Nắng nóng gia tăng và một tương lai khủng khiếp chờ đợi loài người

Năm 2020 được dự báo sẽ phá vỡ mọi kỷ lục nhiệt độ và nếu Trái đất cứ tiếp tục ấm lên như hiện nay thì đến năm 2070 sẽ có tới 3 tỷ người có thể phải sống ở những khu vực quá nóng đối sức chịu đựng thông thường – các nhà khí tượng cảnh báo.

Nẵng nóng gia tăng và một tương lai khủng khiếp chờ đợi loài người

Chuỗi những năm nắng nóng cao nhất

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa có thông báo cho biết, 5 năm trở lại đây đều có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất trong 140 năm qua (từ năm 1880 đến nay).

Cụ thể, chuẩn sai nhiệt độtrung bình tuần tự các năm như sau: 2015 cao hơn 0.87 độ C, 2016 cao hơn 1.04 độ C, 2017 cao hơn 0,93 độ C, 2018 cao hơn 0,78 độ C,  2019 cao hơn 0,99 độ C.

Theo dự báo, năm 2020, nhiệt độ trên thế giới có thể cao hơn mức nhiệt trung bình khoảng 1 độ C. Bên cạnh đó, các nhà khí tượng học dự báo năm 2020 sẽ phá vỡ mọi kỷ lục nhiệt độ, kéo dài chuỗi hiện tượng thời tiết thất thường những năm qua.

Ví dụ, cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) nhận định khả năng năm 2020 nóng nhất lịch sửkhí tượng lên đến 75%, nếu không thì 99,9% sẽ nằm trong top 5 các năm nóng nhất…

Nêu ý kiến về những nhận định trên với VTC News, đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, năm nay vẫn chưa thể là năm nóng nhất trong lịch sử.

“Chưa có căn cứ để nói năm 2020 sẽ là năm nóng nhất, nhưng xét trên quy mô toàn cầu, năm nay vẫn nắng nóng hơn bình thường”, đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay.

Riêng với Việt Nam, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc từ đầu năm đến nay đều cao hơn sơ với trung bình nhiều năm từ 1.0 – 2.5 độ C, có nơi cao hơn đến 3 độ C.

Dự báo khoảng thời gian từ nay đến tháng 10 – những tháng nóng nhất của năm, nhiệt độ trên cả nước đều phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0 độ C.

“Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt độ trên thế giới và ở Việt Nam gia tăng, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

Hàng tỷ người sẽ sống trong những hỏa ngục vào năm 2070

Trong hàng ngàn năm, con người đã sống trong một “hốc khí hậu” hẹp, nơi nhiệt độ trung bình luôn lý tưởng cho xã hội phát triển, và điều kiện thuận lợi để trồng thức ăn và chăn nuôi.

Trong các phát hiện được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ hôm thứ Hai, một nhóm các nhà khảo cổ học, khí hậu học và nhà sinh thái học quốc tế tuyên bố rằng nếu phát thải khí nhà kính tiếp tục duy trì với tốc độ hiện tại, thì cho đến năm 2070 sẽ có hàng tỷ người sống trong ở những khu vực có nhiệt độ quá cao để tồn tại.

Theo nghiên cứu cho thấy, cứ sau khi nhiệt độ tăng thêm 1°C, sẽ có 1 tỷ người phải di chuyển đến vùng lạnh hơn hoặc thích nghi với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Tim Kohler, một nhà khảo cổ học tại Đại học Washington và đồng tác giả của nghiên cứu, nói rằng những phát hiện này có thể được xem là một trường hợp xấu nhất hoặc kịch bản “hoạt động như bình thường” về “những gì có thể xảy ra nếu chúng ta không thay đổi nhận thức của mình”.

Trái đất hiện đang trên đà nóng thêm 3°C vào năm 2100. Nghiên cứu cho thấy rằng vì các khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn đại dương, nhiệt độ mà con người trải qua có thể sẽ tăng khoảng 7,5°C vào năm 2070.

Đáng ngạc nhiên, các nhà khoa học cho biết, con người đã sống trong những điều kiện này trong 6.000 năm qua – điều đó bất chấp những tiến bộ công nghệ gần đây như điều hòa không khí đã cho phép chúng ta vượt qua ranh giới này.

Hàng trăm triệu người phải di cư

Trong số những nơi nóng nhất trên Trái đất là khu vực Sahara của Châu Phi, với nhiệt độ trung bình hàng năm trên 29°C. Những khu vực có điều kiện khắc nghiệt như vậy chiếm 0,8% diện tích đất của Trái đất.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng những khu vực có nhiệt độ cực đoan đó dự kiến sẽ lan đến 19% bề mặt Trái đất, ảnh hưởng đến 3,5 tỷ người vào năm 2070.

“Các khu vực chịu ảnh hưởng bao gồm vùng châu Phi cận Sahara, Nam Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á, Bán đảo Ả Rập và Úc – những khu vực có dân số phát triển nhanh”, Chi Xu, từ Đại học Nam Kinh, và đồng khác đồng tác giả của báo cáo, cho biết. “Những quốc gia này chủ yếu ở phía nam bán cầu, với tốc độ tăng dân số nhanh nhất, như Ấn Độ và Nigeria”.

Nghiên cứu dự đoán 3,5 tỷ người di cư sẽ vượt xa ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong đó cho thấy 143 triệu người trên khắp Nam Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh có nguy cơ phải di cư.

Đó là một cảnh báo nghiêm trọng về những gì có thể xảy ra nếu cuộc khủng hoảng khí hậu không được kiểm soát.

Hy vọng gì cho nhân loại?

Khi hành tinh của chúng ta nóng lên nhanh chóng do khí thải tăng, nhiệt độ mà một người bình thường trải qua được dự báo sẽ thay đổi nhiều hơn trong những thập kỷ tới so với hơn 6.000 năm qua, nghiên cứu cho thấy.

Nhưng vẫn còn hy vọng cho nhân loại. Các nhà khoa học cho biết bằng cách giảm nhanh chóng và đáng kể lượng khí thải carbon toàn cầu, số người sống trong cảnh nóng bức tàn khốc có thể giảm một nửa.

Các tác giả giải thích rằng có một số điểm không chắc chắn về việc khủng hoảng khí hậu sẽ thúc đẩy quá trình di cư như thế nào hay ở mức độ nào, và cho biết nghiên cứu không thể được sử dụng như một dự đoán về di cư.

Các số liệu cũng dựa trên các dự báo tồi tệ nhất và có những câu hỏi về các hành động để giảm thiểu chống biến đổi khí hậu, bao gồm “biến động chính trị, thay đổi thể chế và điều kiện kinh tế xã hội” có thể ảnh hưởng đến những kết quả này.

“Kịch bản tồi tệ nhất có thể tránh được phần lớn nếu cắt giảm hiệu quả khí thải nhà kính”, nhà nghiên cứu Chi Xu nói. “Nhiều biện pháp giảm thiểu khí hậu hiệu quả và thích ứng cục bộ sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với xã hội loài người”.

Theo MOITRUONG.COM.VN

Tags: