,000 dậm vuông một chút, hay gần tương đương với các kích thước của nước Pháp.
Nguồn: Augustine Heard, France and Indo-China, The Century: A Popular Quarterly, The Century Company: New York City, Volume 32, issue 3, July 1886, các trang 416-421. Cũng xem, Cornell University Making of America Collection, http: //cdl.librarỵcornell.edu.Biên dịch: Ngô Bắc
Lời người dịch:
Bài viết được dịch dưới đây xuất hiện trên tạp chí The Century, A Popular Century, Volume 32, số 3, xuất bản tại New York, tháng 7/1886 phản ảnh một quan điểm hiếm có còn lưu giữ được của Mỹ ngay sau khi Pháp vừa thiết lập xong chế độ thực dân tại Đông Dương trong năm 1884.
* *
*
Nhiều người trong đồng hương chúng ta chỉ có một ý tưởng mơ hồ về ý nghia của các hoạt động gần đây của quân Pháp tại Á Châu. Để có thể hoàn toàn thấu triệt, cần trở lại từ lúc khởi đầu. Nhà truyền giáo đạo Gia Tô đầu tiên đến Căm Bốt vào năm 1553, và các giáo sĩ người Pháp đã định cư một cách thường trực tại vùng bán đảo hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy, tại Đàng Trong (Cochinchina) năm 1630, và tại Đãng Ngoài (Tonquin) năm 1626. Với một số sự thăng trầm của sự may mắn, sự thành công của họ đã được ghi nhận, và con số các người cải đạo đã gia tăng một cách vững chắc trong hơn một trăm năm mươi năm. Trong suốt thời gian này, mặc dù vài dự án có được thúc đẩy, nhưng không có nỗ lực nghiêm chỉnh nào được thực hiện để thiết lập một sự liên hệ về chính trị hay thương mại; nhưng trong năm 1774, khi triều đại cai trị tại An Nam bị lật đổ, và chúa Nguyễn đại diện của vương triều, sau này là Gia Long, tìm nơi nương náu cùng với vị cầm đầu giáo hội, cơ hội đã được nắm lấy để thành lập một liên minh mật thiết. Xuyên qua vị giám mục địa phận Adran, chính phủ Pháp đã được tiếp xúc, và một hiệp ước đã được ký kết tại điện Versailles hứa hẹn từ phía Pháp sự viện trợ về tàu chiến và quân sĩ, đổi lấy các đặc nhượng quý giá, trong đó quyền tự do theo đạo Thiên chúa và sự bảo vệ cho giáo hội đã được cam kết một cách long trọng. Hiệp ước này, mặc dù trở nên hầu như không được thi hành bởi có sự bùng nổ của cuộc Cách Mạng pháp, đã tạo thành khởi điểm và nền tảng của tất cả mọi sự việc xảy ra từ khi đó.
Gia Long giành lại được ngôi vua, và với sự trợ giúp và cố vấn của các sĩ quan người Pháp, các kẻ đã huấn luyện binh sĩ của ông cà xây đắp các thành lũy cho ông, ông đã mở rộng lãnh địa của mình bằng sự chinh phục đất Bắc Kỳ. Ông đã tôn trọng một cách thành tín các sự cam kết của ông về đạo Thiên Chúa; nhưng tiếp theo sự băng hà của ông năm 1820, vị vua kế vị đã bước vào một đường lối ngược đãi khắt khe nhất, được tiếp diễn với một sự gián đọan ngắn ngủi cho đến khi có sự hạ sát Đức Ông Diaz vào năm 1857. Nước Pháp khi đó bắt buộc phaỉ từ bỏ sự khiển trách để hành động, và một cuộc viễn chinh đã được trang bị để đòi hỏi sự bồi thường [thiệt hại] quá khứ và dể đạt được sự an toàn cho tương lai. Đây là bước khởi đầu cho sự chinh phục hiện nay, được thực hiện một cách miễn cưỡng, và không có tham vọng hay ước muốn sở đắc đất đai,mà buộc phảỉ làm vì bổn phận bảo vệ các giáo sĩ truyền đạo của mình. Saigon bị chiếm giữ, và một hiệp ước mới đã được ký kết trong năm 1862, nhường lại ba tỉnh: hiệp ước quy định sự dung chấp tôn giáo, mở cửa cảng Đà nẵng (Touron), Qui Nhơn và Ba Lạt, và sự thanh trả một khoản bồi thường là hai mươi triệu Phật Lăng. Nhưng sự ngược đãi vẫn tiếp diễn, sự đụng độ thường xuyên được duy trì. Người Pháp bị bắt buộc phải đẩy mạnh uộc chinh phục, và vào ngày 15 tháng Ba năm 1872, toàn thể sáu tỉnh vùng hạ lưu Nam Phần theo hiệp ước lọt vào tay người Pháp.
Trước thời gian này, người Anh đã toan tính nhiều lần để mở lối giao thương với các tỉnh phía tây giàu có của Trung Hoa xuyên qua Miến Điện, nhưng không đạt được kết quả thực tiễn nào; và người Pháp đã tức thờI hướng sự chú ý của họ vào việc thám hiểm sông Cửu Long, hy vọng rằng nó có thể chứng tỏ một tuyến lưu thông thực sự cho công cuộc mậu dịch này. Họ đã bị thất vọng; cuộc hảỉ hành bị trở ngại bởi luồng nước chảy xiết; nhưng điều được chứng thực là Sông Cái (Songkoi), tức Sông Hồng tại Bắc Kỳ, cũng phát nguyên từ miền núi Vân Nam, và cung ứng một thủy lộ dễ dàng thông ra biển.
Đẻ thúc đẩy các kế hoạch được đề xướng bởi sự khám phá này, Trung Úy Garnier, người cầm đầu trong thực tế cuộc thám hiểm sông Cửu Long, đã điều khiển một cuộc chinh phục Bắc Kỳ vào năm 1873, thoạt tiên đã thành công, sau cùng bị đánh bại, với cái chết của kẻ chỉ huy cuộc viễn chinh. Tuy nhiên, vua Tự Đức, kinh hoàng bởi sự nổi dậy đồng thời bởi các thần dân của ông, trong tháng Ba năm 1874, đã ký kết một hiệp ước, thiết lập sự bảo hộ của Pháp trên An Nam, quy định quyền tự do tôn giáo cho đạo Thiên chúa, và chuẩn cấp nhiều đặc quyền giá trị khác. Nhưng, như thường xảy ra với người Á Châu, ngay khi quân Pháp rút lui, nhà vua đã hoàn toàn không đếm xỉa đến các điều khoản của hiệp ước, và không bao lâu, để đàn áp một cuộc nổi dậy ở miền bắc, đã yêu cầu sự trợ giúp của Trung Hoa, và đã được cung cấp một cách hân hoan. Điều này dĩ nhiên không thể chấp nhận được bởi người Pháp, và trong năm 1882 một cuộc viễn chinh mới được chuẩn bị dưới sự chỉ huy của Đại Tá Rivière. Giống như cuộc viễn chinh của Garnier, thoạt tiên nó đã hoàn toàn thành công, nhưng – [là] một nhóm nhỏ người nằm giữa vô số kẻ khác – nó đã sớm gặp cùng số phân. Trong nỗ lực mở một cuộc thám thính, nó rơi vào một cuộc phục kích, bị đánh bại với sự tổn thất nắng nề, và Rivière, giống như Garnier, đã bỏ thây trên chiến trường. Tình hình rơi vào hồi nguy kịch, nhưng quân Pháp đã cố thủ và giừ vững phòng tuyến. Quân sĩ được vội vã phái sang từ Pháp, và với sự cập bến Bắc Kỳ của toán tăng phái đầu tiên hồi đầu tháng Bẩy, cuộc hành quân mãnh liệt đã tức thời khởi diễn. Nhiều trẩn đánh thành công nối tiếp, và Huế, kinh đô, đã bị chiếm giữ bởi một cuộc tấn công vào ngày 20 tháng Tám. An Nam tức thời bị khuất phục, và vào ngày 25 tháng Tám, đã ký kết một hiệp ước, theo đó nó lại nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp, và bị ngăn cấm không được có các quan hệ độc lập với bất kỳ cường lực ngoại quốc nào, kể cả Trung Hoa.
Sự kiện này tách rời An Nam ra khỏi đấu trường ngoại giao, và Trung Hoa và Pháp ở lại đối diện với nhau. Điều cần nói ở đây rằng chúng ta xem sự tuyên xác của Trung Hoa về chủ quyền trên Nam Kỳ và Bắc Kỳ là hoàn toàn không thể bào chữa được. Trong nhiều thế kỷ, các quan hệ giữa hai nước chỉ đơn giản là sự kính trọng xã giao của một nước nhỏ đối với một nước lớn, chứ không phảỉ là các quan hệ giữa một nước chư hầu với nước bá chủ. Sự việc đủ để bác bỏ một sự xác định của một văn gia người Anh gần đây rằng sự tấn phong Nhà Vua An Nam bởi Hoàng Đế Trung Hoa thì cần thiết cho sự thừa nhận các vương quyền cuả nhà vua trên thần dân của mình, khi vạch ra là cả vua Gia Long lẫn vị kế nhiệm uy hùng , vua Minh Mang (1775-1841) đều đã không nhận sự tấn phong này [điều này không đúng, vì trong sứ sách Việt nam, có ghi chép về các nghi lễ này dưới thời Gia Long và Minh Mạng, chú của người dịch]; và chúng ta xét thấy nước Pháp hòan toàn có lý khi cho rằng sự tuyên xác này không có hiệu lực.
Vấn đề đơn giản là ai là kẻ mạnh hơn. Trong năm 1884, quân đội Pháp chiến thắng khắp mọi nơi. Các thị trấn có thành phòng thủ ở Bắc Ninh và Sơn Tây bị chiếm giữ, và Quân Cờ Đen bị đánh đuổi tán loạn ra khỏi vùng châu thổ. Vào ngày 11 tháng Năm năm 1884, một hiệp ước đã được ký kết tại Thiên Tân bởi Lý Hồng Chương, đại diện cho Hoàng Đế Trung Hoa, và Đại Úy Fournier nhân danh Pháp, theo đó Trung Hoa từ bỏ sự tuyên xác về quyền chủ tể của nó trên An Nam, mở cửa toàn thể các tỉnh miền nam giáp ranh với Bắc Kỳ cho công cuộc thương mại của Pháp, và cam kết triệt thoái các toán quân đồn trú ra khỏi các đồn phòng thủ biên giới. Một đội quân tức thời khởi sự việc chiếm giữ Lạng Sơn, một thị trấn được tăng cường phòng thủ, kiểm soát đèo chính tại vùng đồi núi miền bắc, theo đó quân Trung Hoa có được một sự tiếp cận xuống châu thổ sông Hồng. Viên chỉ huy một đồn Trung Hoa, chặn đường, chống sự lưu thông của nười Pháp, xác nhận rằng ông ta không hay biết gì về bất kỳ định ước nào, và đã đề nghị quân Pháp nên ngừng bước chờ cho đến khi ông ta nhận được các chỉ thị. Phía Pháp tuy thế đã nỗ lực làm theo ý của mình, và đã bị đẩy lui với sự tổn thất. Nghe tin này, chính phủ Pháp, tin rằng có sự bội ước, đã đòi hỏi khoản bồi thường khổng lồ lên đến 250,000,000 Phật Lăng, đòi hỏi mà phía Trung Hoa từ khước không nhượng bộ, các hoạt động thù nghịch đã khởi sự, mặc dù không có một lời tuyên chiến chính thức nào.
Trên bờ biển Trung Hoa, vài trận đánh đã diễn ra không có tầm quan trọng lớn lao. Kho đạn và ham đội tại Phúc Châu [Trung Hoa] bị huỷ diệt, và vùng Kilung (Cơ Long) và Tamsui tại Đài Loan bị chiếm đóng. Tại Bắc Kỳ, sư tiến quân của phía Pháp thì vững chắc và liên tục. Quân Trung Hoa bị buộc lui từng bước một, chống đỡ mọi đồn phòng thủ, và tổn thất, được nói hàng chục nghìn binh sĩ; và Tướng Brière de l’Isle đã có thể đánh điện báo cáo: “Quốc kỳ phất bay trên Lạng Sơn, và quân đội Trung Hoa đã hoàn toàn triệt thoái”.
Nhưng chuỗi giao tranh kéo dài này đã dạy cho người Trung Hoa nghệ thuật hành quân của đối phương của mình, và họ đã mau chóng phản công với lục lượng áp đảo. Các cuộc tấn công đầu tiên của họ được phóng ra các hôm 22 và 24 tháng Ba năm 1885, gây tổn thất nặng nề cho phía Pháp, bên vào hôm 30 bị bắt buộc bỏ rơi Lạng Sơn trong cuộc triệt thoái vội vã. Tuy nhiên, sự truy kích không dũng mãnh, và quân Pháp chỉ bị đẩy lui về các vị trí ở Chu và Kép, nơi họ tự cố thủ một cách mạnh mẽ. Trong khi đó các cuộc thương thuyết hòa bình đã mau chóng mang lại một sự kết thúc, và một bản định ước đã được ký kết bao hàm gần như cùng các điều khoản của Hiệp Ước năm 1884, mọi vấn đề về sự bồi thường đã được loại bỏ ra ngoài.
Kể từ thời điểm đó, cuộc bình định xứ sở diễn tiến một cách vững chắc dù đôi khi có các sự trở ngại, cho đến nay được nói thực sự đã hoàn tất. Sự yên tĩnh chỉ bị phá vỡ bởi mưu toan tuyệt vọng sau cùng của viên Thượng Thư Bộ Binh An Nam, kẻ mà trong đêm 5 tháng Bẩy đã tấn công Tướng de Courcy, khi đó đang ở Huế với một toán binh sĩ nhỏ bé, bằng một lực lượng được ước lượng khác nhau từ mười đến ba mươi ngàn người. Ông ta đã bị đánh bại với sự tổn thất nặng nề.
Lạng Sơn đã được kiểm soát bởi một toán quân đồn trú 300 người, và các đôi quân một hay hai trăm người di chuyển một cách tự do vào sâu phần nội địa trong một cung cách chưa từng có trong các năm trước đây. Trung Hoa đã tuân hành một cách thành tín các sự cam kết của mình và đã triệt thoái binh sĩ của họ.
Giờ đây chúng tôi xin trình bày về nguyên nhân tranh chấp. Đế quốc An Nam, gồm 3 miền, trải dài theo biển trên một khoảng hơn 1200 dậm, và bao gồm trong các biên giới của nó một khu vực rộng hơn 200,000 dậm vuông một chút, hay gần tương đương với các kích thước của nước Pháp. Phần cực nam, được gọi là vùng Hạ Lưu Nam Kỳ (Cochin-China) hay Nam Kỳ thuộc Pháp, với một diện tích là 21,600 dậm vuông và một dân số là 1,600,000 người, được cấu tạo hoàn toàn bởi đất bồi phù sa, và, được tưới đầy nước bởi con sông Meikong (Cửu Long) vĩ đại, cùng với các phụ lưu xuyên qua nó ở khắp mọi hướng, mang sự phì nhiêu trội bật. Gạo là lương thực chính, nhưng đường, cây chàm, và mọi sản vật nhiết đới mọc sum sê. Đìều không vui là bởi khí hậu ở các vùng đất ẩm ướt, thấp này không thích hợp với người da trắng. Nhiệt độ trung bình là 83 độ [Farenheit], và nhiệt độ trong nhà vào tháng Tư và tháng Năm đôi khi 95 độ đến 97 độ. Các cơn sốt bệnh lan tràn, nhưng kẻ thù chính cho ngoại nhân là chứng kiết lỵ. Tuy thế, tình trạng y tế ở Saigon đã được cải thiện nhiều trong các năm vừa qua, nhờ có các tòa nhà xây dựng thích nghi hon và tốt hơn, cùng một sự hiểu biết đầy đủ hơn về các điều kiện vệ sinh, và sẽ tiếp tục được cải thiện khi thành phố được củng cố và trưởng thành.
Phía bắc vùng Hạ Lưu Nam Kỳ, nằm giừa một rặng núi và biển cả, là vương quốc An Nam chính danh, với phần lớn là một giảỉ đất hẹp hiếm khi có chiều ngang trung bình vượt quá năm mươi dặm, mặc dù được mở rộng ở phần cực nam đến gần hai trăm dậm. Đó là vùng nhiều núi non, rừng rậm, và mặc dù các đồng bằng, được tưới nhiều nước bởi nhiều giòng nước chảy xiết, được dành để trồng lúa gạo, tầm mức của chúng không đủ để cung ứng cho các nhu cầu của dân chúng. Phần trong nội địa của xứ sở này không được hiểu biết mấy.
Các hải cảng chính của nó, Đà Nẵng (Touron) và Qui Nhơn, thường được thăm viếng bởi khách ngoại quốc, nhưng không có tầm quan trọng đặc biệt nào; và chính Huế, kinh đô và nơi trú ngụ của nhà vua, cũng không có điều gì đáng để ý.
Xa hơn nữa về phía bắc, chúng ta đến miền xinh đẹp Bắc Kỳ, xòe rộng phía trên và ra ngoài như một chiếc quạt mở ra, cho đến khi nó chạm đến các biên giới phía tây nam của Trung Hoa. Các đồng bằng vươn từ biển cho đến khi đụng đến chân núi, khi đó bất ngờ mọc cao trên chúng, và xứ sở có thể nói là được phân chia một cách không đồng đều thành hai miền có địa hình hoàn toàn và đột nhiên khác biệt. Nó gồm một diện tích bẩy mươi ngàn dậm vuông, và có một dân số là mười hai triệu người, trong đó bẩy phần mười cự ngụ tại các vùng đất thấp. Các vùng đất này – tương đương vào khoảng một phần tư tổng số diện tích – được tưới bởi con sông Cái [sông Hồng] và vô số các phụ lưu của nó, được bổ sung bởi một mạng lưới bao la các con kinh đào, là một trong những khu vực sản xuất lúa gạo phong phú nhất của thế giới; và vùng núi của nó được bao phủ bởi các khu rừng bao la gồm các cây gỗ teak, gỗ óc chó (walnut), và các loại cây gỗ quý khác, có trị giá không kém các khu rừng nổi tiếng của Miến Điện. Không có mấy sự hiểu biết về tài nguyên khoáng sán, nhưng thiếc và đồng chắc chắn đã được tìm thấy, và mỏ vàng với bạc được tin là có hiện hữu. Nhưng có trị giá vượt xa các mỏ quý kim, và tự nó đủ để bồi hoàn cho mọi sức lao động và tốn phí của cuộc chinh phục, than đá đã được khám phá, có phẩm chất tốt và phong phú về số lượng, gần sát với biển cả. Trong vị thế đặc biệt của nước Pháp, tầm quan trọng của sự khám phá này, một khi được chứng thực, khó có thể bị xem là phóng đại. Hiện nay hải quân của nó có thế nói hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn tiếp liệu ngoại quốc, và chiến tranh tại các vùng biển phía đông, khiến nó thành loại đồ quốc cấm, sẽ làm tê liệt các lực lượng của Pháp; nhưng sự chiếm hữu các mỏ [than] này giúp Pháp độc lập và làm gia tăng sức mạnh của nó nhiều lần. Bắc Kỳ, hơn nữa, có được một thời tiết tốt hơn, và tạo thành một sự bổ túc cần thiết cho nước Pháp nóí chung. Không có núi non ở vùng Hạ Lưu Nam Kỳ, và bệnh tật vì kiệt sức ở vùng đồng bằng có thể cần đến các miền đất cao độ này với sự tin tương nơi hiệu năng của chúng để phục hồi các năng lực. Mùa hê thì nóng, nhưng có năm hay sáu tháng của mùa đông tốt hơn khi nhiệt độ giảm xuông còn bốn mươi mốt hay bốn mươi hai độ, Các nhà truyền giáo từ lâu tán tụng khí hậu tốt lành của nó.
Với sự hiểu biết hiện thời của chúng ta, không thể nào nói rằng tình trạng thưa dân ở các vùng thượng du bị ảnh hưởng bởi năng suất nông nghiệp thấp kém đến mức độ nào, và tình trạng vô pháp luật và xáo trộn ở các vùng đó ra sao. Không có đường lộ, nhưng sự giao thông khắp vùng đất thấp thì dễ dàng và nói chung bằng đường thủy. Đất đai thì phì nhiêu, và dân số đông hơn, cần cù hơn, năng động hơn dân cư thuộc các tỉnh miền nam. Gạo là lương thực chủ yếu và sản phẩm xuất cảng chính, nhưng đường mía, dâu tằm, cây chàm, thuốc lá và mọi loại cây nhiệt đới để có thể trồng trọt để sinh lợi.
Căm Bốt không thuộc vào An Nam, nhưng được gồm vào chung chế độ bảo hộ, và sau rốt, nhất thiết sè có thể được cai trị bởi cùng giới chức thẩm quyền. Diện tích của nó là ba mươi lăm nghìn dậm vuông, và dân số của nó vào khoảng một triệu. Phần lớn diện địa của nó là đất bằng, và cực kỳ màu mỡ, được tưới nước bởi con sông Cửu Long, chảy xuyên qua nó một cách không điều độ theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Tuy nhiên, một rặng núi cao đứng chặn biên giới phía đông của nó với An Nam, và một rặng núi thấp hơn ở phía tây men theo biển từ bắc xuống nam.
Vùng Hạ Lưu Nam Kỳ đã thuộc quyền sở hữu của Pháp trong hơn hai mươi năm. Trong nhiều năm sau khi thụ đắc nó, chính phủ mẫu quốc đã không quyết đoán là liệu nên từ bỏ hay giữ lại nó, và các kẻ định cư đến để tìm kiếm các đặc nhượng về đất đai với ý định tự gắn chặt mình với thuộc địa, như trường hợp nhiều nhà trồng mía đến từ Mauritius, đã bị đẩy đi vì không được thoả mãn, và đã không quay trở lại khi Pháp sau hết đã quyết định ở lại [thuộc địa]. Nhưng từ ban đầu đã có sự lưỡng lự, và sự thay đổi thường xuyên các chính phủ tại Pháp đã có một sự phản ảnh trung thực nơi các hội đồng thuộc địa. Sự khiếm hụt chính yếu của nó là lao động, và sự giao động liên quan đến tương lai đã không được tính toán để khuyến khích sự di dân hoặc của người Âu Châu hay từ các nước láng giềng. Dưới các tình huống này, sự tiến bộ của nó nói chung không phảỉ là không thỏa đáng. Toàn thể thương mại của nó cho năm 1881 lên tới một trăm triệu phật lăng (francs), trong đó năm mươi ba triệu rưỡi là phần xuất cảng. Trong năm đó, thu hoạch về gạo bị sút kém, nhưng nó đạt tới ba mươi hai triệu trong số xuất cảng (trái với bốn mươi triệu của năm trước), cho thấy tầm quan trọng với mức độ lớn lao. Trong số này, một nửa xuất sang Trung Hoa, và phân nửa kia được chia cho vùng Eo Biển [Mã Lai?] , Java [thuộc Nam Dương ngày nay, chú của người dịch], và Phi Luật Tân, với một số lượng nhỏ sang Âu Châu.
Số nhập cảng của nó đến chính yếu từ Trung Hoa và Singapore, là điều tự nhiên vì có các quan hệ lâu đời giữa các dân tộc, và bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tổng số mậu dịch với Trung Hoa trong năm 1881 đạt đến bốn mươi triệu phật lăng và với Singapore là hai mươi ba triêu. Trong năm 1879, cập bến cảng Sàigòn có bốn trăm hai mươi ba tàu đi biển, một trăm hai mươi ba thuyền buồm kiểu Trung Hoa, và ba nghìn hai trăm lẻ ba thuyền của An Nam, đem đên một số vận chuyển tổng cộng khoảng bẩy hay tám trăm nghìn tấn, một con số chắc chắn không thể bị xem thường, mặc dù còn thấp hơn nhiều các con số được ghi nhận tại Singapore và Hồng Kông. Trong năm 1872, khi ông Harmon lần đầu tiên đến thăm sông Hồng, ông ta đã ngạc nhiên chỉ thấy một ít thuyền rải rác. Hải Phòng là một ngôi làng nghèo khổ, nhưng trong năm 1880 dưới sự bảo hộ của người Pháp, tầm quan trọng của nó đã gia tăng, và các con số chính thức về hoạt động thương mại của nó đã lên tới mười ba triệu phật ăng, con số được tin thấp hơn con số thực sự. Viên trú sứ, ông Kergaradec, đã ước lượng nó phải tròn hai mươi triệu phật lăng.
Các con số này có thể có thể chỉ cho thấy sự phát triển có thể diễn ra theo chiều hướng nào đó, nhưng chúng không thể tạo ra số đo nào của nền mậu dịch sè tăng trưởng dưới một chính phủ sáng suốt và vũng chắc. Tất cả vùng bên trên của Bắc Kỳ trong hai mươi năm nằm dưới sự kiểm soát của các toán thổ phỉ, chính yếu người Trung Hoa, các kẻ đã bóp chết hoạt động thương mại ngay từ lúc mới sinh. Chúng hoàn toàn bị tách biệt với miền nam nước Trung Hoa như thể bằng một bức tường thành. Các sông ngòi bị cản trở và phần lớn xứ sở thực sự thưa dân. Tảo thanh tất cả các kẻ cướp bóc này, bảo vệ dân chúng, thiết lập một sự cai trị vững chắc và chính trực, và dân chúng sẽ gia nhập để hưởng sự an toàn dưới lá cờ nước ngoài. Mở các con đường như chúng cần thiết, khiến cho việc lưu thông trở nên dễ dàng, mau chóng và an toàn, và sự thịnh vượng theo gót – gia tăng từ nền đất phì nhiêu và dân chúng cần mẫn này – xem ra sẽ thật tuyệt diệu. Tất cả cánh đồng lúa bao la này – đó là chưa nói đến các sản phẩm khác – giờ đây được sản xuất quá nhiều, có thể, như được xác nhận, gia tăng ấp đôi số thu hoạch của nó; và không có lý do nào mà kinh nghiệm của Anh Quốc [tại Miến Điện, như được so chiếu bên dưới, chú của người dịch] lại không nên được tái lập ở đây.
Ở đó cũng thế, dân chúng thì tương đối thưa thớt, với các sự cãi cọ liên tục, và Chính Phủ Anh Quốc ngập ngừng rất lâu trước khi đảm nhận trách vụ. Nhưng kết quả đã là một sự minh chứng thắng lợi cho quyết định tôi hậu của nó, và sau cùng đã đưa đến sự sáp nhập toàn thể xứ sở. Số thu nhập thuần trong mười năm vừa qua là gần 1,000,000 Livres (bảng Anh) mỗi năm, nhưng chắc chắn sự lo ngại về mưu đồ của Pháp đã kích thích hoạt động gần đây. Theebaw [Theebaw là vua Miến Điện từ năm 1878, đã gỡ bỏ mọi quan hệ tốt đẹp với Anh Quốc và Anh Quốc đã tuyên chiến và xâm lăng Miến Điện vào tháng 11 năm 1885. Theebaw đầu hàng, và bị đầy sang Ấn Độ sống lưu vong cho đến khi chết vào năm 1916, chú của người dịch] có thể bao giờ cũng đáng tin cậy trong việc mang lại một duyên cớ thích hợp, bất kỳ khi nào cần đến, và, như một Lorcha [(?), không rõ nghĩa nơi đây, chú của người dịch]. “Mũi tên đã được phóng đi trong cuộc chiến tranh vừa qua với Trung Hoa, vì thế nơi đây một khế ước về gỗ thuận lợi với một công ty mậu dịch đã đủ để thay đổi các số phận của một xứ sở gần rộng bằng nước Pháp. Công việc đã được hoàn tất, và các phương thức sẽ được tìm thấy để đi đến một sự thỏa hiệp với Trung Hoa. Thỉnh thoảng, chắc sẽ có những sự khó khăn bất chợt với các người dân bản xứ, nhưng sẽ không có vấn đề nước Anh triệt thoái khỏi hiện trường. Nước Anh biết rất rõ về giá trị của cuộc chinh phục của mình.
Ngay tờ báo “Spectator” cũng không thể kiềm ché được sự tán thưởng nồng nhiệt của mình:
“Các chính khách kông thể lãnh đạm được trước sự huy hoàng của chiến lợi phẩm. Có lẽ đó là một vương quốc của vùng Đông Dương thực sự có giá trị như thế. Nó rộng hơn hai phần ba nước Pháp, được tiếp cận bởi ba con sông mỹ lệ, một trong đó là con sông Irrawađy, một đại thủy lộ thuận tiện nhất tại Á Châu, và màu mỡ một cách tráng lệ hầu như khắp vùng. Các khu rừng đầy gỗ teak, núi non tràn ngập khoáng sản, và các đồng bằng, dưới sự canh tác thô sơ nhất, sản xuất mọi sản vật được trồng trọt tại vùng nhiệt đới. Các túi dự trữ dầu trên đất liền sánh ngang các túi dầu tại bang Pennsylvania, và có các cánh đồng than đá rộng lớn. Vàng hiện hữu với một số lươ.ng lớn, và Miến Điện là vùng đất sản sinh ra hồng ngọc (ruby), sa-phia (sapphires) và ngọc thạch (emerald: lục bảo ngọc)”.
Cùng nguyên nhân sẽ tạo ra cùng hiệu quả tại Nam Kỳ; và trong khi ước lượng giá trị của vùng thuộc địa, chúng ta không được quên, ngoài các tài nguyên của các quốc gia khác nhau như Nam Kỳ, Căm Bốt, và phần đất thuộc xứ sở sương mù bao la phía bắc – nửa thuộc Xiêm La, nửa độc lập – được gọi là nước Lào và các vương quốc dân tộc Shan, mà tất cả tài nguyên tất nhiên phảỉ nằm dưới quyền kiểm soát của bất kỳ quyền lực mạnh mẽ nào được thiết lập trên bán đảo, rằng [còn có cả] Bắc Kỳ (Tonquin) giáp ranh với các tỉnh giàu có ở tây nam nước Trung Hoa, và băng ngang lãnh thổ của Bắc Kỳ là một thông lộ tự nhiên cho hoạt động thương mại của chúng với Âu Châu. Các lợi điểm của sông Hồng đôi khi đã bị phóng đại quá đáng, nhưng xem ra không có mấy nghi ngờ rằng giòng sông thực sự dành cho [sự lưu thông của] các tàu chạy bằng hơi nước có tầm nước nông (light draught) mãi đến tận Lào Cai (Laokai), ba trăm năm mươi dặm kể từ cửa sông, hay có thể dễ dàng lưu thông như thế; và có lẽ còn đến tận Mạn Hảo [thuộc Trung Hoa, chú của người dịch], bẩy mươi dậm xa hơn nữa. Ngay dù không có giòng sông, xuyên qua Bắc Kỳ là con đường ngắn nhất ra tới biển từ Vân Nam, Quý Châu, và Quảng Tây, và những trở ngại cho đường xe hoả không nhiều hơn con đường xuyên qua Miến Điện, ngay dù có nhiều đến thế, trong khi sẵn được xác nhận rằng khoảng cách lại ngắn hơn nhiều.
Sự sáp nhập gần đây không cách gì làm thay đổi các tình trạng của vấn đề. Tư bản sẽ được bảo đảm hơn, nhưng không một mức độ an ninh nào lại có thể khuyến dẫn tư bản trèo lên các rặng núi ngoại trừ dưới áp lực của nhu cầu tuyệt đối; và một con đường hoả xa từ Miến Điện sang Trung Hoa, khi được xây dựng, sẽ được xây ít nhiều theo các đường đã được chỉ ra bởi Colquhoun, khởi phát từ thành phố Rangoon hay từ một vài địa điểm tương tự ở miền nam.
Nước Pháp, sẽ được nhìn thấy, không theo đuổi mục tiêu thông thường hay vô giá trị. Nhiều bước trên đường tiến của nó thì không chắc chắn và dò dẫm, và không phải là điều gây ngạc nhiên khi người ta suy tưởng về các sự thay đổi chính trị thường xuyên của nó; nhưng luôn luôn có một số đầu óc vẫn nắm giữ một cách vững chắc và duy trì một cách kiên gan ý tưởng về một đế quốc thuộc địa vĩ đại tại Phương Đông. Liệu nó có khả năng hoàn thành nhiểm vụ mà nó đang khởi sự hay không là một câu hỏi sẽ được trả lời bởi mỗi người, tùy vào quan điểm cá nhân của người đó đối với dân tộc. Trên mọi điều, Pháp phải thận trọng để đạt được không chỉ một sự thừa nhận khách quan mà cả sự hợp tác thân hữu, mật thiết của Trung Hoa. Điều này không chỉ thiết yếu cho sự bảo toàn dề dàng hơn tình trạng yên tĩnh nơi biên giới và cho sự phát triển trọn vẹn công cuộc thương mại đáng giá mà chúng ta đã nói đến, mà còn mang tầm quạn trọng cao nhất trong việc né tránh sự đụng chạm trong nhiều ngành khác nhau của chính quyền địa phương.
Theo GIO-O
Tags: Mỹ, Đông Dương thời thuộc địa, Chủ nghĩa thực dân