Lưu Cầu – vương quốc bị lãng quên ngoài khơi Nhật Bản

Lưu Cầu không có nhiều đất đai. Bù lại, nằm ở tuyến đường biến từ Nhật xuống các nước phía Nam nên vương quốc này đóng vai trò quan trọng như một cảng trung chuyển.

Lưu Cầu – vương quốc bị lãng quên ngoài khơi Nhật Bản

Lâu đài Shuri ở Naha, Okinawa, cung điện hoàng gia của vương quốc Lưu Cầu.

Ryukyu – Lưu Cầu – là một quốc gia nằm trên quần đảo Okinawa Nhật Bản. Đây là nơi đã xuất hiện nhà nước từ rất lâu với các triều mang tính huyền thoại là Tenson và Shunten nối tiếp nhau vào khoảng từ thế kỉ 9-10.

Một thời gian sau khi triều Shunten kết thúc thì trên các đảo của Lưu Cầu, tầng lớp trên của bộ lạc và xã hội là các quý tộc, tù trưởng gọi chung là Anji Án tư bắt đầu hợp nhau, lại thành ba vương quốc cùng nằm trên đảo Okinawa là Nanzan Nam Sơn ở phía nam với thủ đô tại Osato Gukusu Bắc Sơn Hokuzan ở Nakijin và Chuzan Trung Sơn ở Urasoe từ năm 1322 tới 1429.

Trong ba nước thì Hokuzan Bắc Sơn là to nhất nhưng lại nhiều đất mà thưa dân trong khi Nam Sơn Nanzan thì cũng đông thương thuyền tuy rằng không bằng Chuzan Trung Sơn của triều Bunei. Một lãnh chúa sau đó lật đổ triều Bunei của Trung Sơn rồi lần lượt tiêu diệt địch thủ với kẻ thù tuy lớn mà yếu là Bắc Sơn vào năm 1419 rồi 10 năm sau 1429 tới lượt Nanzan Nam Sơn cũng bị diệt nốt và mở ra một vương quốc Lưu Cầu được biết đến trong lịch sử và tồn tại mãi tới khi bị sát nhập vào Nhật năm 1873.

Lưu Cầu với kinh đô ở Shuri là một quốc đảo nên không có nhiều đất đai. Họ hầu như chỉ bành trướng sang tới các quần đảo xung quanh như Nansei. Nhưng bù lại, do địa thế nằm trên tuyến đường biển từ Nhật Bản xuống các nước phía Nam nên vương quốc này đóng vai trò quan trọng như một cảng trung chuyển. Ngoài ra người Lưu Cầu cũng có hạm đội thương thuyền rải đi khắp nơi để mua bán sản vật dù vương quốc này không có nhiều đặc sản địa phương để bán trừ ngựa và lưu huỳnh – những thứ rất cần trong thời buổi loạn lạc .

Tuy nhiên tình thế của thương nghiệp bấy giờ tuy phát đạt nhưng lại bấp bệnh do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi các quốc gia thương mại phía Nam dương, như Malacca, Majapahit nhanh chóng bị thực dân phương Tây đánh diệt trong khi các nước còn lại trong vùng lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng từ thế kỉ 17 -18 cũng như việc một số chính quyền nhà nước trong vùng mang nặng tư tưởng hủ Nho của Trung quốc với “sĩ nông công thương” – trọng nông khinh thương dù rằng quý trọng nông dân mà nông dân vẫn nghèo trong khi khinh ghét thương nhân mà thương nhân lại giàu khiến cho việc buôn bán ở phương Đông dần đi vào tàn lụi mà các quốc gia thịnh vượng vì nền thương nghiệp ấy như Lưu Cầu cũng nhanh chóng suy yếu theo. Chưa kể do vị trí đắc địa nên dẫn tới lòng tham từ những kẻ hàng xóm muốn nắm độc quyền thương mại mà kẻ có dã tâm nhất chính là Nhật Bản.

Năm 1609, phiên Satsuma đã phái binh xâm lược Lưu Cầu và vương quốc Lưu Cầu đã chiến bại buộc phải trở thành chư hầu của trước hết là phiên Satsuma rồi mới tới Shogun của dòng họ Tokugawa . dù vậy họ vẫn giữ được một chút tự chủ về ngoại giao của mình. Lưu Cầu vẫn giữ sự triều cống cho Trung Quốc dù là cả lúc đang làm chư hầu của Nhật và nó vẫn còn được xem là một nước độc lập riêng trên danh nghĩa.

Khi Mạc phủ Tokugawa kết thúc trong cuộc duy Tân Minh trị 1866 -1869 cùng với sự kiện Bản tịch Phụng hoàn khi các lãnh chúa daimyo trên khắp nước Nhật đồng loạt sát nhập các phiên han lâu đời của mình vào chính quyền Minh trị non trẻ để thành các huyện ken thì vận mệnh vương quốc Lưu Cầu cũng tới hồi kết khi nhật hoàng Minh Trị đã biến nơi này thành tỉnh Okinawa thuộc Nhật Bản với việc cho vua cuối cùng giữ tước vị Hầu tước vốn thuộc về tầng lớp hoa tộc Kazoku (các tầng lớp quý tộc cũ gồm các Daimyo được cải cách lại sau cuộc duy tân Minh Trị. Vương quốc Lưu Cầu chấm dứt tồn tại

Theo LỊCH SỬ CÓ GÌ HAY

Tags: