Những kiểu sếp mà nhân viên nên từ bỏ nếu muốn phát triển bản thân

Nếu sếp của bạn có những dấu hiệu dưới đây mà không có ý định thay đổi thì bạn nên tìm một công việc khác để có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn.

Đã vài thập kỷ nay, chúng ta nói về việc quản lý kiểu cũ (kiểm soát, lên ngân sách, dự báo và lập kế hoạch) và quản lý kiểu mới (huấn luyện, lắng nghe và cổ vũ con người). Tuy vậy, rõ ràng vẫn cần thêm thời gian để thay đổi kỹ năng cho các nhà lãnh đạo.

Việc học thì ai ai cũng đều có thể, tuy nhiên việc học làm lãnh đạo thì không phải ai cũng có thể cởi mở để học hỏi. Bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo nếu chỉ biết chỉnh đốn nhân viên mà không tự nhìn nhận lại vấn đề từ chính bản thân mình.

Nếu sếp của bạn có những dấu hiệu dưới đây mà không có ý định thay đổi thì bạn nên tìm một công việc khác để có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn:

Luôn luôn là người biết câu trả lời

Nếu bạn đưa ra gợi ý hợp lý cho người quản lý tồi, anh ta sẽ bỏ qua và tìm cách để dìm bạn xuống. Các nhà quản lý kém không muốn quyền hạn của họ có nguy cơ bị đe dọa. Bởi vậy khi bạn đưa ra một ý tưởng mới, anh ta có thể nói rằng “Anh đã nghĩ tới điều hày” hoặc “Em không hiểu hệ thống hoạt động thế nào đâu”. Một người lãnh đạo tốt sẽ lắng nghe bạn, hỏi bạn nhiều hơn để hiểu vấn đề bạn đang đề xuất và liệu đề xuất đó có thực sự mang lại lợi ích.

Nếu bạn có vấn đề chưa rõ ràng trong công việc, người quản lý tốt sẽ hỗ trợ kiến thức cho bạn hoặc chỉ cho bạn ai đó có thể giúp đỡ. Những người quản lý giỏi luôn luôn linh hoạt. Người quản lý kém thì không, bạn luôn phải nghe theo sự chỉ định của họ.

Soi mói sai lầm thay vì động viên những điều làm tốt

Một người quanr lý tốt biết cổ vũ những điều nhân viên làm tốt. Quản lý tồi chỉ luôn biết chỉ trích những khuyết điểm. Bạn có thể làm việc hoàn hảo đến 99% nhưng sếp bạn sẽ tìm ra 1% điều cần cải thiện để ném vào mặt bạn.

Sếp tồi chẳng hề quan tâm đến mối quan hệ với nhân viên, điều họ cần là kiểm soát được công việc của mọi người. Nếu bạn luôn e sợ việc mắc sai lầm thay vì cảm giác phấn khởi khi hoàn thành công việc thì bạn đang làm việc với một vị sếp tồi.

Luôn quát tháo và đe dọa người khác

Người lãnh đạo tốt sẽ tuyển dụng nhân viên mà họ tin tưởng. Từ trong thâm tâm thì người quản lý kém luôn nghi hoặc chính bản thân mình. Họ lo ngại rằng mình chưa đủ tốt, họ khiến mình cảm thấy thoải mái hơn bằng việc dìm người khác xuống

Không muốn lắng nghe điều nhân viên suy nghĩ

Người sếp tồi không muốn nhân viên nói ra suy nghĩ của mình, kể cả những cải tiến trong công việc. Bởi họ lo sợ uy quyền của mình sẽ bị đe dọa. Họ không bao giờ hỏi ý kiến của nhân viên. Ngay cả khi công ty cần xin góp ý từ cấp nhân viên, họ sẽ tìm cách để cảnh báo nhân viên không được nói ra những vấn đề tiêu cực. Thay vì khiến nhân viên tin tưởng, người lãnh đạo kém chọn lựa những hành động khiến nhân viên sợ hãi. Bởi khi cấp dưới e sợ người quản lý, họ sẽ giữ im lặng.

Không muốn thay đổi

Người quản lý giỏi luôn nói: Điều gì chúng ta có thể làm tốt hơn? Chúng ta cần thay đổi điều gì? Người quản lý kém thì không muốn có sự thay đổi. Một khi họ đã đưa ra quy định và chính sách, thì những vấn đề này là cố định, không thể thay đổi. Nếu bạn có ý kiến về sự thay đổi, bạn nên giữ cho riêng mình.

Đe dọa những người dám lên tiếng

Người quản lý yếu luôn có thành kiến với những người đặt câu hỏi về hiện trạng của bộ phận. Họ không giấu được cảm xúc, coi những người góp ý thành mối hiểm họa đến quyền lực của mình. Nếu họ cảm thấy bị de dọa, người dám lên tiếng có thể bị đưa vào tầm ngắm và tống cổ ra khỏi cửa. Nếu bạn rơi vào tình huống này, đừng sợ hãi vì có nhiều điều còn tồi tệ hơn bị đuổi việc.

Theo TRÍ THỨC TRẺ / FORBES

Tags: , ,