Những sai lầm tai hại về tiền bạc cần bỏ ngay trước khi quá muộn

Chi tiêu không kiểm soát, không có khoản tiền dự trữ, không có mục tiêu tài chính dài hạn… là những sai lầm lớn về tiền hầu như ai cũng mắc phải và cần bỏ ngay trước khi quá muộn.

Những sai lầm tai hại về tiền bạc cần bỏ ngay trước khi quá muộn

Không hủy những dịch vụ chẳng bao giờ dùng đến

Các dịch vụ trên điện thoại, trong thẻ ATM hay trong gia đình tiêu tốn khá nhiều tiền của bạn. Chính vì vậy, hãy xem xét và giữ lại những dịch vụ tối cần thiết để không tránh lãng phí nhé!

Tiêu thẻ tín dụng vô tội vạ

Thẻ tín dụng tuy rất tiện lợi vì nhỏ gọn mà bạn lại không phải mang theo tiền mặt nhiều. Tuy nhiên, do việc thanh toán dễ dàng ,mà bạn thường bị mất kiểm soát khi chi tiêu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khách hàng dùng thẻ tín dụng sẽ tiêu nhiều tiền hơn khi thanh toán bằng tiền mặt.

Không lập kế hoạch chi tiêu dựa trên thu nhập

Khi lĩnh lương, bạn nên chia ra các khoản để tránh tình trạng “lạm phát”. Luôn tiêu số tiền nhỏ hơn tổng thu nhập và đảm bảo sau khi chi trả các khoản cố định như tiền ga, tiền điện, nước,… còn lại là chi tiêu và không quên để ra một khoản nho nhỏ dự trữ cho bản thân khi cần thiết.

Không có tiền dự phòng

Chi tiêu vừa hết số tiền kiếm được mà không có một khoản dự phòng thì bạn có thể sẽ gặp những khó khăn về tài chính khi có việc bất ngờ xảy đến. Nếu không kiểm soát được thói quen của mình, bạn rất có thể sẽ tiêu vung tay thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần. Luôn để ra một khoản dự phòng sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống.

Mua sắm tùy hứng

Khi nhìn thấy những món đồ yêu thích, bạn sẽ rất khó cưỡng lại cảm giác thôi thúc sở hữu nó. Nhưng hãy cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết. Hãy lập danh sách và ưu tiên cho những món đồ cần thiết trước và xem xét, cân nhắc thêm những món chưa thực sự cần thiết.

Chọn tiền thay vì cơ hội phát triển bản thân

Thay vì chọn những công việc có vị trí thấp nhưng có cơ hội phát triển bản thân, giới trẻ lại chọn những công việc có mức lương cao. Tiền cũng quan trọng nhưng cơ hội sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn thế!

Không đặt mục tiêu tài chính dài hạn

Ở độ tuổi đôi mươi, mục tiêu tài chính của bạn là trả tiền thuê nhà, các loại hóa đơn và chi phí cá nhân. Nhưng bạn cũng cần thiết lập cho mình những mục tiêu tài chính dài hơi hơn. Đặt cho mình mục tiêu kiếm được bao nhiêu tiền 1 năm, thêm vào quỹ tiết kiệm của mình trong số đó được bao nhiêu và cứ theo đó mà làm. Thiết lập được mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn làm được những điều lớn lao hơn như mua nhà hay mua xe.

Theo CÔNG LUẬN

Tags: