Lịch sử là môn tự chọn: Bài học nhãn tiền từ Hàn Quốc

 Từ năm 2005, Hàn Quốc cho phép các môn khoa học xã hội trong khối phổ thông là môn tự chọn và hệ lụy là tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần đều theo thời gian. Và kéo theo đó là hệ lụy về một thế hệ trẻ không biết lịch sử…

Liệu học sinh sẽ đăng ký học nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn?

Mới đây Bộ Giáo dục mới công bố Lịch sử là môn tự chọn. Tôi thấy có nhiều ý kiến trái chiều nên muốn nếu quan điểm của mình về vấn đề này.

Lịch sử không thể là môn tự chọn được. Số lượng người học chọn môn Lịch sử sẽ rất ít vì nội dung khô khan, ít ứng dụng thực tế.

Bài học của Hàn Quốc vẫn còn đó. Từ năm 2005, Hàn Quốc cho phép các môn khoa học xã hội trong khối phổ thông là môn tự chọn và hệ lụy là tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần đều theo thời gian. Và kéo theo đó là hệ lụy về một thế hệ trẻ không biết lịch sử, không biết gì về tướng Lý Thuấn Thuần – vị tướng nổi danh nhất lịch sử dân tộc.

Năm 2013, Bộ Công an và An ninh Hàn Quốc công bố số liệu khảo sát giật mình rằng, có tới 52% học sinh Hàn Quốc không biết ngày nổ ra và kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Đó là con số cay đắng sau khi Hàn Quốc đã biến Lịch sử trở thành môn “tự chọn”.

Một tờ báo Hàn Quốc bình luận: “Lịch sử đã bị lãng quên, cần được giáo dục đúng mức”. Năm 2013, bài báo: “Lịch sử là môn học bắt buộc, không phải tùy chọn” của bởi giáo sư Kim Bo Rin, Đại Học Quốc Gia Chungbuk, đăng trên Chosun đã gây chấn động Hàn Quốc.

Cuối cùng, Hàn Quốc đưa lịch sử trở lại giáo dục bắt buộc vào năm 2017.

Dân tộc ta có lịch sử hào hùng, suốt nghìn năm qua biết bao nhiêu anh hùng dân tộc đã ngã xuống, biết bao nhiêu chiến thắng của dân tộc ta với kẻ thù ngoại xâm. Không thể để những trang sử hào hùng rơi vào quên lãng.

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Tại buổi họp giao ban báo chí ngày 19/4/2022, giải thích vì sao môn Lịch sử là môn tự chọn trong Chương trình GDPT cấp THPT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng, ban hành Chương trình GDPT năm 2018 theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong sự sắp xếp, cân đối thời gian, thời lượng, nội dung cho từng môn học, môn Lịch sử được bố trí dạy như sau:

Ở cấp học THCS – giai đoạn giáo dục cơ bản, nội dung Chương trình phân môn Lịch sử được bố trí dạy ở tất cả các lớp. Nội dung Chương trình phổ thông phân môn Lịch sử trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp THCS tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện.

Ở cấp THPT – giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Ở giai đoạn này học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh nào chọn tổ hợp xã hội có môn Lịch sử. Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội có môn Lịch sử…

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, với cách bố trí như vậy môn Lịch sử đảm bảo đáp ứng được vai trò giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông.

Theo DÂN TRÍ 

Theo VŨ HỒNG ĐĂNG / VNEXPRESS

Tags: ,